11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan

Nguồn: Hussein succeeds to Jordanian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Hoàng tử Hussein đã được tuyên làm vua Jordan sau khi cha ông, vua Talal, bị Quốc hội Jordan phế truất với lý do mắc bệnh tâm thần. Hussein chính thức lên ngôi vào sinh nhật lần thứ 18 của mình, ngày 14/11/1953. Ông là vị vua lập hiến thứ ba của Jordan và là thành viên của triều đại Hashemite, được cho là dòng dõi hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad. Continue reading “11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan”

07/02/1999: Vua Hussein của Jordan qua đời

Nguồn: King Hussein of Jordan dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, vua Hussein bin Talal, nguyên thủ quốc gia có thời gian nắm quyền điều hành lâu nhất trong thế kỷ 20, đã qua đời, và con trai ông, hoàng tử Abdallah bin Hussein, lên kế vị ngôi vua Jordan.

Hussein trở thành vị vua thứ ba theo Hiến pháp 1952 của Jordan, và đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo vĩ đại trong nước và trên khắp Trung Đông. Ông là một thành viên của triều đại nhà Hashemite, được cho là các hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Muhammad. Nhà Hashemite trở thành những người cai trị Jordan sau khi Đế chế Ottoman tan rã vào đầu thế kỷ 20. Continue reading “07/02/1999: Vua Hussein của Jordan qua đời”

Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?

Nguồn:The trouble at Temple Mount”, The Economist, 17/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự rối loạn tại Núi Đền (Temple Mount) thuộc Jerusalem lại đang một lần nữa bùng lên. Bài viết này sẽ giải thích tại sao “Thành phố của Hòa bình” lại dễ biến động đến vậy.

Núi Đền ở Jerusalem là một trong những mảnh đất dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới. Nó đã bắt đầu rung lên một lần nữa trong những tuần gần đây với việc các dân quân Do Thái đòi mở rộng quyền cầu nguyện, các vụ bạo loạn của người Palestine và việc giết hại nhiều người Israel trong các cuộc tấn công bằng dao hoặc xe. Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đổ lỗi cho Israel vì đã khuấy động một cuộc chiến tranh tôn giáo; Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cáo buộc ông Abbas kích động bạo lực; còn vua Abdullah II của Jordan đã rút đại sứ của mình khỏi Israel. Tại sao “Thành phố của Hoà bình” lại dễ biến động đến vậy? Continue reading “Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?”

20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát

Nguồn: King of Jordan assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, khi đang tiến vào một nhà thờ Hồi giáo ở khu vực mà người Jordan  kiểm soát nằm về phía đông Jerusalem, vua Abdullah của Jordan đã bị ám sát bởi một người Palestine theo chủ nghĩa dân tộc.

Abdullah là một thành viên của dòng họ Hashemites, một triều vua Ả Rập là hậu duệ trực tiếp của nhà Tiên tri Muhammad. Trong Thế chiến I, với sự hỗ trợ của Anh, Abdullah đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại ách cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Jordan. Continue reading “20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”