30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan

Nguồn: USSR attacks Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1939, Hồng quân đã vượt biên giới Liên Xô-Phần Lan với 465.000 lính và 1.000 máy bay. Helsinki bị không kích, và 61 người Phần Lan đã bị thiệt mạng, khiến người Phần Lan đứng dậy chiến đấu, thay vì đầu hàng.

Lực lượng áp đảo của Liên Xô khiến hầu hết các quốc gia phương Tây, cũng như chính Liên Xô, tin rằng cuộc xâm chiếm Phần Lan sẽ là một cuộc dạo chơi. Các binh sĩ Liên Xô thậm chí còn mặc đồng phục mùa hè, mặc dù mùa đông Scandinavia đã bắt đầu; bởi họ cho rằng sẽ không có hoạt động ngoài trời nào, chẳng hạn như chiến đấu. Continue reading “30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan”

30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH

Nguồn: McNamara warns Johnson that communists are gaining strength in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã báo cáo trong một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson rằng chính quyền miền Nam của Nguyễn Cao Kỳ “vẫn còn tồn tại, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, hoặc tạo ra các hành động.”

Ông nói rằng việc Việt Cộng tuyển mộ lực lượng thành công, cùng với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt, tiếp tục cho thấy “kẻ thù có thể sẽ tăng cường sức mạnh tương đương 110 tiểu đoàn hiện tại lên hơn tương đương 150 tiểu đoàn vào cuối năm 1966.” Continue reading “30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”