01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên

Nguồn: United States tests first hydrogen bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, người Mỹ đã cho nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới, bom hydro, tại Đảo san hô vòng Enewetak ở Thái Bình Dương. Vụ thử nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô cho nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào tháng 09/1949, Mỹ đã đẩy nhanh chương trình vũ khí nguyên tử sang giai đoạn tiếp theo: phát triển một quả bom nhiệt hạch. Continue reading “01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên”

03/05/1952: Joseph Fletcher trở thành phi công đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực

Nguồn: Joseph Fletcher lands first aircraft on the North Pole, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, chiếc máy bay C-47 của Không quân Mỹ, đã được cải tiến để có thể trượt trên tuyết, do Trung tá Joseph O. Fletcher đến từ bang Oklahoma và Trung tá William P. Benedict đến từ bang California cầm lái, đã trở thành chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực. Một lúc sau, Fletcher leo ra khỏi máy bay và đi bộ đến Điểm Cực Bắc chính xác theo tọa độ địa lý, ông có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử làm việc này. Continue reading “03/05/1952: Joseph Fletcher trở thành phi công đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

25/11/1952: “The Mousetrap” của Agatha Christie công diễn mở màn tại London

Nguồn: “The Mousetrap” opens in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, “The Mousetrap” (Bẫy chuột), vở kịch trinh thám do tiểu thuyết gia kiêm biên kịch Agatha Christie sáng tác, đã công diễn mở màn tại Nhà hát Ambassadors của London. Án mạng bí ẩn “ai-mới-thực-sự-là-thủ-phạm” cực kỳ cuốn hút này sẽ trở thành vở kịch được trình diễn liên tục dài nhất trong lịch sử.

Khi Mousetrap được công diễn lần đầu vào năm 1952, Winston Churchill còn là Thủ tướng Anh, Joseph Stalin là lãnh đạo Liên Xô và Harry Truman là Tổng thống Mỹ. Agatha Christie, khi đó đã là một nữ tiểu thuyết gia trinh thám thành danh, dự định viết vở kịch cho Hoàng hậu Mary, vợ của Vua George V. Với tên gọi ban đầu là “Three Blind Mice” (Ba con chuột mù), vở kịch ra mắt trên đài phát thanh với độ dài chỉ 30 phút, vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của Hoàng hậu vào năm 1947. Sau đó, Christie đã mở rộng tác phẩm của mình và đổi tên nó thành “The Mousetrap” – lấy cảm hứng từ thể loại kịch-trong-kịch từng xuất hiện trong “Hamlet” của William Shakespeare. Continue reading “25/11/1952: “The Mousetrap” của Agatha Christie công diễn mở màn tại London”

04/03/1952: Hemingway hoàn thành tiểu thuyết ‘Ông già và Biển cả’

Nguồn: Ernest Hemingway finishes “The Old Man and the Sea”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1952, Ernest Hemingway đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết ngắn The Old Man and the Sea (Ông già và Biển cả). Cùng ngày, ông đã viết thư cho nhà xuất bản và nói rằng mình đã hoàn thiện cuốn sách – tác phẩm tuyệt vời nhất mà ông từng sáng tác. Các nhà phê bình đồng ý với ý kiến này bởi cuốn sách đã đạt Giải Pulitzer vào năm 1953 và trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất của Ernest Hemingway.

Cuốn tiểu thuyết, được đăng lên đầu trên tạp chí Life, là một câu chuyện ẩn dụ về cuộc đấu tranh của chính tác giả để giữ gìn nghệ thuật của mình trước sự nổi tiếng và chú ý.  Hemingway đã trở thành một nhân vật được tôn thờ với bốn cuộc hôn nhân, những chuyến đi săn và đánh cá mạo hiểm của ông đã được đưa tin rộng rãi trên báo. Continue reading “04/03/1952: Hemingway hoàn thành tiểu thuyết ‘Ông già và Biển cả’”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan

Nguồn: Hussein succeeds to Jordanian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Hoàng tử Hussein đã được tuyên làm vua Jordan sau khi cha ông, vua Talal, bị Quốc hội Jordan phế truất với lý do mắc bệnh tâm thần. Hussein chính thức lên ngôi vào sinh nhật lần thứ 18 của mình, ngày 14/11/1953. Ông là vị vua lập hiến thứ ba của Jordan và là thành viên của triều đại Hashemite, được cho là dòng dõi hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad. Continue reading “11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan”

29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình. Continue reading “29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc”

27/08/1952: “Nỗi sợ cộng sản” bao trùm chính trị Hoa Kỳ

did-red-scare-affect-america_d20040cbb42585b9

Nguồn: “Red Scare dominates American politics”, History.com (truy cập ngày 27/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1952 bắt đầu nóng lên, những lời cáo buộc lẫn nhau liên quan đến chủ nghĩa cộng sản cũng trở nên dày đặc. “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) – niềm tin ngày càng lan rộng rằng chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang hoạt động tại Mỹ – trở thành chủ đề tranh cãi chủ yếu giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa năm 1952. Continue reading “27/08/1952: “Nỗi sợ cộng sản” bao trùm chính trị Hoa Kỳ”