Nền cai trị khủng bố của Duterte

philippines-drugs-death

Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.

Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.” Continue reading “Nền cai trị khủng bố của Duterte”

Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel

 ELI4b012c_zemanbesip

Nguồn: Aryeh Neier, “The Rise of the Anti-Havels, Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

17 tháng 11 là một ngày quan trọng của Cộng hòa Séc. Đó là một ngày lễ quốc gia đánh dấu sự bắt đầu của cuộc “Cách mạng Nhung” vào năm 1989, dẫn đến sự kết thúc êm thấm và bất bạo động hơn bốn thập niên của chế độ cộng sản và sớm đưa Václav Havel, một nhà viết kịch , người ủng hộ nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, trở thành tổng thống. Lễ kỷ niệm năm nay là một sự lăng mạ đối với di sản của cuộc cách mạng.

Để kỷ niệm cuộc cách mạng, theo thông lệ, tổng thống Cộng hòa Séc sẽ có bài diễn văn trước công chúng. Lễ kỷ niệm năm ngoái đã diễn ra không thuận lợi cho Tổng thống Miloš Zeman, người nhậm chức vào năm 2013 sau khi đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trước đó. Continue reading “Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel”

Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công

prostitute

Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1893, nhà soạn kịch George Bernard Shaw, người ủng hộ nhiệt tình cho quyền bầu cử và sự bình đẳng của phụ nữ, đã viết Mrs. Warren’s Profession (Nghề của bà Warren), một vở kịch với nhân vật chính là bà chủ của một vài nhà thổ. Vở kịch biện minh cho việc khai thác lợi nhuận từ kinh doanh mại dâm trên quan điểm nữ quyền.

Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát. Continue reading “Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công”

Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ

ARP3782495

Nguồn: Aryeh Neier, ‘Turkey’s Historical Responsibility’, Project Syndicate, 27/4/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Một trăm năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các quan chức của đế chế Ottoman đã vây bắt rồi trục xuất 250 lãnh đạo và trí thức Armenia ở Constantinople. Đó là sự mở đầu của một cuộc thảm sát lịch sử khiến 1,5 triệu trên tổng số 2 triệu người Armenia sống ở đây bị sát hại.

Trong những tuần lễ ngay trước dịp kỉ niệm 100 năm cuộc thảm sát đó, những cuộc tranh luận xem liệu cuộc giết chóc đó có bị coi là hành động diệt chủng hay không lại bùng lên lần nữa, như đã được dự đoán. Giáo hoàng Francis và Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng ủng hộ những người có ý kiến khẳng định (đó là sự diệt chủng) – dẫn đến sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và những người khác trong chính phủ của ông. Continue reading “Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”