Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan

bhutan

Nguồn: Udisha Saklani & Cecilia Tortajada, “The China factor in India–Bhutan relations”, East Asia Forum, 15/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vòng 24 của cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc- Bhutan diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2016 đã đưa một số khía cạnh địa chính trị của Nam Á thành tâm điểm. Mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc với Pakistan, và gần đây hơn là Nepal, đã luôn khiến Ấn Độ quan ngại trong nhiều năm qua. Có vẻ như hiện giờ quốc gia này đang mở rộng sự hiện diện của mình trong dãy Himalaya thông qua những đàm phán với một quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ: Bhutan.

Gần đây có bằng chứng đáng kể về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Nam Á. Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp ước song phương với Nepal, sau khi Ấn Độ lên tiếng phản đối hiến pháp mới của Nepal và tạm thời chặn việc vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của Ấn Độ đến Nepal. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan”

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

rusvainobigafp12aug16

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “All the President’s Eunuchs”, Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thanh lọc một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình. Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – nạn nhân là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã bị thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino. Continue reading “Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin”

Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ

glob

Nguồn: Dani Rodrik, “Put Globalization to Work for Democracies,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một sinh viên Trung Quốc từng mô tả cho tôi chiến lược toàn cầu hóa của đất nước cậu. Trung Quốc, cậu nói, mở một ô cửa sổ với nền kinh tế thế giới, nhưng cũng phủ một tấm màn lên đó. Đất nước đã có bầu không khí tươi mới cần thiết – gần 700 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực kể từ đầu những năm 1980 – nhưng lũ muỗi cũng không thể vào được.

Trung Quốc đã hưởng lợi từ sự phát triển của thương mại và đầu tư xuyên quốc gia. Đối với nhiều người, đây là sự kỳ diệu của toàn cầu hóa. Continue reading “Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ”

Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP

gdp

Nguồn: Philipp Lepenies, “Why GDP?”, Project Syndicate, 16/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là thước đo quyền lực nhất trong lịch sử. Bộ Thương mại Mỹ gọi đó là “một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20.” Nhưng sự hữu ích và bền vững của nó phản ánh các thực tế chính trị, chứ không phải những cân nhắc về mặt kinh tế.

Đa số chúng ta hiểu GDP là thước đo sản lượng kinh tế của một quốc gia, được thể hiện bằng một giá trị tiền tệ duy nhất. Nhưng không chỉ có vậy. GDP, và tốc độ tăng trưởng của nó, là chỉ số phổ quát về sự phát triển, an sinh, và sức mạnh địa chính trị. Tăng trưởng GDP dương là mục tiêu của mọi chính phủ. Continue reading “Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP”

Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”

Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?

Israelus

Nguồn: Shlomo Ben – Ami, “How Israel is losing America”, Project Syndicate, 06/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà ngoại giao quá cố người Mỹ George Ball đã từng lập luận rằng Israel cần được giải cứu khỏi những chính sách tự sát dù bản thân Israel không mong muốn. Trong một bài báo năm 1977 trên tạp chí Foreign Affairs, ông đã kêu gọi thúc đẩy một cách cân bằng đối với các nước Ả Rập lẫn Israel để hướng tới hòa bình (thay vì ưu tiên lợi ích Israel hơn). Tuy nhiên trong khi lập trường thực dụng của Ball về xung đột Israel-Palestine không phải là hiếm trong giới quan chức ngoại giao Mỹ, nó vẫn nằm ngoài khả năng đối với giới cầm quyền chính trị ở Mỹ, vốn từ lâu đã duy trì một sự đồng thuận (ủng hộ) gần như thiêng liêng đối với Israel – cho đến tận bây giờ. Continue reading “Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?

negative ir

Nguồn: Robert Skidelsky, “The False Promise of Negative Interest Rates”, Project Syndicate, 24/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là người viết tiểu sử và một tín đồ của John Maynard Keynes, tôi thường được mọi người hỏi rằng: “Liệu Keynes sẽ nghĩ gì về lãi suất âm?”

Đó là một câu hỏi thú vị, gợi nhớ tới một đoạn trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát” (General Theory) của Keynes, trong đó ông chú thích rằng nếu chính phủ không thể nghĩ ra biện pháp nào hợp lý hơn để giải quyết tình trạng thất nghiệp (ví dụ như xây thêm nhà cửa), thì việc đút tiền vào chai rồi chôn xuống đất, xong lại đào lên vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Ông có thể sẽ nói điều tương tự về lãi suất âm: một biện pháp tuyệt vọng của những chính phủ không thể nghĩ ra một giải pháp nào khác. Continue reading “Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?”

Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá

ThinkstockPhotos-BU010994

Nguồn: Dani Rodrik, “Fairness and Free Trade”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống thương mại toàn cầu sẽ đứng trước một bước ngoặt quan trọng vào cuối năm nay, một bước ngoặt đã bị trì hoãn khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cách đây gần 15 năm. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu phải quyết định xem liệu họ có bắt đầu coi Trung Quốc như một “nền kinh tế thị trường” trong các chính sách thương mại của mình hay không. Thật không may là kể cả khi những tranh cãi đã leo thang trong suốt cả năm nay, những điều khoản xoay quanh lựa chọn này đảm bảo rằng sẽ chẳng có gì được thực hiện để giải quyết những khiếm khuyết ăn sâu trong chế độ thương mại toàn cầu. Continue reading “Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá”

Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump

donald-trump-foreign-policy-america-first

Nguồn: Yuriko Koike, “Trump’s Dengerous America First Campaign”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đầy lỗ mãng của Donald Trump đã khiến cả thế giới bối rối và kinh ngạc, có lẽ chỉ ngoại trừ Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đồng minh châu Âu khác theo chủ nghĩa dân túy của ông, như chính trị gia Pháp Marine Le Pen. Quả thực là khó có thể đánh giá được không chỉ việc ông Trump sẽ làm gì trên cương vị Tổng thống, mà còn là dân tộc, tôn giáo thiểu số, hay quốc gia nào bị ông ta coi thường nhất.

Kể tên bất kỳ một nhóm người hoặc quốc gia nào, và bạn gần như có thể cá rằng Trump đã từng xúc phạm họ. Ông ta gọi những người nhập cư Mexico là “tội phạm” và “những kẻ hiếp dâm” của nước Mỹ. Ông ta đã đề xuất ngăn cấm người Hồi giáo đến Mỹ. Ông ta đã quăng những lời lẽ công kích phân biệt giới tính vào những phụ nữ có địa vị, như chuyên gia về chính trị Megyn Kelly, người đã can đảm đứng lên chống lại ông ta. Trump cũng từng gọi những người khác là “đồ chó” và “những kẻ lười biếng béo ị”. Ông ta đã chế nhạo các đồng minh châu Á và châu Âu của Mỹ, đồng thời đổ lỗi cho Trung Quốc về các tai ương kinh tế của Hoa Kỳ. Continue reading “Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump”

Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc

rmb1

Nguồn: Arvind Subramanian, “The risks of China’s failure and success”, Project Syndicate, 14/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là  thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.

Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu). Continue reading “Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc”

Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?

HandChart

Nguồn: Anatole Keletsky, “When Things Fall Apart”, Project Syndicate, 31/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới ngày nay tồn tại một cảm giác về ngày tận thế, một dự cảm sâu sắc về sự tan rã của những xã hội đã từng ổn định trước kia. Những dòng dưới đây được trích trong tác phẩm bất hủ The Second Coming [Sự trở lại lần thứ hai] của đại thi hào W.B. Yeats:

“Mọi thứ đều tan vỡ; trung tâm không thể chống đỡ được

Sự vô chính phủ bao trùm lên khắp thế giới

Những điều tốt nhất thì thiếu niềm tin, trong khi điều tồi tệ nhất

Lại tràn đầy đam mê

Và loài quái thú hung dữ, thời của chúng cuối cùng cũng tới

Lê bước về Bethlehem để được tái sinh?”[1]

Yeats đã viết những dòng này vào tháng 1 năm 1919, hai tháng sau khi Thế chiến I kết thúc. Ông đã dự cảm rằng hoà bình sẽ sớm biến mất bởi những nỗi kinh hoàng lớn hơn. Continue reading “Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?”

Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ

jobseekers

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The New Generation Gap”, Project Syndicate, 16/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều thú vị đã xuất hiện trong mẫu hình bầu cử trên cả hai bờ Đại Tây Dương (ở cả châu Âu và Mỹ): Cách những người trẻ bỏ phiếu khác biệt rõ rệt so với những người lớn tuổi. Có vẻ như một sự phân chia rõ rệt đã xuất hiện, không dựa nhiều vào thu nhập, giáo dục, hay giới tính mà phụ thuộc vào việc người bỏ phiếu thuộc thế hệ nào.

Sự phân chia này xuất phát từ những nguyên nhân dễ hiểu. Thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi hiện nay có cuộc sống khác nhau. Quá khứ của họ khác nhau, và cả những triển vọng của họ cũng khác nhau. Continue reading “Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ”

Hồi kết cho toàn cầu hóa?

topic-globalization

Nguồn: Daniel Gros, “The End of Globalizaton?”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc vừa công bố rằng năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa kinh tế với thế giới từ cuối những năm 1970, xuất khẩu của nước này đã giảm so với năm trước. Và đó chưa phải là tất cả; xét trên khía cạnh giá trị, thương mại toàn cầu đã suy giảm trong năm 2015. Hiển nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?

Dù thương mại toàn cầu cũng từng suy giảm vào năm 2009, nhưng lý giải cho việc đó lại rất rõ ràng: thế giới đã trải qua sự sụt giảm mạnh về GDP vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm ngoái kinh tế thế giới đã tăng trưởng đáng kể, đạt mức 3%. Hơn nữa, các rào cản thương mại đã không gia tăng rõ rệt ở nơi nào cả, cộng thêm chi phí vận chuyển giảm xuống do sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Continue reading “Hồi kết cho toàn cầu hóa?”

Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc

china (1)

Nguồn: Rob Johnson, “The China Delusion”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc quản lý cơ chế tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đang tiếp tục làm xáo động các thị trường tài chính toàn cầu. Sự bất định kéo dài về khả năng phá giá đồng nhân dân tệ đang thổi bùng lên lo ngại rằng những hiệu ứng giảm phát sẽ càn quét qua các thị trường mới nổi đồng thời giáng một đòn mạnh lên các nền kinh tế phát triển, nơi mà lãi suất bằng hoặc xấp xỉ bằng không (và do đó không thể giảm tiếp để chống lại giảm phát do nhập khẩu giá rẻ). Sự bế tắc trong chính sách tài khóa ở cả châu Âu và Mỹ đang làm gia tăng thêm những quan ngại này.

Nhưng quan ngại về tỷ giá hối đoái hiện nay thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy một thực tế rằng sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang một chiến lược dựa vào tiêu dùng trong nước đang diễn ra không thuận lợi như kỳ vọng. Continue reading “Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc”

Những người ‘cuồng Nga’ ở Đức

20160206_EUD001_0

Nguồn: German Russophiles: Bear backers”, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Hoài niệm về chính sách hướng Đông “Ostpolitik” đang làm nhiễu chính sách đối ngoại Đức.

Trong tuần này Horst Seehofer, Thủ hiến bang Bavaria và là một đồng minh khó chịu của Thủ tướng Angela Merkel, đã gây xáo trộn chính sách ngoại giao Đức bởi cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chuyến viếng thăm này của ông Seehofer không gây nên tác động chính thức. Tuy nhiên, việc ôm thân mật một nhà lãnh đạo mà bà Merkel đang đối xử một cách thận trọng đã khiến “chính sách hướng Đông” , hay Ostpolitik, vốn đã gây nhiều tranh cãi của Đức càng trở nên rắc rối hơn. Continue reading “Những người ‘cuồng Nga’ ở Đức”

Nợ bao nhiêu là quá nhiều?

debtnew

Nguồn: Robert Skidelsky, “How Much Debt is Too Much”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có tồn tại một tỉ lệ nợ/thu nhập đối với hộ gia đình hay tỉ lệ nợ/GDP mà “an toàn” đối với các chính phủ không? Trong cả hai trường hợp trên, câu trả lời là có. Và trong cả hai trường hợp này, không thể nói chính xác tỉ lệ đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề này đã trở thành câu hỏi cấp thiết nhất về kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện tại, không chỉ bởi sự leo thang của những khoản nợ hộ gia đình và nợ chính phủ kể từ năm 2000, mà quan trọng hơn là những quan ngại về nợ chính phủ hiện đang trở nên rõ rệt hơn.

Theo một báo cáo năm 2015 của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, những khoản vay nợ hộ gia đình tại nhiều nước phát triển đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 200% thu nhập trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2007. Kể từ đó, các hộ gia đình ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 phần nào đã thoái nợ, nhưng tỉ lệ vay nợ hộ gia đình ở hầu hết các cường quốc phát triển vẫn tiếp tục tăng. Continue reading “Nợ bao nhiêu là quá nhiều?”

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”