Thế giới hôm nay: 31/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại trong quý thứ ba, giảm xuống mức tính theo năm là 1,9%. Con số này tốt hơn một số dự đoán, nhưng thấp hơn so với hai quý đầu năm 2019. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới gặp khó khăn được xem là nguyên nhân gây ra sự giảm tốc. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng vẫn ở mức tốt.

Khi công bố thu nhập quý thứ ba của mình, Airbus, gã khổng lồ ngành hàng không – vũ trụ châu Âu, cảnh báo rằng họ sẽ phải “thích ứng” các hoạt động của mình tại Anh, nơi họ thuê 14.000 nhân công, để phù hợp với Brexit. Trong khi đó, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia cho thấy nếu Anh thực hiện theo thỏa thuận Brexit mới được chính phủ đàm phán thì sẽ bị thiệt hại 70 tỷ bảng so với khi ở lại EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/10/2019”

Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila

apec-road-metro-manila-20151103-1

Nguồn: No thriller in Manila for APEC”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)  thú vị bởi nhân vật tham gia hơn là bản thân chương trình nghị sự của nó. Được thành lập vào năm 1989 và bao gồm 21 thành viên, diễn đàn này thu hút các sáng kiến ​​có giá trị để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các quốc gia APEC trong năm nay tại Manila vào ngày 18 và 19 tháng 11, với sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Mỹ và Nga cùng những nhân vật cấp cao khác, luôn dễ vướng phải những cuộc ganh đua địa chính trị. Năm nay, cuộc gặp gỡ phải đối mặt với một thử thách lớn hơn: 12 thành viên APEC đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại nhằm đạt được nhiều mục tiêu của APEC nhưng nằm bên ngoài khuôn khổ của nó. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu TPP thành hiện thực thì rốt cuộc sự tồn tại của APEC có ý nghĩa gì? Continue reading “Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila”