Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jiang Zemin was almost fired before embarking on market reforms,” Nikkei Asia, 08/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bước ngoặt quyết liệt giúp Trung Quốc tăng trưởng đột biến là một bài học cho Tập.

Mười năm trước, một nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc đã tiết lộ một bí mật ít người biết về cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người vừa qua đời vào tuần trước ở tuổi 96.

Giang được đưa lên làm lãnh đạo tối cao của đảng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. “Giang được chọn làm lãnh đạo, nhưng ngay lập tức, ông phải đối mặt với nguy cơ chịu chung số phận với người tiền nhiệm của mình,” nguồn tin chia sẻ.

Người tiền nhiệm của ông là Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, người đã bị thanh trừng vì cách ông xử lý các cuộc biểu tình sinh viên ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình”

Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường

Nguồn: David Shambaugh, “China’s Underestimated Leader,” Foreign Affairs, 30/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng điểm lại di sản của Giang Trạch Dân.

Khi ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã bị nhiều nhà phân tích xem là lãnh đạo của thời kỳ quá độ, người sẽ chỉ cầm quyền trong thời gian ngắn. Vào thời điểm được thăng chức đột ngột, dù đã từng là Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Thượng Hải và là Ủy viên Bộ Chính trị được hai năm, nhưng Giang vẫn là một nhân vật tương đối ít người biết đến, ngay cả ở Trung Quốc. Ông không có người bảo trợ chính trị ở cấp cao, không có liên hệ thực sự với các phe phái chính trong đảng, không có quan hệ với quân đội, và cũng chưa từng làm việc ở nơi nào khác ngoài Thượng Hải. Giang được Đặng Tiểu Bình đích thân lựa chọn theo đề nghị của các nguyên lão khác trong đảng, vì ông là một ứng viên mà tất cả các phe đều có thể ủng hộ sau cuộc thanh trừng Triệu Tử Dương và cuộc đàn áp tàn bạo ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường”

14/05/1999: Clinton xin lỗi Trung Quốc vì vụ ném bom đại sứ quán Belgrade

Nguồn: President Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã trực tiếp xin lỗi Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại, về vụ NATO vô tình không kích nhầm đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade sáu ngày trước đó. Clinton hứa sẽ có một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Tổng thống Mỹ gọi vụ ném bom là một sự kiện riêng biệt và bi thảm, đồng thời khẳng định không có sự cố ý, trái ngược với những gì các quan chức Trung Quốc tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu ở Nam Tư. Ba người đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong vụ ném bom đại sứ quán. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi Trung Quốc vì vụ ném bom đại sứ quán Belgrade”

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi”

Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia ở Bắc Kinh (trong ảnh), nằm ngay phía tây Đại lễ đường Nhân dân, đã mở cửa trở lại vào thứ Ba. Chính xác thì nó mở cửa cho khách tham quan – các buổi hòa nhạc và biểu diễn sân khấu đã bị ngừng từ 24 tháng 1 do coronavirus và vẫn chưa rõ khi nào hoạt động lại.

Đặt vé cho một chuyến tham quan trung tâm cũng đơn giản như việc đặt chỗ trực tuyến và mua vé 40 nhân dân tệ (5,75 USD) tại quầy lễ tân. Một số người có thể cảm thấy mức giá quá đắt khi họ chỉ được ghé thăm cánh gà. Nhưng đối với những người khác thì nó có vẻ rẻ. Dù sao thì tôi cũng đã nhanh chóng đăng ký. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?”