Thế giới hôm nay: 15/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đạt mốc 2 triệu, và số ca tử vong cũng tăng lên trên 120.000. Trong khi một số chính phủ (Pháp và Ấn Độ) tăng cường phong tỏa, số khác cho rằng đã vượt qua đỉnh dịch và đang mở cửa trở lại nền kinh tế của họ. Một số doanh nghiệp ở Áo và Ý đã hoạt động trở lại, và một số người Tây Ban Nha cũng đã đi làm lại.

Xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 3 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, ít hơn nhiều mức giảm 14% mà các nhà phân tích dự đoán. Trong khi đó nhập khẩu giảm 0,9%; so với mức giảm dự đoán là 9,5%. Các dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế có thể đã bắt đầu hồi phục sau đại dịch, khiến các sàn giao dịch phấn chấn. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc ở phiên đóng cửa tăng 1,9%; Phố Wall và thị trường châu Âu cũng tăng vào hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2020”

Thế giới hôm nay: 14/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm coronavirus mới trong ngày tăng cao nhất trong hơn một tháng, nhiều người trong số này là các công nhân trở về từ Nga. Sáu mươi người trên chuyến bay từ Moskva đã xét nghiệm dương tính sau khi hạ cánh ở Thượng Hải vào ngày 10 tháng 4. Biên giới đất liền với Nga vẫn đang đóng cửa.

Một số người Tây Ban Nha trở lại làm việc vì chính phủ đã dỡ bỏ các hạn chế đối với các lĩnh vực không tiếp xúc với người dân và không cần thiết. (Các lĩnh vực có tiếp xúc với người dân vẫn đóng cửa; lao động thiết yếu chưa bao giờ ngưng làm việc). Quyết định mở cửa lại đất nước được đưa ra bất chấp những lo ngại từ ủy ban chuyên gia covid-19 của nước này. Song bộ trưởng y tế nói rằng Tây Ban Nha đã qua đỉnh dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2020”

Thế giới hôm nay: 13/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

OPEC và các đồng minh phê duyệt thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu gần 10 triệu thùng mỗi ngày (tức khoảng một phần mười tất cả nguồn cung toàn cầu). Giá dầu đã giảm từ hơn 60 đô la xuống mức thấp nhất là 20 đô la do nhu cầu giảm vì covid-19 lây lan. Dự thảo thỏa thuận được Mỹ, Nga và Ả Rập Xê Út chấp thuận, mặc dù Mexico gây ra hỗn loạn vào phút cuối khi đe dọa sẽ phủ quyết.

Số ca tử vong vì covid-19 tại các bệnh viện Anh đã vượt quá 10.000 người. Boris Johnson, lãnh đạo chính trị cao cấp nhất của thế giới bị mắc bệnh, vừa được Bệnh viện St Thomas ở London cho xuất viện, nơi ông trải qua ba đêm hồi sức tích cực. Thủ tướng nói trong một thông điệp video rằng “mọi sự có thể đã khác” đối với ông. Ông sẽ không lập tức trở lại làm việc, theo yêu cầu của bác sĩ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2020”

Thế giới hôm nay: 09/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bernie Sanders rời khỏi cuộc đua giành vị trí ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa từ Vermont là đối thủ cuối cùng của Joe Biden. Đại dịch coronavirus khiến cho việc thay đổi cuộc đua là không thể, khi ông Biden vẫn đang dẫn đầu. Ông Biden trở thành ứng viên tiềm năng nhất để đấu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.

Một ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bảy tỉnh thành, Tokyo ghi nhận 144 ca nhiễm covid-19 mới, mức tăng cao nhất cho đến nay. Thành phố này hiện đã ghi nhận 1.339 trường hợp, nâng tổng số ca trong cả nước lên 4.768. Thống đốc Tokyo dự kiến thứ Sáu này sẽ công bố đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2020”

Thế giới hôm nay: 08/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi mà các nước bắt đầu nhắc tới việc nới lỏng các biện pháp chống dịch covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo không nên quá vội vàng. Cơ quan của LHQ này không đưa ra khuyến cáo chung nào về thời điểm nên dỡ bỏ các hạn chế, nhưng nhấn mạnh rằng làm vậy quá sớm có thể khiến các nước phải áp dụng lại chúng trong tương lai. Trong khi đó, WHO vừa ban hành một hướng dẫn gây ngờ vực về dùng khẩu trang, có thể mang lại cảm giác an toàn giả tạo.

Trung Quốc hôm qua cho biết họ không ghi nhận trường hợp tử vong mới nào do covid-19 trong 24 giờ trước đó, lần đầu tiên kể từ tháng 1. Tự tin là đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nước này đang chuyển hướng sang các trường hợp không có triệu chứng và các ca đến từ nước ngoài. Bên ngoài Trung Quốc, nhiều người nghi ngờ số liệu tử vong của nước này không được báo các đầy đủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/04/2020”

Thế giới hôm nay: 06/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ chuẩn bị bước vào “tuần khó khăn nhất” trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus. “Sẽ có rất nhiều người chết,” ông nói. Số ca nhiễm đã vượt 300.000, cao nhất thế giới. Ông Trump cũng cho rằng các quy tắc giãn cách xã hội có thể được nới lỏng để cho phép người Mỹ làm lễ trong nhà thờ vào Chủ nhật Phục sinh. Tháng trước, ông xác định đây là ngày có thể chấm dứt phong tỏa.

Singapore ghi nhận 120 ca nhiễm mới trong 24 giờ, mức tăng cao nhất trong một ngày đến nay ở nước này. Ban đầu hạn chế được virus lây lan bằng giám sát và xét nghiệm diện rộng, Singapore giờ đây sẽ phải đóng cửa hầu hết các nơi làm việc từ thứ ba và tất cả các trường học một ngày sau đó. Khoảng 116 trong số các ca nhiễm mới là lây nhiễm tại cộng đồng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/04/2020”

Thế giới hôm nay: 03/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 6,6 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, nâng tổng số yêu mới lên gần 10 triệu trong hai tuần qua, mức tăng chưa từng có trong lịch sử nước này. Đại dịch đang làm giảm tiêu dùng, làm suy yếu các ngành công nghiệp từ bán lẻ cho đến xây dựng. Các nhà phân tích dự đoán số yêu cầu sẽ còn tiếp tục tăng khi phong tỏa tiếp tục được mở rộng và kéo dài thêm.

Số ca nhiễm covid-19 trên toàn cầu đã đạt 1 triệu người, với hơn 50.000 trường hợp tử vong. Nước Mỹ hiện có nhiều ca nhất – ít nhất 234.000 người – cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới và ghi nhận kỉ lục 884 trường hợp tử vong trong 24 giờ vừa qua. Tây Ban Nha ghi nhận 950 ca tử vong mới và Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp cách ly xã hội tại Nga, nơi virus đang lây lan nhanh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/04/2020”

Thế giới hôm nay: 02/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết ở Tây Ban Nha do covid-19 đã tăng 864 ca chỉ trong 24 giờ trước tối thứ Tư, một kỷ lục đối với quốc gia thiệt hại nặng nhất do virus sau Ý. Mặc dù tốc độ lây nhiễm ở nước này đã chậm lại trong những ngày gần đây, nhưng coronavirus vẫn cướp đi hơn 9.000 mạng sống ở Tây Ban Nha và 30.000 trên khắp châu Âu.

Hoạt động sản xuất ở hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã sụt giảm trong tháng 3 sau  khi covid-19 buộc các nhà máy phải đóng cửa. Sản lượng của các nhà sản xuất Đức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, với chỉ số nhà quản lý mua hàng của IHS markit giảm từ 48 trong tháng 2 xuống còn 45,4 (dưới 50 đồng nghĩa suy thoái). Chỉ số này của Pháp giảm chỉ còn 43,2, từ 49,8 hồi tháng 2. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/04/2020”

Thế giới hôm nay: 01/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm coronavirus toàn cầu đã tăng lên trên 800.000. Mỹ có nhiều ca nhất: 164.610. Tây Ban Nha, nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề, ghi nhận 849 ca tử vong trong hôm qua, mức cao nhất trong một ngày của họ. Hệ thống y tế của nước này đang cố gắng đuổi kịp tốc độ lây nhiễm; trong số 95.000 người mắc bệnh có 13.000 nhân viên y tế. Tại Ý, số người chết tăng lên 12.428, cao nhất thế giới.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng đại dịch covid-19 có thể khiến 11 triệu người ở các nền kinh tế mới nổi châu Á rơi vào nghèo đói, làm tăng trưởng hàng năm trong khu vực giảm gần 4% và gây suy thoái kinh tế. Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á từng thành công trong việc tránh được suy thoái kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/04/2020”

Thế giới hôm nay: 31/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm coronavirus ở Tây Ban Nha đã vượt qua con số của Trung Quốc, theo sau Ý và Mỹ. Nước này có số ca lên tới 85.000 trong ngày mà số tử vong cũng tăng lên 7.340 ca. Song có dấu hiệu cho thấy lệnh phong tỏa 15 ngày của Tây Ban Nha có thể đã có hiệu quả: số ca nhiễm mới trong ngày (6.400) thực sự thấp hơn so với hơn một tuần trước.

Giá dầu thô Mỹ giảm còn 20 USD/thùng, xuống gần mức thấp nhất trong 18 năm. Nhu cầu đã giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch coronavirus cũng như cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ả Rập Saudi. Dầu thô Brent, thước đo chuẩn quốc tế, cũng giảm xuống dưới 23 USD/thùng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/03/2020”

Thế giới hôm nay: 30/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giám đốc Bệnh viện Bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cảnh báo khoảng 100.000 đến 200.000 người Mỹ có thể chết vì covid-19. Ông phát biểu như vậy một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump rút lại lời đe dọa sẽ phong tỏa New York, New JerseyConnecticut, giữa lúc số lượng ca nhiễm tăng chóng mặt ở các bang này. Thay vào đó, sau những chỉ trích từ các thống đốc bang, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh kêu gọi người dân ba bang này hạn chế đi lại nội địa không cần thiết trong 14 ngày tới.

Số ca tử vong trong ngày do covid-19 ở Ý đã giảm ngày thứ hai liên tiếp, xuống còn 756 hôm Chủ nhật. Ý đã bị Tây Ban Nha vượt mặt, nơi số ca tử vong hàng ngày đạt mức cao kỷ lục 838. Tây Ban Nha tuyên bố đóng cửa tất cả các nơi làm việc không thiết yếu trong hai tuần. Trong khi đó, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề khu vực của Ý cho biết chính phủ của ông sẽ “không thể tránh khỏi” việc gia hạn phong tỏa toàn quốc sau ngày 3 tháng 4. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/03/2020”

Thế giới hôm nay: 27/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Con số ban đầu của những người xin trợ cấp thất nghiệpMỹ đã tăng lên 3,28 triệu vào tuần trước, từ mức 282.000 của tuần trước nữa, giữa lúc các công ty sa thải hàng loạt công nhân nhằm đối phó với lệnh phong tỏa được ban hành để ngăn chặn covid-19 lây lan. Con số này phá vỡ kỷ lục trước đó là 695.000, chỉ trong một tuần hồi năm 1982.

Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu nhất trí phê duyệt gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ đô la để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch. Các biện pháp bao gồm phát trực tiếp 1.200 đô la cho mỗi người Mỹ kiếm được dưới 75.000 đô la mỗi năm và cung cấp các khoản vay do chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào hôm nay. Trong khi đó, các nước G20 hứa sẽ bơm 5 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế thế giới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/03/2020”

Thế giới hôm nay: 26/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thái tử Charles xét nghiệm dương tính với covid-19 và đang tự cách ly ở Scotland. Người thừa kế ngai vàng Anh, hiện 71 tuổi và không phải ca bệnh nặng, lần cuối cùng gặp Nữ hoàng (93 tuổi) vào hai tuần trước. Thông báo đặt ra câu hỏi về lý do tại sao những người có triệu chứng nghiêm trọng hơn lại đang bị Sở Y tế Quốc gia từ chối xét nghiệm. Giám đốc y tế của Scotland cho biết Thái tử được xét nghiệm “vì lý do lâm sàng”.

IMFNgân hàng Thế giới kêu gọi các nước chủ nợ hoãn nợ cho các nước nghèo nhất thế giới, nếu được yêu cầu. Trong một tuyên bố chung, hai tổ chức cho vay đa phương nói bước đi này là cần thiết để giải phóng thanh khoản nhằm chống lại sự lây lan của covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/03/2020”

Thế giới hôm nay: 24/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chứng khoán Mỹ tiếp tục có một ngày tồi tệ sau khi Thượng viện không thể thông qua gói kích thích tài khóa trị giá 2 nghìn tỷ đô la nhằm giảm nhẹ tác động của coronavirus lên nền kinh tế. Các quan chức cấp cao của chính quyền Trump và các nhà lãnh đạo quốc hội nói họ sắp đạt một thỏa thuận, nhưng đảng Dân chủ đang cố gắng đạt được sự bảo hộ tốt hơn cho công nhân và cài vào một số hạn chế đối với cứu trợ cho các doanh nghiệp lớn. Chỉ số Dow Jones giảm 3,7% trong phiên giao dịch chiều.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố nới lỏng định lượng không giới hạn để hỗ trợ thị trường tài chính và nền kinh tế. Fed đã gỡ bỏ giới hạn mua trái phiếu Kho bạc và chứng khoán có thế chấp bảo đảm. Họ cũng tiết lộ các công cụ mới để mua một số loại nợ doanh nghiệp nhất định, làm sống lại một kế hoạch từng được dùng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-09 vốn cho phép họ mua các chứng khoán được hỗ trợ bởi các khoản vay sinh viên, xe hơi, thẻ tín dụng và các tài sản khác, đồng thời mở rộng khả năng mua tài sản của họ trên thị trường trái phiếu địa phương và thương phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/03/2020”

Thế giới hôm nay: 23/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủng mới của coronavirus tiếp tục càn quét toàn thế giới, đưa số ca nhiễm đã xác nhận vượt qua 310.000 và hơn 13.000 người tử vong. Thủ tướng Úc tuyên bố hạn chế các quán rượu và nhà hàng. Thủ đô Ấn Độ, Delhi, đã bị phong tỏa. Bologna – vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý – cấm mọi hoạt động ngoài trời. Và tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn một tuyên bố tình trạng thảm họa đối với tiểu bang New York, cho thấy ông có thể làm điều tương tự với các tiểu bang khác, tạo cơ sở cho việc chi trả tài trợ liên bang.

Các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện Mỹ tiếp tục tranh cãi về một dự luật kích cầu nhằm làm dịu tác động của đại dịch coronavirus lên nền kinh tế lớn nhất thế giới. Gói này có thể vượt quá 1,8 nghìn tỷ đô la và sẽ là gói giải cứu tài chính lớn nhất từ trước tới nay. Một điểm quan trọng là liệu, và bằng cách nào, các công ty được giải cứu bằng nguồn tài trợ của liên bang có thể bảo vệ người lao động của mình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/03/2020”

Thế giới hôm nay: 20/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các số liệu mới cho thấy số người chết vì covid-19Ý đã cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác, vượt qua cả Trung Quốc. Cho đến 19 tháng 3, virus đã cướp đi mạng sống của 427 người chỉ trong 24 giờ trước đó ở Ý, nâng tổng số lên 3.405 người. Ở Trung Quốc, 3.245 người đã chết. Số người nằm phòng săn sóc tích cực ở Ý cũng tăng lên, từ 2.257 lên 2.498. Tuy nhiên, chính quyền Ý hy vọng sẽ sớm thấy một số kết quả tích cực sau gần hai tuần gần như phong tỏa toàn quốc.

Ngân hàng trung ương Anh cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong tám ngày nhằm giúp nền kinh tế chống lại covid-19. Đợt cắt giảm, từ 0,25% xuống 0,1%, đưa lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử 325 năm của ngân hàng. Tổ chức này cũng tăng mua vào trái phiếu (hay còn gọi là ‘nới lỏng định lượng’) 200 tỷ bảng (230 tỷ đô la). Vào thứ Hai vừa rồi, Andrew Bailey đã thay Mark Carney làm thống đốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/03/2020”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”

Thế giới hôm nay: 19/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Du khách từ bên ngoài Liên minh châu Âu đã bị chặn lại tại biên giới và sân bay lần đầu tiên sau khi Ủy ban châu Âu công bố lệnh cấm đi lại vào thứ Hai. Mỹ và Canada cũng đã lên kế hoạch đóng cửa biên giới đối với giao thông không thiết yếu. Khi khối lượng hành khách hàng không giảm mạnh vì những hạn chế của chính phủ, Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu, cho biết họ có kế hoạch ngừng gần như tất cả các chuyến bay từ ngày 24 tháng 3.

Giá của cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm khi các nhà đầu tư không hề bị thuyết phục trước những lời hứa sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn do viễn cảnh sụp đổ kinh tế vì sự lây lan của covid-19. Chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 giảm 7% trong phiên giao dịch buổi chiều. Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ đưa ra một gói kích thích tài khóa lớn, bao gồm chuyển 1.000 đô la cho mỗi người Mỹ; bộ trưởng tài chính ước lượng tổng ngân sách cho mục đích này vào khoảng 1 nghìn tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/03/2020”

Thế giới hôm nay: 17/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường sụt giảm trên toàn thế giới khi nhà đầu tư vẫn không yên tâm trước các biện pháp nới lỏng tín dụng của Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm tác động kinh tế của covid-19. Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,5%, trong khi FTSE 100 của Anh và Stoxx Europe 600 đều giảm khoảng 5%. Chỉ số S&P 500 của Mỹ mở cửa thấp hơn tới 10% so với khi đóng cửa vào thứ Sáu. Giá của một số tài sản trú ẩn an toàn, bao gồm vàng và bạc, cũng giảm.

Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu, đề xuất đóng cửa EU đối với khách du lịch nước ngoài trong 30 ngày. Chủ tịch ủy ban cho biết các ngoại lệ bao gồm công dân EU và thường trú nhân, bên cạnh công dân Anh, bác sĩ, nhà ngoại giao và nhà nghiên cứu. Để lệnh đóng cửa có hiệu lực, tất cả các nước thành viên phải đồng ý. Canada đã đóng cửa biên giới với tất cả các công dân nước ngoài trừ thường trú nhân và công dân Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2020”

Thế giới hôm nay: 16/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump bổ sung AnhIreland vào lệnh cấm đi lại giữa Mỹ và châu Âu, giữa lúc các hạn chế đi lại được ban hành trên toàn cầu trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của covid-19. Tây Ban Nha nối gót Ý thực hiện phong tỏa toàn bộ sau khi chính phủ của họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ba Lan và các nước Baltic đã cấm nhập cảnh người nước ngoài.

Saudi Aramco, công ty có giá trị niêm yết cao nhất thế giới, tuyên bố lợi nhuận năm 2019 giảm 21% so với cùng kì năm ngoái. Thu nhập của đại gia dầu mỏ Ả Rập Saudi bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô thấp hơn và sản lượng giảm, gây ra bởi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Iran nhắm vào một số cơ sở của công ty hồi tháng 9 năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/03/2020”