Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Tối ngày 1/10, cuộc tranh luận phó tổng thống Mỹ duy nhất trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã diễn ra trên kênh truyền hình CBS. Hai ứng cử viên, JD Vance (Đảng Cộng hoà) và Tim Walz (Đảng Dân chủ), đã dành ra 90 phút để tranh luận về các vấn đề đang được cử tri Mỹ quan tâm nhất.

Bầu không khí ôn hoà của cuộc tranh luận này khiến nhiều người xem cảm thấy ngạc nhiên khi xét về bối cảnh chia rẽ của nước Mỹ, đặc biệt nếu so sánh với cuộc “đối đầu” nảy lửa giữa Donald Trump và Kamala Harris cách đây chưa đầy một tháng. Có lẽ là một trong những cuộc tranh luận văn minh và lịch sự nhất mà người dân Mỹ chứng kiến trong hơn 10 năm qua. Cả hai ứng cử viên đều tập trung giải thích rõ ràng quan điểm và chính sách của Trump và Harris, dẫn đến một cuộc đối thoại phần lớn dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Continue reading “Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz”

Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?

Nguồn:  Alexander Vindman, “What the U.S. Election Means for Ukraine”, Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến thắng của Trump sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng cho Kyiv – nhưng không có nghĩa Ukraine sẽ chắc chắn thua.

Có một chiến lược – một học thuyết chiến thắng – là điều cần thiết để giành chiến thắng trong chiến tranh. Vào năm 2022, kế hoạch ban đầu của Nga nhằm chiếm Kyiv và loại bỏ giới lãnh đạo Ukraine đã thất bại, và cách tiếp cận hiện tại của họ là làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine thông qua chiến tranh tiêu hao cũng không có khả năng thành công. Trong khi đó, Ukraine đã khéo léo triển khai các chiến thuật phòng thủ để đẩy lùi quân Nga khỏi các khu vực Kyiv và Kharkiv, cũng như phần lớn Kherson, vào năm 2022. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào năm 2023 thiếu binh sĩ, tài nguyên và chiến thuật cần thiết để giành chiến thắng quyết định trên chiến trường trước Nga, và mặc dù cuộc tấn công thọc sâu của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga vào mùa hè này đã khiến lực lượng Moscow rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng điều đó sẽ không dẫn Kyiv đến chiến thắng. Continue reading “Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?”

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?

Nguồn: Why the U.S. Presidential Election Matters for Europe,” Council on Foreign Relations, 03/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp đến sẽ có tác động lớn đến châu Âu. Việc tái đắc cử của tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ đánh dấu sự trở lại với các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trái lại, việc phó tổng thống Harris đắc cử có thể đánh dấu một bước chuyển mình của nền chính trị nước Mỹ, đồng thời có khả năng thay đổi trọng tâm của các chính sách đối ngoại, chuyển hướng ra khỏi châu Âu. Bài viết này là bản tổng hợp các góc nhìn mang tính toàn cầu, bao gồm bốn phân tích về lý do tại sao kết quả bầu cử ở Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu. Continue reading “Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?”

Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.

Trong khi Hà Nội đang mưa xối xả sau cơn bão Yagi, thì cả thế giới đang dõi một trong những sự kiện quan trọng nhất trên chính trường Mỹ: màn tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris trên kênh truyền hình ABC (tối 10/9 giờ Mỹ). Continue reading “Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris”

Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Harris and a fear-filled campaign?,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiết lộ ứng viên nào khiến cử tri sợ hãi nhất.

Mỗi khi nhắc đến kịch tính chính trị, người Mỹ vẫn là nhà vô địch thế giới không thể chối cãi. Joe Biden đã công bố quyết định không tái tranh cử tổng thống chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt của Donald Trump.

Dù những tình tiết bất ngờ trong cuộc bầu cử vẫn tiếp tục gây sốc và bối rối, nhưng những khía cạnh khác của cuộc đua tổng thống năm nay lại diễn ra theo một kịch bản có thể đoán trước được. Từ trước khi Biden chấp nhận điều không thể tránh khỏi và từ chức, rõ ràng là cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều sẽ tiến hành các chiến dịch dựa trên nỗi sợ. Continue reading “Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ”

Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó

Nguồn: Timothy Snyder, “The Republican blueprint for power contains the seeds of its own demise,” Financial Times, 20/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn trật tự chính trị Mỹ trượt vào hố sâu chuyên chế, đầu sỏ, hoặc vô chính phủ.

Tuần trước, Đảng Cộng hòa đã nhắc nhở chúng ta về các lựa chọn thay thế cho một nền cộng hòa khi tổ chức một đại hội trong đó cho thấy nước Mỹ có thể bị hạ bệ như thế nào. Họ đã trở thành minh chứng cho ba hình thức của sụp đổ: chuyên chế, đầu sỏ, và vô chính phủ. Continue reading “Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó”

Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris

Nguồn: Edward Luce, “Joe Biden’s historic decision puts Kamala Harris in uncharted territory,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng Dân chủ giờ đây phải quyết định giữa việc đề cử bà Kamala Harris làm ứng viên tranh cử tổng thống hay một đại hội gây chia rẽ.

Joe Biden đã làm nên lịch sử. Tổng thống lớn tuổi nhất nước Mỹ đã trở thành người đầu tiên tự nguyện từ bỏ quyền lực kể từ Lyndon Johnson năm 1968 và trước đó là George Washington năm 1796. Quyết định rút khỏi cuộc tranh cử của ông – được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận căng thẳng giữa các đảng viên Dân chủ về khả năng nhận thức suy yếu của Tổng thống – nhiều khả năng sẽ còn dẫn đến những điều “đầu tiên” khác, mang tính lịch sử hơn. Việc Biden ủng hộ phó tổng thống của mình, Kamala Harris, sẽ mở đường để một phụ nữ không phải người da trắng lần đầu tiên được đề cử cho ghế tổng thống. Nếu bà giành chiến thắng trong đại hội đảng vào tháng tới, Harris sẽ bắt đầu cuộc tổng tuyển cử chính thức với một cơ hội tương đối để đánh bại Donald Trump. Continue reading “Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris”

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?

Nguồn: Charlie Savage, Jonathan Swan, và Maggie Haberman, “Why a Second Trump Presidency May Be More Radical Than His First,” New York Times, 04/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Donald Trump từ lâu đã thể hiện bản năng của một nhà độc tài, nhưng các chính sách của ông đang trở nên phức tạp hơn, trong khi các cơ chế để kiểm soát ông lại dần yếu đi.

Mùa xuân năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng xe tăng và quân đội để đàn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hầu hết người phương Tây, thuộc mọi đảng phái, đều kinh hoàng trước cuộc đàn áp khiến hàng trăm nhà hoạt động sinh viên thiệt mạng. Nhưng một người Mỹ lại cảm thấy ấn tượng. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?”