23/06/1956: Gamal Abdel Nasser được bầu làm tổng thống Ai Cập

Nguồn: Gamal Abdel Nasser elected president of Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, 99,95% cử tri Ai Cập đã bầu Gamal Abdel Nasser làm Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ai Cập. Nasser, người đã lật đổ chế độ quân chủ Ai Cập vào năm 1952, trong một cuộc đảo chính quân sự, là ứng viên tổng thống duy nhất có tên trên lá phiếu. Cũng trong lá phiếu đó, hiến pháp mới mà Nasser đề xuất, theo đó Ai Cập trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đảng, với đạo Hồi là tôn giáo chính thức, đã được 99,8% cử tri tán thành.

Gamal Abdel Nasser sinh ra ở Alexandria năm 1918. Khi còn trẻ, ông đã tham gia các cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của người Anh ở Ai Cập. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại một trường cao đẳng luật trong vài tháng, rồi chuyển đến Học viện Quân sự Hoàng gia. Năm 1938, ông tốt nghiệp với hàm thiếu úy. Trong quãng thời gian phục vụ tại Sudan trong Thế chiến II, ông đã giúp thành lập một tổ chức cách mạng bí mật, Sĩ quan Tự do (Free Officer), với mục tiêu lật đổ hoàng gia Ai Cập và đánh đuổi người Anh. Năm 1948, Nasser trở thành thiếu tá trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel đầu tiên, và bị thương khi chiến đấu. Continue reading “23/06/1956: Gamal Abdel Nasser được bầu làm tổng thống Ai Cập”

07/04/1961: JFK vận động cho việc bảo tồn các di tích lịch sử ở Ai Cập

Nguồn: JFK lobbies Congress to help save historic sites in Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã gửi một lá thư tới Quốc hội, đề nghị Mỹ tham gia vào một chiến dịch quốc tế nhằm bảo tồn các ngôi đền cổ và di tích lịch sử ở Thung lũng sông Nile của Ai Cập. Chiến dịch này do UNESCO khởi xướng, được thiết kế để cứu các địa điểm bị đe dọa bởi việc xây dựng Đập Aswan.

JFK tin rằng sự tham gia của Mỹ vào dự án sẽ phản ánh “các lợi ích của nước Mỹ,” cũng như mối quan tâm của nước này đối với nền văn hóa Ai Cập cổ đại, “nơi sản sinh ra nhiều truyền thống văn hóa của chính chúng ta,” và thể hiện “tình bạn sâu sắc đối với những người đang sinh sống trong thung lũng sông Nile.” Kennedy có sở thích cá nhân về khoa học và lịch sử; ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã đặt mục tiêu thúc đẩy chương trình học bổng Mỹ trong các lĩnh vực này. Chính quyền của ông cũng muốn phát triển quan hệ ngoại giao với các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông và Bắc Phi. Continue reading “07/04/1961: JFK vận động cho việc bảo tồn các di tích lịch sử ở Ai Cập”

07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý

Nguồn: Palestinian terrorists hijack an Italian cruise ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, bốn kẻ khủng bố người Palestine đã nhảy lên tấn công con tàu du lịch sang trọng Achille Lauro của Ý ngay sau khi nó rời Alexandria, Ai Cập. Những kẻ có vũ trang này đến từ Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PLF), nhánh khủng bố của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) do Abu Abbas đứng đầu. Các tay súng đã dễ dàng kiểm soát Achille Lauro vì trên tàu không có lực lượng an ninh.

Abbas từng chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công nhắm vào Israel và các công dân của nước này hồi đầu thập niên 1980. Ông ta nhiều lần cử người sử dụng tàu lượn và khinh khí cầu nhằm thực hiện các nhiệm vụ ném bom nhắm vào Israel, nhưng tất cả đều thất bại thảm hại. Để cứu vãn danh tiếng của mình, Abbas đã ra lệnh cướp tàu Achille Lauro. Tuy nhiên, không có mục tiêu hoặc yêu cầu cụ thể nào được đặt ra trong ‘sứ mệnh’ này. Continue reading “07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý”

02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium

Nguồn: The Battle of Actium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 31 TCN, trong trận Actium diễn ra ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, nhà lãnh đạo La Mã Octavian đã giành chiến thắng quyết định trước liên minh của Tướng Mark Antony và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Trước khi lực lượng của họ thảm bại, Antony và Cleopatra đã sớm vượt qua chiến tuyến của kẻ thù, chạy trốn đến Ai Cập, nơi cả hai sẽ tự sát một năm sau đó.

Sau khi Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, La Mã rơi vào tình cảnh nội chiến. Để chấm dứt bạo loạn, một liên minh – Tam đầu chế thứ hai (Second Triumvirate) – đã được lập ra bởi ba trong số những chiến binh mạnh nhất. Đó là Octavian, cháu trai đồng thời là người thừa kế chính thức của Caesar; Mark Antony, một vị tướng quyền lực; và Lepidus, một chính khách. Ba người đã phân chia đế chế, và Antony được trao quyền kiểm soát các tỉnh phía đông. Continue reading “02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium”

Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.

Tuần san The Arab Weekly ngày 30/3/2021 nói sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đã làm cho cuộc thảo luận về các giải pháp thay thế kênh Suez — trong đó có dự án kênh đào Ben Gurion của Israel nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải  (còn gọi là kênh đào Israel) — trở nên sôi động. Người Israel coi tuyến đường này là đối thủ cạnh tranh của kênh Suez. Tel Aviv dự kiến biến kênh Israel thành một dự án nhiều mặt, như xây dựng các thị trấn nhỏ, khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ đêm xung quanh con đường thủy này. Continue reading “Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?”

Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?

Nguồn: Why is the Grand Ethiopian Renaissance Dam contentious?”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các con đập có một số công dụng. Chúng tạo ra điện, trữ nước để tưới tiêu và ngăn lũ lụt. Chúng cũng có thể gây ra tranh chấp và những sự đau lòng — ví dụ như về thiệt hại đối với môi trường hoặc việc di dời những người dân bị mất nhà vì xây đập. Việc xây dựng một con đập trên sông Nile đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa Ai Cập, Ethiopia và Sudan. Đập Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD), trị giá 5 tỷ đô la, sẽ là dự án thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi đi vào hoạt động đầy đủ vào cuối thập niên này. Nằm trên sông Nile Xanh ở phía bắc Ethiopia, tức phía thượng nguồn so với Ai Cập và Sudan, con đập sẽ sản xuất 6.000 megawatt điện, gấp đôi so với toàn bộ sản lượng điện hiện tại của Ethiopia. Mặc dù con đập có thể mang lại cho khu vực một sự thúc đẩy kinh tế lớn, các quan chức của ba nước đã không đạt được thỏa thuận về cách vận hành con đập. Và chính phủ Ai Cập thậm chí đã tính đến việc ném bom nó. Vào tháng Giêng, một vòng đàm phán trực tuyến khác đã thất bại. Vậy tại sao GERD lại gây tranh cãi như vậy? Continue reading “Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?”

05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông

Nguồn: Eisenhower proposes new Middle East policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, trước tình hình ngày càng căng thẳng ở Trung Đông, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra một đề xuất với Quốc hội Mỹ trong đó kêu gọi một chính sách mới chủ động hơn trong khu vực này. “Học thuyết Eisenhower,” như tên gọi sau này của nó, đã biến Trung Đông trở thành một chiến trường Chiến tranh Lạnh.

Người Mỹ tin rằng tình hình ở Trung Đông đã ngày càng xuống cấp nghiêm trọng trong năm 1956, và nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Nasser được cho là người chịu trách nhiệm chính. Mỹ viện đến chủ nghĩa dân tộc chống Phương Tây của Nasser và quan hệ ngày càng chặt chẽ của ông với Liên Xô để biện minh cho việc nước này rút lại viện trợ xây dựng đập Aswan trên sông Nile vào tháng 07/1956. Chưa đầy một tháng sau, Nasser đã giành quyền kiểm soát Kênh đào Suez. Hành động này châm ngòi cho một cuộc tấn công phối hợp của quân đội Pháp, Anh và Israel vào Ai Cập, trong khoảng cuối tháng 10. Đột nhiên, Trung Đông có khả năng trở thành nơi diễn ra Thế chiến III. Continue reading “05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông”

03/01/1924: Quan tài của Pharaoh Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: King Tut’s sarcophagus uncovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, hai năm sau khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và những thành viên trong đoàn khai quật của ông phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen gần Luxor, Ai Cập, họ đã khám phá ra kho báu lớn nhất của lăng mộ –một cỗ quan tài bằng đá, bên trong là một chiếc quan tài bằng vàng nguyên khối chứa xác ướp của Tutankhamen.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu tiên vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đại đều đã được phát hiện, tuy nhiên nơi an nghỉ của vị Pharaoh ít tiếng tăm–Tutankhamen – người đã qua đời khi còn là một thiếu niên, vẫn chưa được xác định. Continue reading “03/01/1924: Quan tài của Pharaoh Tutankhamen được phát hiện”

Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khafra (2558 TCN – 2532 TCN) là người xây dựng kim tự tháp thứ hai của quần thể kim tự tháp Giza, nổi tiếng nhất bởi khuôn mặt của ông là hình mẫu cho tượng Nhân sư lớn – bức tượng bảo vệ khu lăng mộ của Khafra.

Là một trong những người con trai thứ của pharaoh Khufu với vợ là Henutsen, Khafra đã kế vị người anh cùng cha khác mẹ với mình là Djedefra (2566 TCN – 2558 TCN) để trở thành vị vua thứ tư của Vương triều thứ Tư. Ông cũng sử dụng danh xưng “Con trai của Ra” (sa Ra) mà người anh trai này đã tạo ra để thể hiện tầm quan trọng của việc tôn thờ thần mặt trời Ra vào thời đó. Continue reading “Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza”

19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập

Nguồn: United States withdraws offer of aid for Aswan Dam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút lại đề nghị hỗ trợ tài chính nhằm giúp Ai Cập xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Hành động này đã thúc đẩy Ai Cập tiến gần hơn tới một liên minh với Liên Xô, đồng thời cũng là nhân tố góp phần vào Khủng hoảng Kênh đào Suez trong nửa sau năm 1956.

Tháng 12/1955, Bộ trưởng Dulles tuyên bố rằng Mỹ, cùng với Vương quốc Anh, đã viện trợ gần 70 triệu đô la cho Ai Cập để xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Dulles thật ra chỉ miễn cưỡng đồng ý với khoản trợ giúp này. Ông vô cùng nghi ngờ nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà ông tin là một người theo chủ nghĩa dân tộc liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập”

19/05/2016: Chuyến bay 804 của EgyptAir rơi ở Địa Trung Hải

Nguồn: EgyptAir flight 804 disappears over the Mediterranean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, 66 hành khách và thành viên phi hành đoàn bay từ Cairo đến Paris trên chuyến bay 804 của hãng EgyptAir đã biến mất trên Địa Trung Hải. Tận một tháng sau người ta mới có thể tìm thấy xác máy bay.

Lúc đầu, chuyến bay mất tích được cho là bởi hành động khủng bố, nhưng nguyên nhân thực sự đã được tiết lộ một năm sau đó. Sau nhiều đợt tranh luận và điều tra, chính quyền Pháp đã phủ nhận tuyên bố của Ai Cập rằng vật liệu nổ được tìm thấy trong hài cốt của các nạn nhân, và rằng một vụ hỏa hoạn đã khiến máy bay bị rơi. Continue reading “19/05/2016: Chuyến bay 804 của EgyptAir rơi ở Địa Trung Hải”

Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khufu (2609 TCN – 2584 TCN), hay còn có tên Hy Lạp là Cheops, là vị pharaoh Ai Cập thứ hai của Vương triều thứ Tư. Ông nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) tại Giza.

Khufu có tên đầy đủ là Khnum-Khufwy, nghĩa là ‘[thần] Khnum bảo vệ tôi’. Ông là con trai của Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I và được cho là có ba đời vợ. Khufu nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp tại Giza – một trong bảy kỳ quan của thế giới. Ngoài điều đó ra thì người ta biết rất ít về ông. Đáng tiếc thay, bức tượng duy nhất của ông còn sót lại đến ngày nay là tác phẩm điêu khắc hoàng gia Ai Cập nhỏ nhất từng được phát hiện: một bức tượng bằng ngà cao 7,5cm được tìm thấy ở Abydos. Continue reading “Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza”

Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Imhotep (2667-2648 TCN) là kiến ​​trúc sư trưởng của pharaoh Ai Cập Djoser (trị vì 2630 – 2611 TCN). Ông chịu trách nhiệm cho việc xây dựng công trình tưởng niệm bằng đá đầu tiên trên thế giới – Kim tự tháp Bậc thang (Step Pyramid) tại Sakkara, và cũng là kiến trúc sư có tên đầu tiên mà chúng ta được biết đến.

Sinh ra là một thường dân, Imhotep với trí tuệ và sự quyết tâm đã vươn lên trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Djoser, đồng thời là kiến trúc sư cho lăng mộ của vị pharaoh này – Kim tự tháp Bậc thang. Continue reading “Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên”

Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Tutankhamun* (1336 BC – 1327 BC) là pharaoh thứ 11 của vương triều Ai Cập Cổ đại thứ 18. Ông ít được biết đến và chỉ nổi tiếng sau khi lăng mộ ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter vào năm 1922.

Mộ của Tutankhamun tiết lộ rằng ông chỉ khoảng 17 tuổi khi qua đời và nhiều khả năng đã thừa kế ngai vàng lúc tám hoặc chín tuổi. Ông cũng được cho là con trai của Akhenaten, thường được biết đến như vị ‘vua dị giáo’, người đã thay thế việc thờ cúng thần ‘Amun’ theo truyền thống bằng vị thần mặt trời ‘Aten’, từ đó khẳng định uy quyền của mình trên tư cách là pharaoh theo một cách mới. Continue reading “Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại”

24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập

Nguồn: Terrorists Attack Mosque in Sinai, Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, một quả bom đã phát nổ ở nhà thờ Hồi giáo al-Rawdah tại Sinai, miền bắc Ai Cập, khi những kẻ khủng bố nổ súng vào nhóm tín đồ vừa kết thúc buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. Vụ tấn công đã khiến 305 người thiệt mạng, trong đó có 27 trẻ em, và làm 120 người khác bị thương – trở thành sự kiện khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử đương đại của Ai Cập.

Cuộc tấn công đẫm máu này là một bước ngoặt tàn khốc đối với đất nước. Dù tấn công khủng bố đã phổ biến từ năm 2013, khi tổng thống đương nhiệm lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhưng việc khủng bố nhắm vào các nhà thờ Hồi giáo là điều rất hiếm thấy ở Ai Cập. Những kẻ khủng bố trước đây thường lựa chọn mục tiêu là các nhà thờ Thiên Chúa giáo và lực lượng an ninh, nhưng tránh các nhà thờ Hồi giáo. Continue reading “24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập”

04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: Entrance to King Tut’s tomb discovered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và các công nhân của ông đã phát hiện ra lối đi dẫn vào lăng mộ Vua Tutankhamen tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đều đã được phát hiện, ngoại trừ mộ của Vua Tutankhamen – vị vua qua đời năm 18 tuổi và ít được biết đến. Sau Thế chiến I, Carter bắt đầu chuyên tâm tìm kiếm mộ của Vua Tutankhamen, và cuối cùng ông đã tìm thấy những bậc tam cấp dẫn đến phòng chôn cất bị che phủ bởi một lớp đất đá, tại nơi gần lối vào lăng mộ Vua Ramses VI trong Thung lũng các vị Vua. Continue reading “04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

Thế giới hôm nay: 30/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2019”

05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”

Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?

Nguồn: Ricardo Lewis, “Does Chinese Civilization Come From Ancient Egypt?”, Foreign Policy, 02/09/2016.

Biên dịch: Tạp chí tri thức zeally

Vào một buổi chiều tháng 3 mát mẻ, một giáo sư địa hoá học tên Sun Weidong có bài diễn thuyết trước một đám đông khán giả gồm sinh viên, giáo sư và kể cả những người ngoài giới hàn lâm ở Đại học Khoa học và Công nghệ tại Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy, đông Trung Quốc. Nhưng ông giáo sư không chỉ nói về địa hoá học. Ông còn đọc to nhiều bài thơ cổ Trung Quốc, có lúc trích dẫn lại mô tả trong sử sách về địa hình của đế chế Hạ triều – thường được cho là triều đại đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa, kéo dài từ năm 2080 đến năm 1600 trước Công nguyên. “Dòng nước chảy về phía Bắc và tách thành 9 con sông nhỏ,” Tư Mã Thiên viết trong công trình biên soạn lịch sử của ông vào thế kỉ I, “Sử Ký.” “Dòng nước về sau quy lại một mối và chảy ra biển.” Continue reading “Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?”