26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia

Nguồn: U.S. government takes over control of nation’s railroads, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, tám tháng sau khi Mỹ tham gia Thế chiến I, đứng về phía quân Đồng minh Hiệp ước, Tổng thống Woodrow Wilson đã tuyên bố quốc hữu hóa phần lớn các tuyến đường sắt của đất nước theo Đạo luật Kiểm soát và Sở hữu Liên bang.

Quyết định tham chiến vào tháng 4/1917 của Mỹ trùng hợp với thời điểm tình hình ngành đường sắt của nước này đang đi xuống: thuế và chi phí hoạt động tăng cao, kết hợp với giá cả do pháp luật ấn định, đã đẩy nhiều công ty đường sắt vào tình trạng vỡ nợ ngay từ cuối năm 1915. Continue reading “26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia”

02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Greece declares war on Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, vài tuần sau khi Vua Constantine I thoái vị tại Athens dưới áp lực của quân Đồng minh Hiệp ước, Hy Lạp đã tuyên chiến với các cường quốc thuộc Liên minh Trung tâm, kết thúc ba năm trung lập bằng việc tham gia Thế chiến I, cùng phe với Anh, Pháp, Nga, và Italy. Continue reading “02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm”

26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann

Nguồn: President Wilson learns of Zimmermann Telegram, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong một diễn biến quan trọng đã khiến nước Mỹ chính thức bước vào Thế chiến I, Tổng thống Woodrow Wilson được thông báo về cái gọi là Bức điện Zimmermann, một thông điệp từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức tại Mexico, đề xuất một liên minh giữa Đức và Mexico trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Đức. Continue reading “26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann”

28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ

Nguồn: The 1917 Bath Riots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1917, một cô giúp việc người Mexico tên là Carmelita Torres đã quyết định phản kháng trước sự sỉ nhục mà cô phải chịu đựng mỗi sáng kể từ khi bắt đầu làm việc ở khu vực biên giới với Mỹ. Hành động phản kháng của Torres chống lại việc sử dụng hóa chất độc hại để “khử trùng” những người Mexico băng qua biên giới phía Bắc đã dẫn đến sự kiện gọi là Bạo loạn Nhà tắm (Bath Riots), một sự kiện thường bị bỏ qua trong lịch sử người Mỹ gốc Mexico (người Chicano). Continue reading “28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ”

15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Georges Clemenceau named French prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi đất nước của ông vướng vào cuộc xung đột quốc tế gay gắt mà cuối cùng sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu thanh niên, Georges Clemenceau, 76 tuổi, lần thứ hai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp.

Clemenceau lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 1876, 5 năm sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Kể từ thời điểm đó, ông luôn tin rằng nước Đức mới thống nhất là một mối đe dọa, và một cuộc chiến khác là điều không thể tránh khỏi, bởi “người Đức tin rằng chiến thắng có nghĩa là thống trị.” Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và dân số gia tăng đều đặn, Đức đã tạo ra lợi thế cho mình trong những thập niên tiếp theo, trong khi nền kinh tế Pháp không có nhiều tiến triển và tỷ lệ sinh vẫn giảm. Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng từ năm 1906 đến năm 1909, vẫn kịch liệt chống Đức, ủng hộ chuẩn bị quân sự tốt hơn, cũng như liên minh chặt chẽ hơn với Anh và Nga. Continue reading “15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp”

07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc

Nguồn: British Women’s Auxiliary Army Corps is officially established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Chỉ thị số 1069 của Hội đồng Quân đội Anh Quốc đã chính thức thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh (British Women’s Auxiliary Army Corps, WAAC), cho phép các nữ tình nguyện viên được phục vụ cùng với các đồng nghiệp nam giới tại Pháp trong Thế chiến I.

Tính đến năm 1917, một số lượng lớn phụ nữ đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí trên khắp nước Anh, giữ một vai trò quan trọng là cung cấp đủ đạn pháo và các loại vũ khí khác cho nỗ lực chiến tranh của phe Hiệp ước. Điều kiện khắc nghiệt trong các nhà máy là không thể phủ nhận, công nhân phải làm việc trong thời gian dài với các hóa chất độc hại như thuốc nổ TNT. Đã có tổng cộng 61 nữ công nhân chế tạo bom đạn chết vì ngộ độc, và 81 người khác chết vì tai nạn lao động. Vụ nổ tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở Silvertown, Đông London, khi một ngọn lửa vô tình làm cháy 50 tấn thuốc nổ TNT, đã khiến 69 phụ nữ thiệt mạng và 72 người khác bị thương nặng. Continue reading “07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc”

26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp

Nguồn: First U.S. troops arrive in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong Thế chiến I, 14.000 lính bộ binh Mỹ đầu tiên đã đến Pháp tại cảng Saint-Nazaire. Địa điểm đổ bộ đã được giữ bí mật, vì mối đe dọa từ tàu ngầm Đức, nhưng vào thời điểm lính Mỹ xếp hàng để thực hiện nghi lễ đầu tiên trên đất Pháp, một đám đông nhiệt tình đã tập trung để chào đón họ. Tuy nhiên, Doughboys (Mấy cậu trai bột mì) – tên gọi mà người Anh dành cho lính Mỹ còn non trẻ – là một lực lượng không được đào tạo, trang bị kém, và chưa sẵn sàng cho những khó khăn của chiến trường dọc theo Mặt trận phía Tây. Continue reading “26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp”

30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Battle of the Boot takes place between Anglo-Indian and Turkish forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Trận Boot đã đánh dấu sự kết thúc Chiến dịch Samarrah của quân đội Anh, vốn được liên quân Anh-Ấn triển khai một tháng trước đó theo lệnh của toàn quyền chỉ huy khu vực, Sir Frederick Stanley Maude, nhắm vào tuyến đường sắt quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Samarra, cách Baghdad khoảng 130 km về phía bắc, thuộc vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay).

Khi vừa chiếm được Baghdad, Maude quyết định sẽ không nghỉ ngơi, mà nhanh chóng củng cố các vị trí phe Hiệp ước ở phía bắc, nơi lực lượng của chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ Khalil Pasha đang đóng quân sau khi rút lui khỏi Baghdad, để chờ quân tiếp viện từ Ba Tư. Trong Chiến dịch Samarrah, bắt đầu vào ngày 13/03/1917, khoảng 45.000 lính tiền tuyến Anh-Ấn đã được lệnh di chuyển đến sông Tigris, về hướng đường sắt tại Samarra. Continue reading “30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ”

17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”

12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy

Nguồn: Canadians capture Vimy Ridge in northern France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau ba ngày chiến đấu ác liệt và chịu hơn 10.000 thương vong, Quân đoàn Canada đã chiếm được khu vực Sườn núi Vimy ở miền bắc nước Pháp, trước đây do quân Đức trấn giữ.

Nhiều nhà sử học xem chiến thắng tại Sườn núi Vimy trong Thế chiến I là một khoảnh khắc vĩ đại đối với Canada, khi nước này thoát khỏi cái bóng của Anh, và đạt được thành tích quân sự của riêng mình. Nhờ chiến thắng này – bất chấp những thất bại trong đợt tấn công lớn hơn của phe Hiệp ước – lực lượng Canada đã xây dựng được cho mình danh tiếng về tính hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Continue reading “12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy”

04/12/1917: Báo cáo về hiện tượng “sốc đạn pháo”

Nguồn: Psychiatrist reports on the phenomenon of shell shock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước hội đồng Đại học Y khoa Hoàng gia Anh, bác sĩ tâm thần nổi tiếng W.H. Rivers đã trình bày bản báo cáo The Repression of War Experience (Sự tàn phá của Trải nghiệm Chiến tranh), dựa trên nghiên cứu của ông tại Bệnh viện Chiến tranh Craiglockhart dành cho các sĩ quan bị suy nhược thần kinh. Craiglockhart, tọa lạc gần Edinburgh, là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất chuyên chữa trị cho những người lính bị chấn thương tâm lý do hậu quả của từ quá trình phục vụ trên chiến trường. Continue reading “04/12/1917: Báo cáo về hiện tượng “sốc đạn pháo””

22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng

Nguồn: Crisis mounts in Austria-Hungary amid hunger and discontent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc đói kém và bất mãn dần lan rộng trong cộng đồng dân sự và quân sự của Đế quốc Áo-Hung, khủng hoảng cũng dần gia tăng trong chính phủ nước này, khi Thủ tướng Hungary Istvan Tisza từ chức theo yêu cầu của Hoàng đế Áo, Karl I.

Vốn đã là một cường quốc trên đà đi xuống khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, xã hội Áo-Hung khi ấy là một xã hội chủ yếu nông nghiệp nhưng lại không thể tự cung tự cấp về lương thực. Chiến tranh đã cắt đứt hai nguồn cung cấp lương thực chính của nước này là Nga và Romania, và việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự cũng cắt giảm đáng kể sản lượng quốc nội: vào năm 1917, sản lượng lúa mì của Áo giảm xuống còn chưa đến một nửa sản lượng năm 1913, lúa mạch đen và yến mạch thậm chí còn giảm nhiều hơn thế. Continue reading “22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng”

31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat

Nguồn: Germans unleash U-boats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 31/01/1917, Đức tuyên bố sẽ nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ở Đại Tây Dương, theo đó các tàu ngầm trang bị ngư lôi của Đức sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào, kể cả tàu chở khách dân sự, xuất hiện trong vùng biển có chiến sự.

Khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết Mỹ sẽ có thái độ trung lập, một quan điểm mà đại đa số người dân nước này ủng hộ. Tuy nhiên, Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng sớm nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi người Đức tìm mọi cách phong tỏa Quần đảo Anh. Một số tàu của Mỹ trên đường đến Anh đã bị hư hại hoặc bị đánh chìm bởi mìn của Đức, và vào tháng 02/1915, Đức tuyên bố phát động chiến tranh không hạn chế nhắm vào tất cả các tàu, bất kể có trung lập hay không, đi vào vùng chiến sự xung quanh Anh. Continue reading “31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat”

06/12/1917: Vụ nổ Halifax

Nguồn: The Great Halifax Explosion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, lúc 9:05 sáng, tại bến cảng Halifax ở tỉnh Nova Scotia của Canada, vụ nổ nhân tạo kinh hoàng nhất trong thời kỳ tiền nguyên tử đã xảy ra khi Mont Blanc, một tàu vũ khí của Pháp, phát nổ chỉ 20 phút sau khi va chạm với một tàu khác.

Khi Thế chiến I nổ ra ở châu Âu, thành phố cảng Halifax ngày càng trở nên nhộn nhịp với rất nhiều con tàu chở theo binh lính, hàng cứu trợ và đạn dược vượt qua Đại Tây Dương. Sáng ngày 06/12, tàu Imo của Na Uy rời cảng Halifax để lên đường đến Thành phố New York. Cùng lúc đó, tàu Mont Blanc của Pháp, với khoang hàng chứa đầy các loại bom đạn dễ phát nổ – 2.300 tấn axit picric, 200 tấn thuốc nổ TNT, 35 tấn xăng có trị số octan cao và 10 tấn bông thuốc súng – đang cố gắng đi qua bến cảng chật hẹp để tham gia vào một đoàn tàu sẽ hộ tống nó qua Đại Tây Dương. Continue reading “06/12/1917: Vụ nổ Halifax”

28/08/1917: Tổng thống Wilson bị người biểu tình chặn đường

Nguồn: President Woodrow Wilson picketed by women suffragists, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, Tổng thống Woodrow Wilson đã bị chặn đường bởi những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ trước Nhà Trắng, những người muốn ông ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo phụ nữ có quyền bầu cử.

Wilson từng có quá khứ ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ, mặc dù ông thường hứa suông trước những yêu cầu của người ủng hộ trong các chiến dịch chính trị và lịch sự chào hỏi những người biểu tình ôn hòa trước kia tại Nhà Trắng. Ông cũng từng làm giáo viên tại trường nữ sinh và là cha của hai cô con gái tự xem mình là “những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ.” Continue reading “28/08/1917: Tổng thống Wilson bị người biểu tình chặn đường”

14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức

Nguồn: China declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, khi Thế chiến I bước sang năm thứ tư, Trung Quốc đã từ bỏ vị thế trung lập và tuyên chiến với Đức.

Ngay từ khi bắt đầu, phạm vi của Thế chiến I đã không chỉ giới hạn ở châu Âu; ở khu vực Viễn Đông, hai quốc gia đối địch là Nhật Bản và Trung Quốc luôn cố xác định vai trò của họ trong cuộc chiến này. Là một quốc gia tham vọng và là đồng minh của Anh từ năm 1902, Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên chiến với Đức vào ngày 23/08/1914. Sau đó, họ lập tức lên kế hoạch chiếm Thanh Đảo – căn cứ hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – bằng các cuộc tấn công kết hợp bộ binh và hải quân. Continue reading “14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức”

02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức

Nguồn: Mutiny breaks out on German battleship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong khi lực lượng của Anh chuyển đến đóng tại những vị trí vừa mới chiếm được từ tay quân Đức ở Công sự Ypres (Ypres Salient) trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, thì người Đức cũng phải đối mặt với nhiều rắc rối trong nước, khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên chiến hạm Đức, chiếc Prinzregent Luitpold, neo đậu tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc.

Trong cuộc nổi loạn này, khoảng 400 thủy thủ đã diễu hành vào thị trấn, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tuyên bố họ không còn muốn tiếp tục chiến đấu. Mặc dù các quan chức quân đội đã nhanh chóng kiểm soát cuộc biểu tình và các thủy thủ đã được thuyết phục trở về tàu của mình mà không có bạo lực nào thực sự xảy ra. Khoảng 75 người trong số họ đã bị bắt và tống giam, còn những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn sau đó đã bị đưa ra kết án và xử tử. Continue reading “02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”

15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị

Nguồn: Czar Nicholas II abdicates Russian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong cuộc Cách mạng Tháng Hai, Sa hoàng Nicholas II, người trị vì nước Nga từ năm 1894, đã bị quân nổi dậy ở Petrograd buộc phải thoái vị, và một chính quyền lâm thời sẽ lên thay thế ông.

Lên ngôi vào ngày 26/05/1894, Nicholas vốn dĩ không được đào tạo, cũng không có tính cách của một quân vương, và điều đó chẳng ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông phải gắng duy trì trong một thời đại đang khao khát sự thay đổi. Kết cục thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã dẫn đến Cách mạng Nga năm 1905, nhưng Sa hoàng chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn khi ký một tuyên ngôn hứa hẹn xây dựng chính phủ mang tính đại diện và đảm bảo tự do dân sự cơ bản ở Nga. Continue reading “15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị”

10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad

Nguồn: Turkish troops begin evacuation of Baghdad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, chưa đầy hai tuần sau khi chiếm lại được thành phố chiến lược Kut-al-Amara trên sông Tigris vùng Lưỡng Hà, quân Anh dưới quyền chỉ huy của Sir Frederick Stanley Maude đã tấn công luôn Baghdad, khiến các đối thủ người Thổ Nhĩ Kỳ của họ buộc phải bắt đầu di tản toàn bộ khỏi thành phố.

Ngay sau khi được trao quyền kiểm soát các chiến dịch quân sự ở Lưỡng Hà vào mùa hè năm 1916, Maude bắt đầu tái cấu trúc và bổ sung quân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Mục tiêu trung tâm của chiến dịch sẽ là thành phố Kut, nơi đã bị Thổ Nhĩ Kỳ tước khỏi tay 10.000 lính Anh và Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend vào tháng 04/1916, một thất bại thảm hại cho các hoạt động của quân Hiệp ước trong khu vực. Continue reading “10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad”