Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?

Nguồn: Peter Turchin, “I predicted 2020 would be a mess for the U.S. Could that help prevent a second civil war?”, The Globe and Mail, 03/07/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Cách đây 10 năm, tôi đã dự báo rằng năm 2020 sẽ đánh dấu “một đỉnh cao mới của bạo lực” tại Mỹ và Tây Âu. Vào thời đó, dự báo này xem ra có vẻ không bình thường; các nước Tây Âu trên thực tế vẫn đang ổn định từ trước năm 2010. Nhưng thậm chí tôi vẫn không thể tưởng tượng được sự thể lại có thể tệ đến mức như những gì đã và đang xảy ra.

Sự phân cực về chính trị  thành hai xu hướng đối kháng nhau, những vụ “giết chóc tràn lan” – nay được gọi là “khủng bố nội đia” – đã gia tăng mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đang tăng tốc đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về người tị nạn, an toàn thực phẩm, nhà ở và nhiều thứ nữa. Đại dịch Covid-19 đã khiến nửa triệu người thiệt mạng và làm điêu đứng nhiều nền kinh tế. Những cuộc biểu tình chống chính quyền, bạo loạn, được châm ngòi bởi việc một viên cảnh sát ở Minneapolis dùng đầu gối chẹn cổ làm chết George Floyd, đã lan rộng khắp nước Mỹ. Tất cả cuối cùng đã dẫn đến sự bùng nổ bất ổn xã hội tệ hại nhất tính từ những năm 1960. Continue reading “Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?”

Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi

Nguồn: The grim racial inequalities behind America’s protests”, The Economist, 03/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình? Continue reading “Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi”

Tại sao người giàu sợ đại dịch?

Nguồn: Walter Scheidel, “Why the Wealthy Fear Pandemics”, The New York Times, 09/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số châu Âu đã chết.

Tác phẩm “Decameron” của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt: “Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu”. Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, “quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới”. Continue reading “Tại sao người giàu sợ đại dịch?”

Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Great Leveller: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century. Tác giả: Walter Scheidel. Princeton University Press, 2017. 504 trang.

Thoạt đầu, sẽ không ai nghĩ cuộc Đại Khủng hoảng là một điều tốt. Nhưng khi giở đến trang 363 cuốn “Sự kiện Cào bằng” của Walter Scheidel, bạn sẽ thấy cuộc Đại Khủng hoảng là có lợi. Đó là lần duy nhất trong lịch sử, không một cuộc khủng hoảng kinh tế nào khác ở Hoa Kỳ đạt được kết quả tương tự – khi lương thực tế (của người lao động) tăng và thu nhập của người giàu giảm đến mức “có ảnh hưởng lớn đến bất bình đẳng kinh tế”. Đúng vậy, Đại Khủng hoảng tạo ra nhiều khổ đau, nhưng nó nổi bật ở chỗ không khiến hàng triệu người bị chết, và về khía cạnh này cuộc khủng hoảng có tác động nổi bật. Continue reading “Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21”

Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”

Bất bình đẳng có thể gây rạn nứt xã hội Trung Quốc

china

Nguồn: Chris Buckley, “Studies Point to Inequalities That Could Strain Chinese Society”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Chủ tịch Tập Cận Bình gọi nó là “Trung Quốc Mộng” của ông – một tầm nhìn về một xã hội gắn kết, bình đẳng, ngày càng giàu có và khỏe mạnh, và vui vẻ chấp nhận sự thống trị của Đảng Cộng sản, lòng yêu nước mạnh mẽ và những nguyên tắc truyền thống. Tầm nhìn đó, được chiếu trên các kênh TV và bảng hiệu ở khắp mọi nơi, đã thúc đẩy hứa hẹn của ông Tập rằng dưới chính quyền của ông, xã hội Trung Quốc sẽ trở nên bình đẳng hơn và công bằng hơn.

Nhưng hai nghiên cứu mới từ những viện nghiên cứu ở Bắc Kinh cho thấy rằng tuy người Trung Quốc vẫn chấp nhận nguyên trạng, dù không phải luôn luôn vui vẻ, nhưng ông Tập đang đối diện với một dòng chảy ngầm dai dẳng của sự bất mãn về bất bình đẳng thu nhập, cơ hội giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Sự rạn nứt xã hội này có thể trở nên rắc rối, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục sụt giảm. Continue reading “Bất bình đẳng có thể gây rạn nứt xã hội Trung Quốc”

Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ

san_francisco_homeless001_16x9

Nguồn: Joseph E.Stiglitz, “When Inequality Kills”, Project Syndicate, 7/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, giải Nobel kinh tế sẽ được trao một cách hoàn toàn xứng đáng cho Angus Deaton vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi xã hội”. Ngay sau khi giải thưởng được công bố vào tháng Mười, Deaton đã giới thiệu một công trình đáng ngạc nhiên với đồng tác giả Ann Case trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science[1]một bài nghiên cứu đáng lên báo chẳng kém gì lễ trao giải Nobel.

Sau khi phân tích nhiều dữ liệu liên quan tới sức khỏe và tình trạng tử vong của người Mỹ, Case và Daeton đã chỉ ra rằng tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của những người Mỹ da trắng trung niên đang đi xuống, nhất là với những người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Tự tử, ma túy và nghiện rượu là ba trong những nguyên nhân chính. Continue reading “Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ”