13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố

Nguồn: Monroe Doctrine declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1823, trong bài diễn văn thường niên trước Quốc hội, Tổng thống James Monroe đã tuyên bố một sáng kiến mới về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà sau này được gọi là “Học thuyết Monroe.” Phần lớn là công trình của Ngoại trưởng John Quincy Adams, Học thuyết Monroe ngăn cấm sự can thiệp của Châu Âu vào Châu Mỹ, đồng thời khẳng định tính trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc xung đột trong tương lai của châu Âu. Continue reading “02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố”