Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong lúc Đô tổng quản Quách Quì mang đại quân trên đường di chuyển xuống phương nam, Vua Tống sai Phó tổng quản Triệu Tiết chỉ huy đạo quân tiên phong làm cuộc hành quân mở đường tại vùng đất Trung Quốc giáp giới nước Đại Việt. Cuộc hành quân này rất cần thiết, vì đại quân chọn Vĩnh Bình [Bằng Tường] làm hậu cứ, thuyền chở lương thảo tích trử tại nơi này, nên cần phải giữ an ninh. Hơn nữa lúc quân ta sang đánh Trung Quốc, trưng bản Lộ Bố đã kích chính sách bảo giáp, trợ dịch, bóc lột kềm kẹp dân; nên được dân chúng khe động tại Tả Giang, Hữu Giang hưởng ứng; bởi vậy lúc quân ta rút lui, dân chúng tại vùng này cũng chưa chịu ngã theo Trung Quốc. Để đối phó lại, Vua Tống chủ trương một mặt đưa lợi lộc ra nhử, một mặt cho cầm đao đánh giết: Continue reading “Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược”

Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước khi thành Ung [Nam Ninh] thất thủ, nhà Tống đã chuẩn bị phục thù; chủ trương xâm lăng Đại Việt. Tiến trình chuẩn bị ngót một năm trời, sự việc khá phức tạp; để tiện tìm hiểu, có thể chia ra thành các tiểu mục: chỉ huy, thành phần lực lượng, lương thảo vận chuyển, cùng các khó khăn khác.

Chỉ huy

Khởi thủy lúc Vua Tống sai Triệu Tiết làm Đô tổng quản toàn quân, Hoạn quan Lý Hiến làm Phó tổng quản, Yên Đạt thống suất kỵ binh, Tể tướng Vương An Thạch đích thân soạn chiếu thư. An Thạch rất căm giận quân Đại Việt trưng bản Lộ Bố[1] đả kích chính sách cải cách của ông ta; nên dùng mưu thâm cố tình đem lời chia rẽ Vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt: Continue reading “Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran nghi ngờ

Đế chế nghe lén khổng lồ của NSA trong nhiều năm được tổ chức xoay quanh ba mục tiêu địa lý chủ yếu, theo mã alphabet: A cho Liên Xô, B cho châu Á, và G cho phần còn lại.

Đầu những năm 1980, hơn một nửa tin tình báo của nhóm G được gửi về từ thiết bị của Crypto, trở thành điểm tựa của các quan chức Mỹ hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Năm 1978, khi các lãnh đạo của Ai Cập, Israel, và Hoa Kỳ gặp nhau ở Trại David bàn luận về một thỏa thuận hòa bình, NSA đã bí mật theo dõi giao tiếp giữa Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và thủ đô Cairo. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)”

Vua Lý Nhân Tông phạt Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Cuộc chiến Lý Tống chính thức mở màn vào tháng 10 năm 1075. Theo sử Trung Quốc, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên, Tổng chỉ huy cuộc chiến là Lý Thượng Cát, có lẽ họ ghi lại theo âm Việt, nên chép sai tên Lý Thường Kiệt.  Căn cứ vào tờ chiếu Vua Tống truy tặng quan chức Chỉ huy các châu, động, thuộc hai lộ Quảng Tây và Quảng Đông tử trận, thấy được tổng quát chiến lược của Lý Thường Kiệt: ông cho mở hai mặt trận từ hai phía tây và đông, rồi đánh kẹp vào thành Ung [Nam Ninh], khiến viên Tri Ung châu Tô Giam phải đơn độc chịu trận.

Về phía tây, chiến trận chính thức mở màn vào tháng 10/1075, tại động Cổ Vạn, vị trí ở vùng hạ lưu sông Tả Giang, cách thành Ung châu [Nam Ninh] khoảng 20 km. Về phía tây nam: Continue reading “Vua Lý Nhân Tông phạt Tống”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch “chống tiếp cận”

Chương trình tinh vi, phức tạp này khởi nguồn từ nhu cầu có một thiết bị mã hóa đơn giản nhưng gọn nhẹ của quân đội Mỹ.

Boris Hagelin, nhà sáng lập Crypto, là một doanh nhân và nhà phát minh sinh ở Nga, nhưng chạy đến Thụy Điển sau khi phe Bolshevik nắm quyền. Ông di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ khi phát xít Đức chiếm Na-uy vào năm 1940.

Người đàn ông này mang theo mình một chiếc máy mã hóa trông giống một hộp nhạc được gia cố, với một lắp quay tay đóng chắc bên hông cùng các cấu trúc và chong chóng kim loại đặt dưới vỏ hộp kim loại cứng. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một báo cáo gây chấn động làng tình báo thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ, các chính phủ khắp thế giới tin tưởng trao toàn bộ những giao tiếp bí mật về ngoại giao, quân đội, và tình báo vào tay đúng một công ty duy nhất.

Công ty ấy, Crypto AG, ra đời với bản hợp đồng xây dựng các máy tạo mã cho quân đội Mỹ hồi Thế chiến II. Thu được nhiều tiền mặt, họ trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa thống trị suốt nhiều thập niên, dẫn đầu làn sóng công nghệ từ các thiết bị cơ học cho đến vi mạch điện tử, và cuối cùng, là chip bán dẫn và phần mềm máy tính. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)”

Lý Nhân Tông chuẩn bị đánh Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thời Vua Nhân Tông nước Đại Việt chủ trương đối phó với nhà Tống từ mềm dẻo đến cứng rắn, khởi đầu duy trì bang giao rồi chuyển sang chiến tranh. Khi Vua  lên ngôi được 1 năm [1072], Vua Tống phong tước Giao Chỉ quận vương:

Lý Nhân Tông năm Thái Ninh thứ 2 [1073] Nhà Tống phong Vua tước Giao Chỉ Quận Vương.Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Năm sau  nhà vua sai Sứ sang Trung Quốc tiến cống:

Trường Biên, quyển 243. Tống Thần Tông ngày Giáp Tý tháng 3 năm Hy Ninh thứ 6  [30/4/1073], Lý Càn Đức [Vua Lý Nhân Tông] đất Giao Châu sai Sứ cống sản vật địa phương.” Continue reading “Lý Nhân Tông chuẩn bị đánh Tống”

Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thái Ninh:1072-1075; Anh Vũ Chiêu Thắng:1076-1084; Quảng Hựu:1085-1091; Hội Phong: 1092-1110; Long Phù:1001-1109; Hội Tường Đại Khánh 1110-1119; Thiên Phù Duệ Vũ 1120-1126; Thiên Phù Khánh Thọ:1127.

Khác với 3 vị Vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông tiền nhiệm, nắm chính quyền lúc trưởng thành; Vua Nhân Tông lên ngôi lúc 7 tuổi, nên địa vị bà mẹ đẻ Linh Nhân Thái hậu lúc bấy giờ rất quan trọng. Thời con gái, Thái hậu gặp Vua Thánh Tông trong khung cảnh thơ mộng, bên khóm lan, nên được đặt tên là Ỷ Lan Phu nhân. Buổi gặp gỡ mang dấu ấn đặm đà trong lòng Vua; nên làng Thổ Lỗi quê Thái Hậu, nguyên chỉ là một làng tầm thường như tất cả các làng khác tại Bắc Ninh; được Vua đổi thành làng Siêu Loại. Ở địa vị được sủng ái, lúc Vua mất, con trai nối ngôi còn nhỏ tuổi; ắt phải có nhiều người xu phụ xui dục nắm quyền lực; Thái hậu nghe lời bèn xui Vua ban lệnh giết Thái hậu chính cung họ Dương, cùng cung nhân tùy tùng: Continue reading “Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (nhiệm kỳ 2014-2018) đã có 7 năm đảm nhiệm vị trí trưởng SOM (Senior Oficial Meeting – Quan chức Cao cấp) ASEAN, cũng là thời gian dài nhất với một Trưởng SOM Việt Nam. Với ông, ASEAN như là cái “nghiệp” bởi khi ông gắn bó với ASEAN cũng đúng vào thời điểm tổ chức này có những bước ngoặt chuyển mình rõ rệt, và có nhiều dấu ấn của Việt Nam với vai trò Chủ  tịch ASEAN và điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Người ta có thể nhớ đến ông với nhiều danh xưng, gắn với các vị trí mà ông đảm nhiệm, nhưng nhiều phóng viên vẫn có thói quen gọi ông, hoặc như ông tự nhận rất vinh dự được gọi là ông Vinh “SOM”.

Nhân dịp Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những hồi ức của Đại sứ Phạm Quang Vinh về quãng thời gian ông tham gia và làm việc trực tiếp tại tổ chức này cũng như dấu ấn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Continue reading “Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh”

Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc giao thiệp với Trung Quốc đã trình bày ở chương trước, riêng chương này đề cập đến các lân bang về phía tây và nam. Về phía nam, nước Chân Lạp sát nách với Chiêm Thành cho người đến cống:

Mùa xuân, tháng giêng ,Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình năm thứ 3 [1056]. nước Chân Lạp sang cống.” Toàn Thư,[1] Bản Kỷ, quyển 3.

Tại miền đông nam xa xôi, có lái buôn Trảo Oa [ Java thuộc nước Indonesia], ghé đến dâng ngọc: Continue reading “Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông”

Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Long Thụy Thái Bình: 1054-1058; Chương Thánh Gia Khánh:1059-1065; Long Chương Thiên Tự:1066-1067; Thiên Huống Bảo Tượng :1068; Thần Vũ:1069-1071.

Dân ta ghét những triều đại ác với dân; riêng vua Lý Thánh Tông có lòng thương dân, ngay cả với người tù tội; nhưng cương quyết với ngoại bang, nên được nhớ ơn đời đời. Nhà Vua lên ngôi Hoàng đế vào tuổi trung niên [31 tuổi], trước đó từng xông pha trận mạc, sống gần với dân, nên tỏ ra dày kinh nghiệm, lịch lãm, chửng chạc. Lúc vua Thái Tông mất, bèn cho đem kỷ vật của Vua cha biếu tặng nhà Tống; nên được Vua Tống nể trọng sai sứ sang điếu tế, và phong cho nhà Vua tước Quận vương: Continue reading “Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trí Cao thua trận sau cùng

Trước tình hình đạo quân Nùng Trí Cao liên tục chiến thắng; nội bộ triều Tống chia làm 2 phe: chủ hòa, và chủ chiến. Phe chủ hòa muốn nhường cho Trí Cao 7 châu tại Quảng Tây, mong rằng sau khi nhận được quan chức, y sẽ tỏ ra hòa hoãn. Phái chủ chiến cho rằng y sẵn có tham vọng nên “được voi đòi tiên”; nếu nhượng bộ vài châu, thế lực mạnh hơn y sẽ tiếp tục ôm mộng xâm lăng, để nuốt chửng Trung Quốc. Triều đình nhận định cách phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công, bèn chọn tướng ra quân, dùng Địch Thanh làm chủ soái, lại theo lời khuyên bãi viên Hoạn quan phụ tá cho Thanh: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P4)”

Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông

Lời giới thiệu: Trong sự kiện tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu liên quan xâm phạm phi pháp các vùng biển của Việt Nam trong thời gian từ ngày 02/07/2019 đến ngày 24/10/2019, Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn đã gửi hai thư ngỏ tới Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc Hoàng Tiến (Huang Jin) để phản đối các vi phạm của Trung Quốc cũng như trao đổi về các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Bức thư đầu tiên đề ngày 24/08/2019, bức thư thứ hai đề ngày 29/10/2019, trong đó bức thư thứ hai là nhằm hồi đáp một thư ngỏ phản hồi từ Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc đề ngày 19/09/2019. Nhận thấy đây là một tài liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về sự kiện trên cũng như tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ba bức thư trên để bạn đọc tham khảo. Continue reading “Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Khởi đầu đạo quân Nùng Trí Cao toàn thắng trong cuộc trường chinh từ Hoành Sơn [Ung Châu], xuôi hạ lưu các sông Hữu Giang, Uất, Tây Giang, Châu Giang; cuối cùng bị khựng lại tại thành Quảng Châu. Trên đường trở về thành Ung [Nam Ninh] bị quân Tô Giam dùng chướng ngại vật chặn tại Biên Độ Võng phải ngược sông Bắc Giang. Quả thực Trí Cao đúng như ý nghĩa tên gọi, trí óc vượt người thường, từ thế bị động chuyển sang chủ động; trên thuyền ra lệnh ca hát vui mừng, rồi tiếp tục tấn công các châu, huyện; từ Thanh Viễn [Quingyuan], ngược Thiều Châu [Shaoguan], theo sông nhỏ hướng tây sang Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây]; gây tổn thất lớn cho quân dân nhà Tống: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P3)”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đạo quân của Trí Cao tiến rất nhanh, tuy có người báo trước nhưng viên quan giữ thành Quảng Châu vẫn không tin đó là sự thực. Đến lúc giặc đến gần chân thành, mới cho dân vào lánh nạn, nên xảy ra cảnh dẫm đạp nhau tại cổng thành có nhiều người chết:

“Trường Biên, quyển 172, ngày Bính Dần [21/6/1052], Nùng Trí Cao bắt đầu vây Quảng Châu. Trước đó 2 ngày, có người đến cáo cấp, Tri châu Trọng Giản cho là dối, bắt bỏ tù; rồi hạ lệnh:

Ai nói sàm giặc đến sẽ bị chém.’

Ví lý do đó nên dân không được chuẩn bị. Lúc giặc đến, mới ra lệnh vào thành; dân tranh nhau, dùng tiền của hối lộ để được vào cửa nhanh, đạp chết rất nhiều; số còn lại theo giặc, khiến thế giặc trở nên mạnh hơn.”[1] Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P2)”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Cuộc trường chinh từ Ung Châu đến Quảng Châu

Năm 1048 Nùng Trí Cao giao tranh với quân nhà Lý bất lợi, bèn xin hàng để củng cố nội bộ; rồi quay sang gây hấn với Trung Quốc. Cuộc chiến tuy châm ngòi vào năm 1049, nhưng sau đó tạm hòa; để rồi bùng nổ khốc liệt trong năm 1052. Trong vòng 1 năm, đạo quân bách chiến bách thắng của Nùng Trí Cao lần lượt chiếm từng thành từ Ung Châu [Nam Ninh] đến Quảng Châu; rồi lại quay trở về Ung Châu, cuối cùng bị tiêu diệt bởi kỵ binh của Địch Thanh tại Qui Nhân Phố. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên của Lý Đào chép về cuộc chiến khởi sự như sau: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P1)”

Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này là một nỗ lực nhìn lại một số các vấn đề lịch sử liên quan đến Nhà nước Lâm Ấp, một chính thể thường được xem là tiền thân của vương quốc Champa sau này. Trong đó tác giả gợi ý về việc nhìn nhận lại toàn bộ các nguồn sử liệu liên quan đến Lâm Ấp hay lịch sử Champa buổi ban đầu, từ đó “định dạng” lại toàn bộ các cứ liệu hiện có về Lâm Ấp. Qua đây, tác giả gợi ý một số cách nhìn khác về nước Lâm Ấp từ các vấn đề niên đại, vị trí ban đầu và tính kể thừa di sản lịch sử của Lâm Ấp hay vai trò của chính thể này trong việc hình thành vương quốc Champa và đóng góp của nó vào việc hình thành Nhà nước sớm trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ dưới quan điểm sử học toàn cầu. Continue reading “Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử”

Ngoại giao và kinh tế dưới triều Lý Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngược dòng thời gian, hãy bàn sang lãnh vực ngoại giao giữa hai nước Trung Việt. Tục Tư Trị Trường Biên chép rằng sau khi Vua Lý Thái Tổ mất, nhà Tống lập tức điều quân xuống tỉnh Quảng Tây để phòng lúc hữu sự:

Trường Biên, quyển 106. Tống Nhân Tông năm Thiên Thánh thứ 6 [1028]

Ngày Ky Mão tháng 6 [10/7/1028], Quảng Tây Chuyển vận ty báo Tĩnh hải tiết độ sứ đồng bình chương sự An Nam đô hộ Nam bình vương Lý Công Uẩn mất, các con giành ngôi; xin tăng phòng binh tại 3 châu Ung, Khâm, Quảng. Chiếu ra lệnh Tuần kiểm, Đô giám tại các châu Quế, Nghi,[1] mang quân đến biên giới chặn phòng, đến lúc yên định được trở về.”[2]

Sau khi thấy tình hình nước ta ổn định bèn sai sứ sang phong vua Lý Thái Tông tước Quận vương: Continue reading “Ngoại giao và kinh tế dưới triều Lý Thái Tông”