04/12/1967: Lực lượng cơ động đường sông bao vây Việt Cộng

04

Nguồn: Riverine force surrounds Viet Cong battalion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lính Mỹ thuộc Lực lượng cơ động đường sông (Mobile Riverine Force, MRF) và 400 lính Nam Việt Nam trong xe bọc thép đã đối đầu lực lượng cộng sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong trận chiến, 235 trong số 300 thành viên của tiểu đoàn Việt Cộng đã thiệt mạng.

Lực lượng cơ động đường sông là một lực lượng phối hợp bộ binh – hải quân, đến từ Sư Đoàn Bộ Binh 9 (chủ yếu là lính Lữ đoàn 2 và quân hỗ trợ liên quan) và Lực lượng Đặc nhiệm 117 của Hải quân Mỹ. Lực lượng này thường kết hợp cùng các đơn vị của Sư Đoàn Bộ binh 7 và 21 và lực lượng Lính thủ đánh bộ Nam Việt Nam. Continue reading “04/12/1967: Lực lượng cơ động đường sông bao vây Việt Cộng”

29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng

29

Nguồn: McNamara resigns as Secretary of Defense, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Robert S. McNamara đã tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sẽ trở thành chủ tịch Ngân hàng Thế giới.

McNamara, cựu Chủ tịch Ford Motor, đã từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới hai đời Tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, từ năm 1961 đến năm 1968. Ông là người khởi xướng việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam và khuyến khích Tổng thống Johnson leo thang chiến tranh vào năm 1964, nhưng sau đó lại tự nghi vấn chính sách của Mỹ và cuối cùng thì chủ trương kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. Continue reading “29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng”

21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc

AntiVietnamWar

Nguồn:Thousands protest the war in Vietnam,” History.com (truy cập ngày 20/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, gần 100.000 người đã tụ tập ở thủ đô Washington, D.C. để phản đối những nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành tới Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình này là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với cuộc chiến của Tổng thống Lyndon Johnson ở Việt Nam đã suy giảm. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên số người Mỹ ủng hộ cuộc chiến giảm xuống tới mức thấp hơn 50%. Continue reading “21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc”

09/10/1967: Che Guevara bị hành quyết

Che

Nguồn:Che Guevara is executed,” History.com (truy cập ngày 8/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, nhà lãnh đạo du kích và cách mạng xã hội chủ nghĩa Che Guevara bị quân đội Bolivia hành quyết ở tuổi 39. Các lực lượng người Bolivia được Hoa Kỳ hậu thuẫn đã bắt được Guevara hôm mùng 8 tháng 10 trong khi đang chiến đấu với lực lượng du kích của ông ở Bolivia và sát hại ông ngay ngày hôm sau. Hai bàn tay của Guevara đã bị cắt rời để làm bằng chứng cho cái chết của ông còn thi thể ông được chôn trong một nấm mồ vô danh. Năm 1997, phần hài cốt còn lại của Guevara được tìm thấy và đưa trở về Cuba, nơi họ cải táng ông trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Cuba Fidel Castro và hàng ngàn người dân Cuba.

Ernesto Guevara Rafael de la Serna sinh ra trong một gia đình khá giả ở Argentina năm 1928. Trong khi theo học y khoa tại Đại học Buenos Aires, ông đã dành thời gian đi du lịch trên khắp Nam Mỹ bằng một chiếc xe máy; trong thời gian này, ông đã chứng kiến sự nghèo đói và tình cảnh bị áp bức của các tầng lớp thấp trong xã hội. Sau khi nhận bằng y khoa năm 1953, ông tiếp tục hành trình của mình trên khắp châu Mỹ Latinh, bắt đầu tham gia vào các tổ chức cánh tả. Continue reading “09/10/1967: Che Guevara bị hành quyết”

06/07/1967: Nội chiến Nigeria bùng nổ

Colonel-Ojukwu-military-g-007

Nguồn:Civil war in Nigeria,” History.com (truy cập ngày 05/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, chỉ năm tuần sau khi tách khỏi Nigeria, nước Cộng hòa Biafra ly khai đã bị các lực lượng chính phủ Nigeria tấn công, mở ra cuộc nội chiến ở đất nước này.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hausas theo Hồi giáo ở miền Bắc Nigeria bắt đầu tàn sát tộc người Igbos theo Cơ đốc giáo trong khu vực, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải bỏ chạy về miền Đông, nơi tộc người của họ chiếm đa số. Người Igbos cho rằng chính phủ quân sự hà khắc của Nigeria sẽ không cho họ cơ hội phát triển, thậm chí là cả tồn tại, vì thế mà đến ngày 30 tháng 5 năm 1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu cùng một số đại diện không phải là người Igbos khác trong khu vực đã thành lập nên nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số tiểu bang của Nigeria. Continue reading “06/07/1967: Nội chiến Nigeria bùng nổ”

30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống

Nguồn: “Thieu becomes President“, History.com (truy cập ngày 30/6/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày này năm 1967, Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã giải quyết việc tranh giành chức vụ tổng thống theo cách thức có lợi cho ông Nguyễn Văn Thiệu, khi đó là Quốc trưởng. Cựu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, người đã tuyên bố vào ngày 11 tháng 5 là sẽ tranh cử chức Tổng thống, bị ép buộc phải chấp nhận vị trí quyền lực số hai (Phó Tổng thống).

Thiệu vốn là sĩ quan chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 đóng gần Sài Gòn khi ông ta cùng một số sỹ quan cấp cao khác tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo sau cuộc đảo chính đó, liên tiếp các nhóm khác nhau rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực. Continue reading “30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống”

23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam

640px-Glassboro-meeting1967

Nguồn:Lyndon B. Johnson meets with Aleksei Kosygin,” History.com (truy cập ngày 22/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hi vọng về một mối quan hệ tốt hơn giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được đẩy lên cao khi vào ngày này năm 1967, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô Aleksei Kosygin ở Glassboro, tiểu bang New Jersey, trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày (được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Glassboro). Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt được kết quả chắc chắn nào khi các vấn đề về Việt Nam và Trung Đông tiếp tục chia rẽ hai siêu cường của thế giới.

Cuộc gặp mặt giữa Johnson và Kosygin là lần đầu tiên một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng) của Liên Xô gặp gỡ một Tổng thống Mỹ kể từ sau cuộc gặp mặt giữa Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower năm 1959. Quan hệ giữa hai nước lúc này đang rất căng thẳng. Trung Đông tiếp tục là một vấn đề khó khăn cho nước Mỹ khi Mỹ phải dành một khoản viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ cho Israel, Liên Xô lại cố gắng gấp đôi số viện trợ đó cho các quốc gia Ả Rập. Continue reading “23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam”

19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian

nucleartesting-620x310

Nguồn:Soviets ratify treaty banning nuclear weapons from outer space,” History.com (truy cập ngày 18/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, một trong những điều ước quốc tế lớn đầu tiên được xây dựng để hạn chế sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân có hiệu lực khi Liên Xô phê chuẩn một thỏa thuận cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và nhiều quốc gia khác đã ký và/hoặc phê chuẩn hiệp ước này.

Với sự ra đời của cái gọi là “chạy đua không gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, một số người bắt đầu lo sợ rằng không gian vũ trụ có thể là biên giới tiếp theo cho việc mở rộng vũ khí hạt nhân. Continue reading “19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian”