Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Pháp thời nào cũng có những nhà trí thức nổi tiếng trong nước và thế giới. Ở đây xin giới thiệu sơ qua một gương mặt được gọi là nhà trí thức siêu sao, triết gia siêu sao (super star intellectual, super star philosopher) của nước Pháp thời nay.

Đó là Bernard-Henri Lévy mà người Pháp ưa nói ngắn thường gọi tắt là BHL.

Triết gia kiêm nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim và đạo diễn điện ảnh sinh năm 1948 này là tác giả của hàng tá đầu sách và nhiều bộ phim. Trong đó ba cuốn sách Ngỡ ngàng nước Mỹ (American Vertigo), Sự man rợ mang bộ mặt con người (Barbarism with a Human Face), Ai giết Daniel Pearl? (Who Killed Daniel Pearl?) và hai bộ phim tài liệu Bosna!Một ngày tại Sarajevo chết chóc (A Day in the Death of Sarajevo) từng làm châu Âu và khắp thế giới biết đến tên tuổi Bernard-Henri Lévy. Continue reading “Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay”

Nước Mỹ trong mắt người Pháp

 

 Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày nay, các tin tức về nước Mỹ luôn tràn ngập báo, đài, mạng khắp thế giới, tới mức dân chúng các nước biết về các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiều hơn biết về các nghị sĩ hoặc các nhà lãnh đạo của chính nước mình. Nhưng không dễ có được cái nhìn tổng quát về nước Mỹ, bởi lẽ đất nước này quá rộng lớn, nhất là quá đa dạng, đa nguyên, và sôi động, biến đổi, sáng tạo từng giờ từng phút. Để hiểu nước Mỹ thì không những chỉ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, lướt mạng, mà cần đọc những cuốn sách do các nhà thông thái viết. Dường như người Pháp, chứ không phải người Mỹ, viết được những cuốn sách hay nhất về nước Mỹ. Continue reading “Nước Mỹ trong mắt người Pháp”

Bước đường cùng của Assad

24a96a9c

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Assad Dead End”, Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hãy bỏ qua những nguyên tắc và đạo đức. Bỏ qua hoặc cố bỏ qua gần 250.000 cái chết mà Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, kể từ khi chọn cách đáp lại cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Syria bằng bạo lực. Để sang một bên sự thật rằng các lực lượng của chính quyền Assad đã gây ra số người chết nhiều hơn gấp từ 10 đến 15 lần so với Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ mà các clip hành quyết man rợ của chúng đã làm lu mờ những vụ thảm sát ít được biết tới của nhà độc tài ở Syria. Nhưng kể cả nếu bạn loại bỏ những điều này khỏi suy nghĩ của mình thì một chính sách Syria trong đó coi Assad là một sự “thay thế” cho IS vẫn đơn giản là không thể khả thi. Continue reading “Bước đường cùng của Assad”

Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu

schrank_immigration

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Price of European Indifference, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tranh cãi xung quanh vấn đề nhập cư của châu Âu đang diễn ra theo một chiều hướng đáng lo ngại.

Câu chuyện bắt đầu với sự hình thành của một khái niệm chung chung (một sự rắc rối về pháp lý), đó là “người di cư”. Khái niệm này làm mờ đi sự khác biệt vốn quan trọng về mặt luật pháp giữa di cư kinh tế và di cư chính trị, giữa những người tìm cách thoát ly sự nghèo đói và những ai bị xua đuổi khỏi quê hương bởi chiến tranh. Không giống những di dân kinh tế, những người chạy trốn áp bức, khủng bố và thảm sát có quyền tị nạn không thể bị chối từ, và điều này liên quan đến nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế phải cung cấp nơi trú ẩn vô điều kiện cho họ. Continue reading “Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu”

Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?

Spiegel-cover2

Nguồn: Bernard-Henri Lévy, “In Defense of Angela Merkel,” Project Syndicate, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

Việc trang bìa gần đây của tuần báo Der Spiegel đăng tải hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trước tòa thành cổ Acropolis với những sĩ quan Đức Quốc xã đứng xung quanh đã giúp thể hiện một điều quan trọng: cuối cùng thì vấn đề phong trào bài Đức (Germanophobia) ở châu Âu đã được bộc lộ theo một cách không thể tránh khỏi.

Sự lăng mạ nước Đức đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Những cuộc biểu tình tại đảo Síp vào tháng 3 năm 2013 đi kèm những băng rôn mang hình ảnh châm biếm bà Merkel được hóa trang giống như Adolf Hitler. Cùng thời điểm đó tại Valencia, Tây Ban Nha, nhân lễ hội Falles hàng năm, bà Merkel trong hình nộm một bà hiệu trưởng ghê gớm đang thuyết giảng cho người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha và các Bộ trưởng của ông về “Mười điều răn của Angela – Kẻ hủy diệt.” Hình nộm đó cuối cùng đã bị đốt cháy trong ngọn lửa ăn mừng Thánh Joseph. Continue reading “Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?”