Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc

Nguồn: Lizzi C. Lee, “Xi Jinping Doesn’t Have an Answer for China’s Demographic Crisis,” Foreign Policy, 28/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi về “dân số chất lượng cao” đã bỏ qua những vấn đề thực sự của đất nước.

Bài viết gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên Cầu Thị, tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản chuyên định hướng ý thức hệ và chính sách cốt lõi, đã xem những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc là một cơ hội chiến lược. Bài viết đưa ra tầm nhìn chi tiết nhất cho đến nay của Tập để giải quyết tình trạng dân số già hóa của đất nước: chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động, do dân số thúc đẩy, sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự đổi mới, giáo dục, và năng suất. Tuy nhiên, ẩn sau những lời lẽ hoa mỹ là một khái niệm quen thuộc và gây tranh cãi: nhân khẩu tố chất, hay “chất lượng dân số.” Continue reading “Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc”

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm

Nguồn: Wataru Suzuki, “China’s kindergarten closures foreshadow economic hit from falling births,” Nikkei Asia, 27/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với 20.000 trường học đóng cửa trong hai năm, Bắc Kinh đang tìm giải pháp cấp bách khi lực lượng lao động bị thu hẹp

Trường Mầm non Thiên thần, một trường mầm non quốc tế tư thục ở ngoại ô Thanh Phố, phía tây Thượng Hải, từng tự hào có 16 phòng học, hai sân chơi lớn, đội ngũ nhân viên y tế riêng và giáo viên nước ngoài thuộc chương trình giảng dạy song ngữ. Nhưng giờ đây, trường đã đóng cửa – vĩnh viễn. Continue reading “Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm”

Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiếm, “陈剑:百年未有之人口变动——引发的变局”, Aisixiang, 01/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Lý Văn Trung Công toàn tập quyển 19, Lý Hồng Chương đã đề cập đến “những thay đổi chưa từng thấy trong ba nghìn năm”. Hiện nay, những thay đổi được nhắc đến nhiều nhất là những thay đổi chưa từng thấy trong một trăm năm. Dù là trăm năm hay nghìn năm thì cũng phải thừa nhận rằng, thời đại của chúng ta đang nảy sinh những biến đổi chóng mặt.

Trong cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949, người ta đã sử dụng các yếu tố nhân khẩu học để giải thích cho sự phát sinh của cuộc cách mạng này, nhưng sau đó, điều này đã bị các nhà sáng lập Trung Quốc Mới phủ nhận. Theo thiển ý của tôi, có sự hợp lý nhất định khi sử dụng việc dân số quá đông để giải thích cho sự phát sinh của cuộc Cách mạng Trung Quốc. Tất nhiên, nó không sâu sắc và hữu hiệu như lý thuyết của các nhà sáng lập. Continue reading “Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc”

Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc

Nguồn: Zhongwei Zhao và Guangyu Zhang, “The reality of China’s fertility decline”, East Asia Forum, 08/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc nới lỏng chính sách một con vào năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn chính sách này vào năm 2015 chỉ tạo ra một mức tăng nhỏ và tạm thời trong mức sinh của Trung Quốc. Tổng tỷ lệ sinh của Trung Quốc tiếp tục giảm từ 1,6 ca sinh sống trên một phụ nữ vào năm 2017 xuống còn 1,3 ca vào năm 2020. Do sự thay đổi này, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Trung Quốc giảm xuống mức thấp mới là dưới 0,3% vào năm 2020.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định thực hiện chính sách ba con mới vào tháng 5 năm 2021. Những lo ngại lan rộng về mức sinh giảm và dân số giảm nhanh đã làm đảo lộn chính sách kéo dài nửa thế kỷ, ban đầu được thực hiện nhằm hạn chế quy mô dân số. Có một số điểm rất quan trọng khi xem xét mức sinh thấp và tốc độ tăng dân số của Trung Quốc, cũng như tác động của vấn đề này và cách xử lý chúng trong những thập niên tới. Continue reading “Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc”

Tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu

Chương trình bình luận Toàn cảnh thế giới trên VTV 1 ngày 06/06/2021 về tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu. Chương trình có sự tham gia bình luận của BTV Phương Huyền và TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore.

Continue reading “Tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học”

Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn: China Briefing, “China’s Census 2021: 5 Takeaways for Foreign Investors”, 19/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc năm 2021 mới đây đã hé lộ một số xu thế, ví dụ như tốc độ tăng dân số chậm lại, nhưng đồng thời cung cấp phương hướng rõ ràng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Dưới đây là năm xu thế dân số mà cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc hé lộ và ý nghĩa của chúng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đối với sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và đối với sự phát triển vĩ mô của Trung Quốc. Continue reading “Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài”