Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả?

2015-10-10-1

Nguồn: “Why is purple considered the color of royalty?”, History.com (truy cập ngày 10/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Màu tím đã gắn liền với nhiều bậc quân vương từ thời kỳ cổ đại, khi đó màu này được quý trọng vì có sắc đậm và thường được dành riêng cho giới tinh hoa. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím[1]”. Continue reading “Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả?”

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

2014-01_cartoon

Nguồn: George Packer, “The Populists”, The New Yorker, 07/09/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ 

Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:

Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.

Ông Watson đang nói đến những người Ý, Ba Lan, Do thái, và những người di dân châu Âu khác đang đổ vào nước Mỹ lúc đó. Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ”

Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới

Global_Innovation_iStock_000023208860Small

Nguồn: Dani Rodrik, “From Welfare State to Innovation State”, Project Syndicate, 14/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một viễn cảnh ảm đạm đang ám ảnh nền kinh tế thế giới – viễn cảnh công nghệ tước đi công ăn việc làm. Cách giải quyết những thách thức này định hình vận mệnh của các nền kinh tế thị trường trên thế giới và các chính thể dân chủ theo đúng như cách thức mà phản ứng của Châu Âu trước sự gia tăng của phong trào xã hội chủ nghĩa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã định hình tiến trình lịch sử sau đó.

Khi tầng lớp lao động công nghiệp mới bắt đầu có tổ chức, các chính phủ đã ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cách mạng từ dưới lên, điều mà Karl Marx tiên đoán, bằng việc mở rộng các quyền xã hội và chính trị, điều tiết các thị trường, và xây dựng nên các nhà nước phúc lợi nhằm cung cấp các khoản trợ cấp quy mô lớn và bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm thiểu tình trạng thất thường của nền kinh tế vĩ mô. Thực tế là họ đã tái cơ cấu hệ thống kinh tế tư bản để làm cho nền kinh tế mang lại lợi ích cho mọi thành phần và trao cho những người công nhân một phần lợi ích trong hệ thống. Continue reading “Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới”

Chén Thánh là gì?

2015-10-05-1

Nguồn: “What is the Holy Grail?”, History.com (truy cập ngày 5/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Từ truyền thuyết về các hiệp sĩ trung cổ cho đến dòng phim Indiana Jones, suốt hàng trăm năm Chén Thánh đã là bảo vật Thiên Chúa Giáo được săn tìm nhiều nhất trong văn hóa đại chúng. Chén Thánh thường được coi là chiếc ly chúa Jesus đã dùng để uống trong Bữa Tối Cuối Cùng, và cũng là chiếc ly mà Joseph xứ Arimathea đã dùng để hứng máu của Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Do tầm quan trọng của việc chúa Jesus bị đóng đinh và bí tích thánh thể trong Thiên Chúa Giáo, săn tìm Chén Thánh đã trở thành nhiệm vụ tìm kiếm linh thiêng nhất vì nó được coi là biểu hiện của sự gắn bó với Thiên Chúa. Continue reading “Chén Thánh là gì?”

Các Hiệp Sĩ dòng Đền là ai?

2015-10-04-1

Nguồn: “Who were the Knight Templars?”, History.com (truy cập ngày 4/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Sau khi các chiến binh Công Giáo chiếm được thành Jerusalem trong cuộc Thập Tự Chinh thứ Nhất (1095 – 1099), nhiều nhóm người hành hương từ khắp Tây Âu đã bắt đầu tới thăm vùng Đất Thánh. Khoảng năm 1118, một hiệp sĩ người Pháp có tên là Hugues de Payens đã thành lập một đạo quân với mục đích bảo vệ những người hành hương đó với tên gọi Đoàn Hiệp sĩ nghèo của Vua Solomon (sau đó đổi tên thành đoàn Hiệp sĩ dòng Đền). Năm 1129, đoàn hiệp sĩ được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận, và đã chiêu mộ được quân lính mới và nhận được những khoản quyên tặng hào phóng từ khắp châu Âu. Nổi tiếng vì quy cách hành xử khắc khổ và trang phục nổi bật (áo trắng thêu hình thập tự đỏ), đoàn Hiệp sĩ dòng Đền đã lập ra nhiều chi hội trên khắp Tây Âu. Continue reading “Các Hiệp Sĩ dòng Đền là ai?”

Tranh chấp Anh – Argentina về quần đảo Falklands

120203012129-falkland-islands-map-story-top

Nguồn:How competing claims to the Falklands/Malvinas compare“, The Economist, 15/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một trong những nhà lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên chúc mừng Jeremy Corbyn về việc ông được bầu làm lãnh đạo Công Đảng của Anh vào ngày 12 tháng 9 là Cristina Fernandez de Kirchner. Bà tổng thống của Argentina đã đăng lời chúc mừng ông Corbyn trên tài khoản Twitter của Chính phủ như sau: “một người bạn lớn của khu vực Mỹ Latinh, người đã chia sẻ, trong tình đoàn kết, đòi hỏi của chúng tôi về quyền bình đẳng và chủ quyền chính trị”. Ở đây bà Tổng thống muốn ám chỉ đến tranh chấp chủ quyền lâu đời giữa Anh Quốc và Argentina đối với Quần đảo Falkands, hay còn gọi là Malvinas theo cách gọi của người Tây Ban Nha, nằm cách bờ Đông của Nam Mỹ khoảng 480 km. Cả Anh Quốc và Argentina đều tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo này. Thật bất thường đối với một chính khách Anh Quốc khi ông Corbyn lập luận rằng quần đảo này nên được quản lý chung bởi hai nước. Như vậy, tuyên bố chủ quyền của hai quốc gia này có gì khác và giống nhau? Continue reading “Tranh chấp Anh – Argentina về quần đảo Falklands”

Bức điện Zimmermann là gì?

2015-10-03

Nguồn: “What was the Zimmermann Telegram?”, History.com (truy cập ngày 3/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Phần lớn các nhà sử học đều cho rằng tính đến đầu năm 1917 việc Mỹ tham gia vào Thế Chiến I là không thể tránh khỏi, nhưng việc đi đến quyết định tham chiến rõ ràng đã bị đẩy nhanh bởi một bức thư nổi tiếng của ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1917, các chuyên gia giải mật mã của Anh đã chặn được một bức điện mật của Zimmermann gửi cho Heinrich von Eckardt, đại sứ Đức ở Mexico. Bức thư truyền cho đại sứ Eckardt một số chỉ thị mà ngày nay đã trở nên nổi tiếng: nếu nước Mỹ trung lập tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh. Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ, và đổi lại Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất ở Texas, New Mexico và Arizona”. Ngoài ra, von Eckardt còn được dặn phải dùng Mexico làm trung gian để lôi kéo Đế quốc Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến của Đức. Continue reading “Bức điện Zimmermann là gì?”

Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức

migrant-boy-with-german

Nguồn: Dominique Moisi, “The Roots of German Openness”, Project Syndicate, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Đức, Đức,” hàng nghìn người tị nạn, đối mặt với sự thiếu thiện chí không kiêng dè của các cơ quan chính quyền Hungary, đã hò hét như vậy ngay trước ga đường sắt Keleti của thủ đô Budapest. Họ đang mơ về nước Đức – không phải bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác mà cụ thể là nước Đức – như cách mà hơn một thế kỷ trước đây những người nghèo châu Âu trốn chạy sự đau khổ – và trong một vài trường hợp là trốn chạy các cuộc tàn sát – mơ về nước Mỹ.

Điều này thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ so với quá khứ. Thật là một sự tương phản rõ ràng giữa bức ảnh chụp gần 80 năm trước tại khu ổ chuột Vác-sa-va, trong đó có một cậu bé người Do Thái với đôi tay giơ cao ​​và đôi mắt sợ hãi, và một bức ảnh được chụp cách đây vài ngày tại Munich có hình một cậu bé tị nạn mỉm cười, đầu được bảo vệ bằng một chiếc mũ cảnh sát. Với cậu bé đầu tiên, Đức nghĩa là một cái chết chắc chắn; còn đối với cậu bé thứ hai, nước Đức đem lại hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Continue reading “Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”

Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)

hith-cuban-missile-crisis

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10 năm 1962 trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tên lửa là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm. Cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch này, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai siêu cường thế giới lúc bấy giờ khi chính quyền John F. Kennedy sau đó đã tìm kiếm các hành động trả đũa quyết liệt. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ phát hiện ra tên lửa Liên Xô có mặt tại Cuba sau khi chúng được triển khai, trước đó người Mỹ luôn tin tưởng rằng lãnh đạo Liên Xô sẽ không đem các loại vũ khí này vào Tây bán cầu. Washington như bị giáng một đòn mạnh vì cho rằng an ninh nước Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng và đây là hành động thách thức của khối xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Continue reading “Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)”

Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?

2015-10-01

Nguồn: “Why do we vote on a Tuesday in November?”, History.com (truy cập ngày 1/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại được tổ chức vào ngày thứ Ba? Câu trả lời nằm ở những người nông dân Mỹ thế kỷ 19. Người Mỹ bắt đầu có thông lệ đi bầu cử vào một ngày làm việc trong tuần (chứ không phải ngày cuối tuần) từ năm 1845, khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật liên bang chỉ định ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 là Ngày Bầu cử. Trước đó, các tiểu bang được phép tổ chức bầu cử vào bất kỳ lúc nào họ muốn trong vòng 34 ngày kể từ ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, nhưng cách làm này có một số khiếm khuyết nghiêm trọng. Continue reading “Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)

stalin_mao

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)”

Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?

GettyImages-464435747

Nguồn:What was the Colossus of Rhodes?“, History.com, 25/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, tượng Thần mặt trời thành Rhodes (Colossus of Rhodes) là tượng một người đàn ông khổng lồ được xây dựng khoảng năm 280 TCN trên đảo Rhodes của Hy Lạp. Nhiều điều về di tích này vẫn còn nằm trong bí ẩn vì nó đã bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 226 TCN. Tuy nhiên, các tài liệu cổ đại cho rằng bức tượng đã được xây dựng để tôn vinh thần mặt trời Helios và để kỷ niệm cuộc phòng thủ thành công của người dân Rhodes trước cuộc bao vây bởi lãnh đạo xứ Macedonia là Demetrius Poliorcetes vào năm 305 TCN. Truyền thuyết kể rằng người dân Rhodes bán các đồ đạc, thiết bị bỏ lại phía sau bởi binh lính Macedonia để có tiền xây dựng bức tượng này. Continue reading “Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?”

Tranh cãi về các mô hình trong kinh tế học

Spreadsheet

Nguồn: Dani Rodrik, “Economists vs. Economics”, Project Syndicate, 10/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuối thế kỷ 19, khi ngành kinh tế học ngày càng sử dụng nhiều toán học và thống kê hơn, đưa ra những tuyên bố rằng nó là một ngành khoa học, thì những người làm nghề đã bị cáo buộc hàng loạt tội danh. Các cáo buộc, bao gồm sự kiêu căng, thờ ơ với những mục tiêu xã hội ngoài thu nhập, quan tâm quá mức tới những kỹ thuật chính thống, và thiếu khả năng dự đoán những diễn biến kinh tế lớn như các cuộc khủng hoảng tài chính – thường đến từ những người ngoại đạo, hoặc từ những nhóm không chính thống bên lề. Nhưng gần đây dường như đến cả những cây đa cây đề của ngành này cũng không cảm thấy hài lòng.

Paul Krugman, một người được giải thưởng Nobel đồng thời phụ trách một mục báo (trên New York Times), đã hình thành thói quen đả kích gay gắt sự ra đời của các mô hình kinh tế vĩ mô mới nhất vì bỏ qua những sự thật lâu nay dựa trên quan điểm của Keynes. Paul Romer, một trong những nhà khởi lập thuyết tăng trưởng mới, đã buộc tội một số tên tuổi hàng đầu, bao gồm người đoạt giải Nobel Robert Lucas, về những điều mà ông gọi là “toán học hóa điên rồ” (“mathiness”) – sử dụng toán học để làm rắc rối thêm thay vì làm sáng tỏ vấn đề. Continue reading “Tranh cãi về các mô hình trong kinh tế học”

Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?

2015-09-27-022

Nguồn: “What is the world’s oldest democracy?”, History.com (try cập ngày 28/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Thuật ngữ dân chủ, nghĩa là “cai trị bởi nhân dân”, được tạo nên bởi những người Hy Lạp thành Athens cổ đại để mô tả hệ thống tự trị thành bang của họ, hệ thống vốn đã đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 430 TCN dưới sự dẫn dắt của nhà hùng biện và chính trị gia lỗi lạc Pericles. Song có lẽ người Athens không phải là những người đầu tiên đi theo mô hình này (một số nơi ở Ấn Độ có truyền thống dân chủ địa phương được cho là xuất hiện từ sớm hơn thế) nhưng vì người Hy Lạp đặt ra tên gọi này, họ có thể dễ dàng tuyên bố rằng mình là nền dân chủ “đầu tiên”, mặc dù một phần lớn người dân ở Athens – đặc biệt là phụ nữ và nô lệ – không có quyền gì trong hệ thống đó. Continue reading “Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?”

Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung

1213

Nguồn: Liam C. Kelley, Beyond The Bronze Pillars, Honolulu: University of Hawiian Press, 2005, pp. 9 – 23.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Beyond The Bronze Pillars (Đi qua những cột đồng) là tên tập sách nghiên cứu do Nxb Đại học Hawaii ấn hành năm 2005. Tác giả tập sách là Liam C. Kelley, giảng viên Trường Đại học Hawaii. Không tán thành quan điểm rằng về mặt lịch sử, người Việt luôn tìm cách duy trì một bản sắc văn hóa riêng tách khỏi Trung Quốc, tác giả xem xét các bài thơ đi sứ trong các thế kỷ 16-19 và đưa ra giả thiết (nhiều khả năng gây tranh cãi) rằng trí thức Việt Nam đã cảm thấy có tồn tại hai thế giới văn hóa, riêng nhưng không bình đẳng, và ở đó, người Việt chấp nhận giữ một vai trò phụ. Continue reading “Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung”

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

20150912_blp505

Nguồn:Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn? Continue reading “Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?”

Kinh tế chính trị quốc tế (International Political Economy)

Political-Economy

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kinh tế chính trị quốc tế là môn học nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế. Nói một cách chung nhất, kinh tế có thể được hiểu là hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm và của cải, còn chính trị là tập hợp các thể chế và quy tắc mà theo đó các mối quan hệ tương tác về xã hội và kinh tế giữa các chủ thể được điều chỉnh. Đối với nhiều người khác nhau, khái niệm “kinh tế chính trị” cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Có người cho rằng kinh tế chính trị là ngành học nghiên cứu cơ sở chính trị của các hoạt động kinh tế, những cách thức mà các chính sách của chính phủ tác động đến hoạt động của thị trường. Nhiều người khác lại cho rằng trọng tâm của kinh tế chính trị là nghiên cứu các cơ sở kinh tế của các hành động chính trị, cách thức mà các lực lượng kinh tế tác động và góp phần định hình các chính sách chính trị của các chính phủ. Tuy nhiên hai cách nhìn này có thể nói không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ trợ cho nhau bởi lẽ chính trị/ nhà nước và kinh tế/ thị trường là hai chủ thể luôn có sự tương tác thường xuyên với nhau, ở cả cấp độ trong nước cũng như quốc tế. Continue reading “Kinh tế chính trị quốc tế (International Political Economy)”

Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?

climate-change

Nguồn: Bill Gates, “Who Will Suffer Most from Climate Change?”, Project Syndicate, 01/9/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách đây vài năm, Melinda và tôi có đến thăm một nhóm nông dân trồng lúa ở Bihar (Ấn Độ), một trong những vùng dễ gặp lũ lụt nhất cả nước. Tất cả họ đều rất nghèo và phụ thuộc vào lúa gạo – thứ mà họ sản xuất để nuôi sống và chu cấp cho gia đình. Khi những trận mưa kèm gió mùa đến mỗi năm, những con sông sẽ đầy nước, đe dọa làm ngập lụt những nông trại và hủy hoại mùa màng.  Tuy nhiên, họ sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho xác suất rằng trang trại của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Đó là một canh bạc mà họ thường thua cuộc. Mùa màng thất bát, họ sẽ chạy vào thành phố tìm kiếm những công việc lặt vặt để nuôi gia đình. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một năm, họ trở nên nghèo hơn lúc họ mới rời khỏi làng quê và sẵn sàng quay lại nghề nông. Continue reading “Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?”

Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?

Part-REF-TS-Par8192334-1-1-0

Nguồn: Ian Buruma, “Necessary Migrants”, Project Syndicate, 07/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật ấm lòng khi đáp xuống nước Đức, nơi các cổ động viên bóng đá giương cao biểu ngữ chào đón dòng người tị nạn từ vùng Trung Đông vốn đang bị chiến tranh tàn phá. Đối với những người tuyệt vọng và bị áp bức, những người sống sót qua chiến tranh và cướp bóc, Đức là vùng đất hứa mới.

Ngay cả những tờ báo lá cải ở Đức vốn không có xu hướng đăng những điều tốt đẹp cũng đang khuyến khích giúp đỡ người tị nạn. Trong khi các chính trị gia ở Anh và các nước khác tỏ vẻ lo lắng nhưng không có hành động thực chất nào và phân bua tại sao chỉ cần một số lượng nhỏ người Syria, Libya, Iraq hay Eritrea nhập cư có thể gây nguy hiểm rất lớn cho tổ chức xã hội của các nước này, thì “Mama Merkel” (Mẹ Merkel) đã hứa rằng Đức sẽ không từ chối bất kỳ một người tị nạn thực sự nào. Continue reading “Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?”

<\/div>","ppAdditionalControls":"