Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc

irrawaddy-myitsone-project0

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Dam Problem With Myanmar,” Project Syndicate, 12/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc là một nước hâm mộ cuồng nhiệt đập thủy điện. Thật vậy, trong 50 năm qua, nước này đã xây dựng nhiều con đập hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Nhưng có một con đập mà Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được: Đập Myitsone ở Myanmar. Và có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Hoa không thể bỏ qua chuyện này.

Đập Myitsone dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Irrawaddy, thủy mạch của Myanmar. Nó được thiết kế như một dự án thủy điện, từ đó tạo ra năng lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, ở thời điểm nền kinh tế Myanmar đang phụ thuộc vào người hàng xóm khổng lồ của mình. Bị cai trị bởi một chính quyền quân sự tàn bạo, Myanmar phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nặng nề do Mỹ dẫn đầu và sự cô lập quốc tế rộng khắp. Continue reading “Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc”

Tiền đồn ‘thực dân’ của Trung Quốc tại Pakistan

pcec-2-638

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Pakistani outpost”, Project Syndicate, 26/05/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống một học sinh cá biệt chuyên bắt nạt bạn bè, Trung Quốc lớn và mạnh, nhưng không có nhiều bạn. Quốc gia này vừa cùng Hoa Kỳ thông qua những lệnh cấm vận quốc tế mới lên quốc gia từng như là chư hầu của mình – Bắc Triều Tiên, do đó Trung Quốc giờ chỉ còn lại duy nhất một đồng minh thực sự: Pakistan. Nhưng với những gì Trung Quốc đang bòn rút từ quốc gia láng giềng này – chưa tính đến những gì nó bòn rút từ các quốc gia láng giềng khác – lãnh đạo Trung Quốc dường như rất hài lòng.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc và Pakistan “gần gũi như môi với răng” nhờ những liên kết về địa lý. Chính phủ Trung Quốc cũng gọi Pakistan là “người bạn không thể thay thế trong mọi hoàn cảnh.” Hai quốc gia này thường xuyên khoe khoang về “tình anh em sắt đá” của họ. Năm 2010, Syed Yousuf Raza Gilani, người lúc đó là thủ tướng Pakistan, đã ca ngợi mối quan hệ này một cách đầy thi vị, miêu tả nó “cao hơn núi, sâu hơn đại dương, vững chắc hơn thép, và ngọt ngào hơn cả mật.” Continue reading “Tiền đồn ‘thực dân’ của Trung Quốc tại Pakistan”

Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út

1031830831

Nguồn: Brahma Chellaney, “Saudi Arabia’s Phony War on Terror,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc ngăn chặn tai họa chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo là bất khả nếu không ngăn chặn được tư tưởng thúc đẩy nó: Chủ nghĩa Wahhab (đặt tên theo người sáng lập là Muhammad Ibn Abd al-Wahhab – NBT), một nhánh thuộc chủ nghĩa chính thống cực đoan dòng Sunni tôn thờ thánh Alah như vị chúa trời duy nhất cũng như tán dương các cuộc thánh chiến Hồi giáo mà sự bành trướng quốc tế của nó đã được bảo trợ bởi các quốc gia Hồi giáo giàu dầu mỏ, đặc biệt là Ả-rập Xê-út. Đó là lý do tại sao liên minh chống khủng bố do quốc gia này dẫn dắt mới được thông báo gần đây, Liên minh Quân sự Hồi giáo Chống Khủng bố, vấp phải sự hoài nghi sâu sắc. Continue reading “Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út”

Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây

More-jihadists

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Western Roots of Anti-Western Terror,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo ở Paris đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các nước phương Tây không thể hạn chế được – chưa nói đến miễn nhiểm khỏi – những hậu quả không mong muốn của sự can thiệp của họ ở Trung Đông. Sự tan rã của Syria, Iraq, và Libya, cùng với cuộc nội chiến đang xé nát Yemen, đã tạo ra những chiến trường giết chóc khổng lồ, làm dấy lên những làn sóng người tị nạn, và kích động những chiến binh Hồi giáo cực đoan, những kẻ sẽ tiếp tục là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế trong nhiều năm tới. Và phương Tây có liên quan rất lớn tới điều này.

Rõ ràng, sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông không phải là hiện tượng mới. Trừ những trường hợp ngoại lệ của Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi cường quốc khu vực ở Trung Đông đều là một cấu trúc hiện đại được tạo ra chủ yếu bởi Anh và Pháp. Các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001 chỉ đại diện cho nỗ lực gần đây nhất của các cường quốc phương Tây nhằm định hình địa chính trị của khu vực. Continue reading “Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây”