Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-coup

Nguồn: Sinan Ulgen, “The Strategic Consequences of Turkey’s Failed Coup”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ dân cử thường làm dấy lên làn sóng phân tích về định hướng tương lai của đất nước sau khi chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nhưng các cuộc đảo chính thất bại cũng có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy không kém. Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ hướng tới những biến động đáng kể. Continue reading “Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ”

Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?

20151205_map505

Nguồn: “Why the Middle East’s Sunnis feel they are victims”, The Economist, 3/12/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm    | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Đã có thời kỳ các tín đồ Hồi giáo dòng Shia, phân nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh chính của đạo Hồi, than vãn rằng địa vị của họ chẳng khác gì kẻ thua cuộc bị truy đuổi khắp nơi và cầu nguyện đức Mahdi[1] quay trở lại để khôi phục vinh quang cho họ. Các vụ đánh bom tự sát đầu tiên trong những năm 1980 là do những người Shia thực hiện, với mong muốn rằng thế giới sau đó sẽ được cải thiện. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chính những tín đồ dòng Sunni, chiếm khoảng 85% trong tổng số 1,6 tỷ người theo đạo Hồi trên thế giới, lại thể hiện hình ảnh của mình như những nạn nhân. Làm thế nào mà bộ phận chiếm đa số trong tôn giáo lớn thứ hai thế giới lại đi đến tình trạng than thân trách phận như vậy? Continue reading “Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?”

Đã đến lúc các cường quốc bậc trung thể hiện vai trò

141344636

Nguồn: Gareth Evans, “Time for the middle power to step up”, East Asia Forum, 21/07/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vai trò lãnh đạo là một trong những điều mà đôi khi sẽ là khôn ngoan nếu thận trọng trước những gì mà bạn mong muốn. Trong bối cảnh an ninh Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay, có quá nhiều sự bận tâm về việc ai đang và sẽ trở thành nước dẫn đầu trong khối, song song với đó là quá ít sự đầu tư để xây dựng những dàn xếp hợp tác giúp tăng cường an ninh khu vực và cải thiện cuộc sống của người dân  – bất kể ai là là nước có GDP lớn nhất và trong bao lâu, ai có quân đội mạnh nhất, có nhiều đồng minh và đối tác nhất hay nước nào có sức mạnh mềm hiệu quả nhất.

Sự không sẵn lòng của giới lãnh đạo Mỹ và những người khao khát nắm giữ chức Tổng thống khi trình bày một cách công khai, trên toàn cầu cũng như trong khu vực, về một vấn đề nào đó khác ngoài sự cần thiết duy trì sự “thống trị”, “lãnh đạo”, “ưu việt” hay “thắng thế” của Mỹ có xu hướng tự trở thành hiện thực, và chắc chắn sẽ gây ra một kiểu phản ứng ngược giống như những gì chúng ta thấy ở Bắc Kinh trên Biển Đông. Continue reading “Đã đến lúc các cường quốc bậc trung thể hiện vai trò”

Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm

lead_large

Nguồn: Barry Eichengreen, “China the Responsible Stakeholder”, Project Syndicate, 10/06/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến với châu Á và bạn sẽ nghe thấy một chuỗi những điều đáng lo ngại về việc Trung Quốc đang bành trướng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment – AIIB) đã được thành lập trong đó chính phủ Trung Quốc nắm giữ 30% cổ phần. Bên cạnh đó còn có dự án Nhất Đới, Nhất Lộ (One Belt, One Road) nhằm phát triển “Con đường tơ lụa” mới mở rộng qua khu vực Trung Á cùng với một tuyến đường tơ lụa trên biển nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Trung Đông, và cuối cùng là châu Âu.

Về mặt tài chính, Trung Quốc đang thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế. Đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường khẳng định lợi ích quân sự của mình bằng việc đẩy mạnh tranh chấp trên quần đảo Trường Sa và xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm”

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”

Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?

Spiegel-cover2

Nguồn: Bernard-Henri Lévy, “In Defense of Angela Merkel,” Project Syndicate, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

Việc trang bìa gần đây của tuần báo Der Spiegel đăng tải hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trước tòa thành cổ Acropolis với những sĩ quan Đức Quốc xã đứng xung quanh đã giúp thể hiện một điều quan trọng: cuối cùng thì vấn đề phong trào bài Đức (Germanophobia) ở châu Âu đã được bộc lộ theo một cách không thể tránh khỏi.

Sự lăng mạ nước Đức đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Những cuộc biểu tình tại đảo Síp vào tháng 3 năm 2013 đi kèm những băng rôn mang hình ảnh châm biếm bà Merkel được hóa trang giống như Adolf Hitler. Cùng thời điểm đó tại Valencia, Tây Ban Nha, nhân lễ hội Falles hàng năm, bà Merkel trong hình nộm một bà hiệu trưởng ghê gớm đang thuyết giảng cho người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha và các Bộ trưởng của ông về “Mười điều răn của Angela – Kẻ hủy diệt.” Hình nộm đó cuối cùng đã bị đốt cháy trong ngọn lửa ăn mừng Thánh Joseph. Continue reading “Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?

Nguồn: Mike M. Mochizuki & Samuel Parkinson Porter (2013). “Japan under Abe: Toward Moderation or Nationalism?”, The Washington Quarterly,  Vol. 36, No. 4, pp. 25–41.>>PDF

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản 

Vào tháng 7 năm 2013, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đối tác liên minh, Đảng Kōmeitō (Đảng Công Minh), đã giành được chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Trong tổng số 121 ghế tranh cử, LDP đã giành được 65 ghế và Đảng Kōmeitō giành được 11 ghế. Với chiến thắng này, liên minh cầm quyền LDP- Kōmeitō kiểm soát 135 ghế trong tổng số 242 ghế (chiếm khoảng 55%) của Thượng viện. Chiến thắng này tiếp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 12 năm 2012 vốn đã đưa ông Shinzō Abe và LDP quay lại nắm quyền bằng việc giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế. Continue reading “#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?”