So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Nguồn: The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây. Continue reading “So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại”

Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Harris and a fear-filled campaign?,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiết lộ ứng viên nào khiến cử tri sợ hãi nhất.

Mỗi khi nhắc đến kịch tính chính trị, người Mỹ vẫn là nhà vô địch thế giới không thể chối cãi. Joe Biden đã công bố quyết định không tái tranh cử tổng thống chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt của Donald Trump.

Dù những tình tiết bất ngờ trong cuộc bầu cử vẫn tiếp tục gây sốc và bối rối, nhưng những khía cạnh khác của cuộc đua tổng thống năm nay lại diễn ra theo một kịch bản có thể đoán trước được. Từ trước khi Biden chấp nhận điều không thể tránh khỏi và từ chức, rõ ràng là cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều sẽ tiến hành các chiến dịch dựa trên nỗi sợ. Continue reading “Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ”

Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris

Nguồn: Edward Luce, “Joe Biden’s historic decision puts Kamala Harris in uncharted territory,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng Dân chủ giờ đây phải quyết định giữa việc đề cử bà Kamala Harris làm ứng viên tranh cử tổng thống hay một đại hội gây chia rẽ.

Joe Biden đã làm nên lịch sử. Tổng thống lớn tuổi nhất nước Mỹ đã trở thành người đầu tiên tự nguyện từ bỏ quyền lực kể từ Lyndon Johnson năm 1968 và trước đó là George Washington năm 1796. Quyết định rút khỏi cuộc tranh cử của ông – được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận căng thẳng giữa các đảng viên Dân chủ về khả năng nhận thức suy yếu của Tổng thống – nhiều khả năng sẽ còn dẫn đến những điều “đầu tiên” khác, mang tính lịch sử hơn. Việc Biden ủng hộ phó tổng thống của mình, Kamala Harris, sẽ mở đường để một phụ nữ không phải người da trắng lần đầu tiên được đề cử cho ghế tổng thống. Nếu bà giành chiến thắng trong đại hội đảng vào tháng tới, Harris sẽ bắt đầu cuộc tổng tuyển cử chính thức với một cơ hội tương đối để đánh bại Donald Trump. Continue reading “Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris”

Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?

Nguồn: Joe Biden picks Kamala Harris as his running-mate”, The Economist, 11/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Gần 14 tháng trước, trước khi đại dịch chấm dứt các chiến dịch chính trị truyền thống, trước khi bất cứ ai nghe nói về Gordon Sondland hoặc Lev Parnas hay bất kỳ nhân vật phụ nào khác xuất hiện từ câu chuyện luận tội Donald Trump, Đảng Dân chủ đã có một vấn đề: làm thế nào để tổ chức một cuộc tranh luận tổng thống với 20 ứng cử viên. Họ giải quyết vấn đề bằng cách chia đôi: mười người sẽ tranh luận vào đêm đầu tiên, và mười người còn lại vào đêm thứ hai. Khoảnh khắc đáng nhớ duy nhất của cuộc tranh luận diễn ra vào đêm thứ hai, khi Kamala Harris chất vấn Joe Biden về sự phản đối của ông đối với việc bắt buộc đi xe bus đến các trường học đa chủng tộc, và điều mà bà cho là hồi ức quá tử tế của ông về hai vị thượng nghị sĩ ủng hộ việc cách ly chủng tộc. Continue reading “Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?”