Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte

duterte

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Contradictions of Duterte’s Presidency”, East Asia Forum, 04/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhậm chức chưa đầy ba tháng, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải đối mặt với một nghịch lý quyền lực. Duterte đã tập trung đủ quyền lực chính trị để tái cơ cấu và làm hồi sinh các thể chế yếu kém của nhà nước này. Ông nhanh chóng mở rộng quyền kiểm soát lên hệ thống chính trị, biến bản thân mình thành tổng thống quyền lực nhất tại Philippines kể từ khi chế độ Ferdinand Marcos sụp đổ.

Không lâu trước đó, Duterte từng bị coi là một kẻ ngoại đạo, không có chỗ đứng trong nền chính trị dòng chính của Philippines. Giờ đây ông đang nắm thế “siêu đa số” trong quốc hội, điều theo nhiều nhà phê bình đã biến quốc hội thành cơ quan “đóng dấu” cho các quyết định của tổng thống. Nhà lãnh đạo Philippines cũng đã “bẻ nanh vuốt” của một hệ thống tòa án vốn lâu nay thiếu ngân sách và yếu ớt, một cơ quan vốn đang nỗ lực nhằm kìm hãm chiến dịch chống ma túy triệt để của ông (trong đó có việc tiêu diệt tội phạm không qua xét xử – NBT). Continue reading “Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte”

Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc

irrawaddy-myitsone-project0

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Dam Problem With Myanmar,” Project Syndicate, 12/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc là một nước hâm mộ cuồng nhiệt đập thủy điện. Thật vậy, trong 50 năm qua, nước này đã xây dựng nhiều con đập hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Nhưng có một con đập mà Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được: Đập Myitsone ở Myanmar. Và có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Hoa không thể bỏ qua chuyện này.

Đập Myitsone dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Irrawaddy, thủy mạch của Myanmar. Nó được thiết kế như một dự án thủy điện, từ đó tạo ra năng lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, ở thời điểm nền kinh tế Myanmar đang phụ thuộc vào người hàng xóm khổng lồ của mình. Bị cai trị bởi một chính quyền quân sự tàn bạo, Myanmar phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nặng nề do Mỹ dẫn đầu và sự cô lập quốc tế rộng khắp. Continue reading “Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp

burkini

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Burqa and French Values”, Project Syndicate, 25/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều cơ quan truyền thông phương Tây chỉ trích đạo luật năm 2010 của Pháp về việc cấm che mặt, cụ thể là những chiếc khăn burqa được sử dụng để che đi khuôn mặt và toàn bộ cơ thể của phụ nữ, và sắc lệnh vừa được ban hành vào năm nay cấm sử dụng đồ bơi toàn thân “burkini” tại những bãi biển công cộng cũng đã thu hút nhiều sự chú ý tiêu cực.[1] Việc chỉ trích Pháp trên mặt báo không còn là điều gì mới mẻ, nhưng những người chỉ trích động thái này đã bỏ qua những yếu tố lịch sử và chính trị – xã hội, lý do khiến đa số người Pháp ủng hộ chúng.

Đầu tiên, chủ nghĩa thế tục – hay còn gọi là laïcité – là một nguyên tắc đã định hình xã hội Pháp. Theo Hiến pháp Pháp – mà trong đó tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận được bảo vệ – tất cả công dân có thể chọn theo bất kỳ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào cả; nói cách khác, họ có thể chỉ trích và nhạo báng các đức tin và phong tục tôn giáo. Continue reading “Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp”

Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?

distrust

Nguồn: Ngaire Woods, “Why Don’t We Trust Our Leaders?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở những nền dân chủ tiến bộ ngày nay, lãnh đạo chính trị đang ngày càng trở thành một khả năng mở ai cũng có thể tham gia tranh giành.  Các cử tri, rõ ràng đã quá mỏi mệt với tình trạng hiện tại, muốn thay đổi ở tầng lớp trên, khiến thậm chí các chính trị gia dòng chính của các chính đảng lớn cũng phải vật lộn để bổ nhiệm những lãnh đạo mà họ muốn.

Tại Anh, nỗ lực bãi nhiệm nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn của các nghị sĩ Công Đảng đã bị cản trở. Tại Nhật, Hiroya Masuda, người được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đề bạt cho vị trí thống đốc thành phố Tokyo, đã thất bại thảm hại trước Yuriko Koike. Còn ở Mỹ, Đảng Cộng hòa muốn bất kỳ ai trừ Donald Trump được đề cử làm ứng viên tổng thống, nhưng phần thắng vẫn về tay Trump. Và trong khi Đảng Dân chủ đang được đại diện bởi ứng viên sáng giá nhất của họ, Hillary Clinton, thì đối thủ cùa bà, Bernie Sanders, đã chống trả mạnh mẽ hơn những gì mọi người mong đợi. Continue reading “Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?”

Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin

russian_fascism

Nguồn: Vladislav Inozemtsev, “Russia’s Flirtation with Fascism”, Project Syndicate, 29/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm gần đây, các nhà làm chính sách phương Tây đã gặp nhiều khó khăn trong việc xếp loại hệ thống chính trị của Nga, đa phần họ dùng đến những thuật ngữ như “dân chủ phi tự do” hay “chủ nghĩa chuyên chế.”

Tuy nhiên, hệ thống của Nga nên được xếp vào dạng chế độ “tiền phát xít” (proto-fascist) – nhẹ nhàng hơn chế độ phát xít của các quốc gia châu Âu giai đoạn 1920 – 1930, nhưng vẫn sở hữu những yếu tố cốt lõi của những chế độ ấy. Những yếu tố này bao gồm cấu trúc kinh tế chính trị của Nga; sự lý tưởng hóa nhà nước như một nguồn thẩm quyền đạo đức; và dạng quan hệ quốc tế đặc thù của Nga. Continue reading “Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin”

Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?

opec-1024x640

Nguồn: Anas Alhajji, “The Death of OPEC”, Project Syndcate, 26/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã chết. Saudi Arabia đã giết nó. Hiện tại, OPEC chỉ là một cái xác sống vô hại, thu hút sự chú ý, nhưng không có bất cứ ảnh hưởng nào đến thế giới thực.

Chỉ một số ít nhận ra cái chết của OPEC bởi một lý do đơn giản: nó chưa bao giờ thật sự sở hữu tầm ảnh hưởng lớn lao như người ta hằng tưởng. Nó chưa bao giờ là một cartel sở hữu quyền lực thị trường độc quyền đúng nghĩa. Bất kỳ ai có suy nghĩ ngược lại đều đã nhầm lẫn gán cho nó thứ quyền lực thị trường thực ra của Saudi Arabia. Continue reading “Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?”