Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: What is the Monroe Doctrine?”, The Economist, 12/02/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng trước, chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó đã tự xưng là tổng thống tạm quyền của nước này. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ Latinh công nhận. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro, người có nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 1 sau cuộc bầu cử gian lận năm ngoái, đã mô tả biến động này như một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn. Vào ngày ông Guaidó tuyên bố là tổng thống tạm quyền, ông Maduro cảnh báo những người ủng hộ Guaidó là không nên tin tưởng vào người Mỹ. “Bọn họ không có bạn bè hay lòng trung thành”, ông nói. “Họ chỉ có lợi ích và tham vọng thâu tóm dầu, khí đốt và vàng của Venezuela”. Cảnh báo của Maduro làm người ta nhớ lại những phản ứng trước đây của Mỹ Latinh đối với lịch sử can thiệp của Mỹ vào khu vực. Những can thiệp như vậy thường được biện minh bằng Học thuyết Monroe, một tuyên bố mà Tổng thống James Monroe đưa ra vào năm 1823. Vậy học thuyết này nói gì? Continue reading “Học thuyết Monroe là gì?”

02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố

Nguồn: Monroe Doctrine declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1823, trong bài diễn văn thường niên trước Quốc hội, Tổng thống James Monroe đã tuyên bố một sáng kiến mới về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà sau này được gọi là “Học thuyết Monroe.” Phần lớn là công trình của Ngoại trưởng John Quincy Adams, Học thuyết Monroe ngăn cấm sự can thiệp của Châu Âu vào Châu Mỹ, đồng thời khẳng định tính trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc xung đột trong tương lai của châu Âu. Continue reading “02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố”