#108 – Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu

Nguồn: Michael McFaul (2004). “Democracy Promotion as a World Value”, The Washington Quarterly, Vol. 28, No. 1, pp. 147-163.

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Sau vụ khủng bố ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã hùng hồn cam kết sẽ đưa công cuộc thúc đẩy dân chủ trên thế giới trở thành một mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ, nhấn mạnh những động cơ đạo đức và chiến lược khi mở rộng tự do khắp toàn cầu. Cùng thời điểm đó, nước Mỹ trong mắt chính phủ các nước và các cộng đồng trên khắp thế giới cũng không còn được ưa chuộng và ngưỡng mộ như trước.  Mặc dù gốc rễ của vấn đề này rất sâu xa, nhưng sự trỗi dậy gần đây nhất của chủ nghĩa bài Mỹ chủ yếu xuất phát từ sáng kiến chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Bush, đó là việc xâm lược Iraq, Continue reading “#108 – Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu”

#103 – Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hóa?

Blog.Democracia

Nguồn: Yu Liu & Dingding Chen (2012). “Why China will Democratize”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 1, pp. 41 – 63.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?

Đằng sau vẻ bề ngoài đình trệ của môi trường chính trị trong nước, có nhiều dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi về chính trị mang tính căn bản đang diễn ra tại Trung Quốc. Vào mùa thu năm 2011, một nhóm các công dân độc lập với số lượng lớn bất thường đã thực hiện nhiều chiến dịch gây tiếng vang nhằm cạnh tranh các vị trí đại biểu tại nhiều hội đồng địa phương. Cùng thời gian đó, nhiều nhóm ”cư dân mạng” đã đến một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Sơn Đông với mục đích thăm Trần Quang Thành, một nhà hoạt động nhân quyền đang bị quản thúc tại gia, bất chấp các báo cáo liên tiếp về việc những người đến thăm ông trước đó bị đánh đập. Tháng 7 năm 2011, Continue reading “#103 – Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hóa?”

#87 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 2)

Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)

Quốc hội

Hầu hết những người bất đồng quan điểm và các tiếng nói phê bình trong nội bộ Đảng yêu cầu vai trò lớn hơn dành cho các trí thức không phải đảng viên trong hoạch định chính sách và cởi mở hơn đối với các quan điểm kinh tế và chính trị. Chỉ một ít quan điểm cho rằng cần phải thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng, và thậm chí còn ít người hơn kêu gọi nên giải tán Đảng. Mô hình Hungary, theo đó các đảng đối lập hình thành từ trong nội bộ đảng và đảng cộng sản giữ lại vai trò lãnh đạo về chính trị và điều hành đất nước, thu hút được sự ủng hộ của nhiều người. Continue reading “#87 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 2)”

#86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)

Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Đến giờ phút này, tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không một thế lực trong và ngoài nước nào có thể tiêu diệt được Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có Đảng tự làm suy yếu chính mình khi không chịu thích nghi với tình hình mới.                                                                                                                                                                                        – Tướng Trần Độ

Đầy tớ thì đi Volga

Bố con Ông chủ ra ga đón tàu Continue reading “#86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)”

#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực

Nguồn: Amin Saikal (2011). “Authoritarianism, revolution and democracy: Egypt and beyond”, Australian Journal of International Affairs, Vol. 65, No. 5, pp. 530-544.

Biên dịch: Đào Anh Dũng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Các cuộc nổi dậy vì dân chủ của người dân Ả-rập là tự phát, nhưng có lẽ không hoàn toàn bất ngờ. Chúng xảy ra trong bối cảnh bất đồng gia tăng giữa giai cấp thống trị và bị trị, áp bức chính trị, bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các thay đổi về nhân khẩu học, nạn thất nghiệp và các thất bại trong chính sách ngoại giao. Mặc dù các cuộc nổi dậy bắt đầu ở Tunisia, nhưng chính trường hợp Ai Cập mới khắc họa tình hình một cách rõ nét hơn cũng như cho thấy tác động của nó đến phần còn lại của thế giới Ả-rập. Lúc này không thể biết kết cục sẽ ra sao. Nhưng chắc chắn nhân dân các nước Ả-rập vừa bắt đầu một hành trình dài mưu cầu sự tự quyết đúng nghĩa. Cuộc hành trình sẽ gian nan và đầy bất trắc đối với nhân dân Ả-rập và các dân tộc khác, nhưng phải coi đó là một phần của quá trình quá độ từ quá khứ độc tài sang tương lai đa nguyên chính trị. Continue reading “#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực”

#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Nguồn: Lucan Way (2011), “Comparing the Arab Revolts: The Lessons of 1989”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 4, October 2011, pp. 13-23.

Biên dịch: Phạm Văn Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Mùa xuân Ả-rập” ngay từ khi nổ ra đã là một đề tài làm gia tăng nhanh chóng những so sánh với những sự kiện năm 1989, và quả đúng như vậy.[1] Hai thập niên kể từ khi Đông Âu cộng sản sụp đổ, chúng ta đã có những bài học đắt giá về sự chuyển tiếp thể chế, qua đó giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn về những gì đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi ngày nay. Đáng tiếc là việc so sánh này không làm cho chúng ta lạc quan về triển vọng dân chủ trong ngắn hạn tại đó. Những tương đồng và dị biệt khi đem so sánh với các sự kiện xảy ra vào năm 1989 Continue reading “#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”

Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?

Nguồn: Jamil Anderlini, “How long can the Communist party survive in China?” Financial Times Magazine, 20 September 2013.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi nền kinh tế chững lại và sự bất mãn của tầng lớp trung lưu tăng lên, giờ đây câu hỏi trên được đặt ra không chỉ ở bên ngoài mà ngay cả chính trong lòng Trung Quốc. Ngay ở Trường Đảng Trung ương người ta cũng đang bàn luận về một điều húy kỵ: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.

Nằm giữa ngôi trường đào tạo tình báo hàng đầu Trung Quốc và Di Hòa Viên của các hoàng đế xưa kia ở phía Tây Bắc Kinh là địa điểm duy nhất ở nước này nơi sự sụp đổ của đảng cộng sản cầm quyền có thể được thảo luận công khai mà người ta không sợ bị trừng phạt. Nhưng địa chỉ rợp bóng cây này không phải là nơi đóng trụ sở của những viện nghiên cứu tư vấn chính sách theo tư tưởng tự do được Mỹ tài trợ hay cứ địa của một tổ chức bất đồng chính kiến ngầm. Đó là nơi đóng trụ sở của Trường Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, viện đào tạo giới tinh hoa cho các nhà lãnh đạo độc tài của nước này vốn được miêu tả trong tuyên truyền chính thức là “lò tôi luyện tinh thần của các đảng viên”. Continue reading “Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?”

#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc

Nguồn: Liu Xiaobo (2006). “Liu Xiaobo on China’s Quest for Democracy”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 1, January 2011, pp. 152-166.>>PDF

Biên dịch Hiệu đính: Lý Song Anh

Giới thiệu

Ngày 8-10, Ủy ban Nobel của Na Uy thông báo Giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ được trao cho Lưu Hiểu Ba  – nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang bị giam giữ “vì cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông vì quyền con người cơ bản ở Trung Quốc.” Ông Lưu – tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận – là một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân chủ Trung Quốc từ thời những sự kiện dẫn tới cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông bị bỏ tù trong thời gian 1989-91 và 1996-99. Các hoạt động của ông trong thập niên vừa qua bao gồm việc làm chủ tịch Trung tâm Independent Chinese PEN Center và là biên tập viên của tạp chí Trung Hoa Dân chủ [Democratic China]. Ông là người soạn thảo chính và là người ký tên quan trọng trong Hiến chương 08, một văn kiện mô phỏng theo Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Continue reading “#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”