Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa. Continue reading “Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy”

Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi floats ‘global security initiative’ with eye on Pacific,” Nikkei Asia, 28/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc các dự án cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vành đai và Con đường bị đình trệ do vấn đề Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc quyết định nhìn về phía đông.

Nhiều quốc gia hiện đang để những nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của mình sinh sống tại Tokyo. Một phần nguyên nhân là do Bắc Kinh giám sát các nhà ngoại giao rất chặt chẽ, và gần đây hơn, Trung Quốc còn áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh khó khăn nhất thế giới vì COVID-19.

Và các chuyên gia về Trung Quốc ở thủ đô của Nhật Bản hiện đang bối rối trước một đề xuất mà Tập đưa ra vào tuần trước. Continue reading “Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương”

Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s confidence in aircraft carriers shaken after Moskva sinking,” Nikkei Asia, 21/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiếc Liêu Ninh quý giá của Trung Quốc được sản xuất ở Ukraine thời Liên Xô, cũng giống như chiến hạm Moskva xấu số của Nga.

Hồi ký của một sĩ quan Nga trên soái hạm của Hạm đội Baltic thuộc Đế quốc Nga, chiếc Knyaz Suvorov, đã mô tả một cách sinh động hồi kết của con tàu trong Trận Tsushima.

Cuốn sách của Vladimir Semenoff, The Battle of Tsushima, tả lại cảnh ông đi về phía mũi tàu, chỉ để thấy rằng các tháp pháo cỡ nhỏ đã bị thổi bay hoàn toàn.

Trận chiến diễn ra ở Biển Nhật Bản vào ngày 27 và 28 tháng 05 năm 1905, chính thức kết thúc Chiến tranh Nga-Nhật. Continue reading “Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay”

Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi gives thumbs down to Shanghai, distancing closest aide,” Nikkei Asia, 14/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04. Continue reading “Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất”

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan. Continue reading “Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin”

Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Shanghai lockdown affects Xi’s plans to promote allies,” Nikkei Asia, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định đưa Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang) đến Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, cho đến khi các tác động kinh tế được cân nhắc kỹ hơn.

Việc Thượng Hải, trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Đến tận những ngày trước khi ra lệnh phong tỏa hôm thứ Hai, các quan chức địa phương vẫn nói rằng hành động đóng cửa một thành phố 23 triệu dân là không có cơ sở. Continue reading “Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập”

Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Xi’s pro-Russia stance rooted in fear of Gorbachev model, Nikkei Asia, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng nếu nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ràng buộc với Moscow, một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ sẽ xuất hiện.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kiên trì giữ lập trường thân thiện với Nga, bất chấp các hành động tàn sát ở Ukraine?

Chìa khóa để hóa giải bí ẩn này có thể nằm trong nhận xét của ông từ 10 năm trước.

Tháng 12/2012, chỉ vài tuần sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập nói rằng Trung Quốc cần phải rút ra bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô. Continue reading “Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Less Xi, more Li in China policy speech, Nikkei Asia, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi nền kinh tế suy thoái, các chính sách mang dấu ấn riêng của Chủ tịch Trung Quốc đã ít được nhấn mạnh hơn.

Thứ Sáu vừa qua, khi Lý Khắc Cường nhận câu hỏi từ các nhà báo trong và ngoài nước, đó có thể là lần xuất hiện cuối cùng của ông trong tư cách là thủ tướng Trung Quốc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng diễn ra vào cuối kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hàng năm là thời điểm mà các phóng viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo thông lệ, một thủ tướng mới sẽ được chọn sau đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, và người đó sẽ nhậm chức vào mùa xuân năm sau, khi kỳ họp quốc hội kết thúc. Continue reading “Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc”

Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự”

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Who’s too cozy with the private sector? Xi Jinping decides, Nikkei Asia, 17/02/2022.

Vụ bắt giữ đầu tiên tại Trung Quốc vì lý do “bành trướng tư bản vô trật tự” đã gây ra một làn sóng chấn động.

Không khí lễ hội của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vẫn không thể cản trở cuộc chiến chính trị tại Trung Quốc.

Thứ Sáu tuần trước (11/02/2022), nhà chức trách nước này đã chính thức công khai vụ bắt giữ Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), 54 tuổi, cựu quan chức cấp cao nhất của thành phố Hàng Châu. Với dân số 12 triệu người, nơi này là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang ở miền đông và là quê hương của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự””

Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, If Xi secures just 5 more years, he loses, Nikkei Asia, 27/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chỉ có thể duy trì quyền lực nếu các cấp dưới tin rằng ông sẽ còn tại nhiệm lâu dài.

Dưới đây là một thước đo thú vị để đánh giá thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đại hội toàn quốc của đảng cầm quyền vào cuối năm nay.

“Nếu tất cả những gì ông ấy nhận được chỉ là một nhiệm kỳ tổng bí thư 5 năm nữa, tức là triển vọng về thời kỳ cầm quyền dài lâu không còn rõ ràng, thì trên thực tế, đó sẽ là một thất bại,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc tiết lộ. Người này cho biết sự kiểm soát của Tập đối với đảng sẽ dần yếu đi. Continue reading “Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s ex-Washington envoy resurfaces with an important message”, Nikkei Asia, 13/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng nửa năm trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã bất ngờ xuất hiện vào tháng trước tại Bắc Kinh, trình bày một bài phát biểu quan trọng được bàn tán rộng rãi.

Vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Bắc Kinh hiện không có khả năng đối phó đầy đủ với các biện pháp chiến lược và sâu rộng của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Đây là một sự chỉ trích gián tiếp “chính sách ngoại giao chiến lang” gần đây của Trung Quốc, ám chỉ rằng nước này đang bị kích động bởi các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ. Nhắc tới những từ như “bất cẩn” và “kém cỏi”, những bình luận của ông đã thu hút được sự quan tâm lớn trong giới chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Continue reading “Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải”

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s ‘common prosperity’ puts cake debate back in oven”, Nikkei Asia, 04/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các chính sách kinh tế của nước này nhận định rằng một bài báo đăng ngày 24/10 của Tân Hoa xã cho thấy sự lo lắng đó.

Nguồn tin cho biết: “Chúng ta cần nghĩ xem tại sao ‘cuộc tranh luận về chiếc bánh’ lại tái xuất hiện sau 10 năm. Đó là bằng chứng cho thấy đã có cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi về việc làm thế nào để tiến tới thịnh vượng chung.” Continue reading “Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng”

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s plan to rule for life is coming together”, Nikkei Asia, 21/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khoảng thời gian vài ngày, hai diễn biến quan trọng đã diễn ra ở Trung Quốc, cả hai đều liên quan trực tiếp đến việc Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, sẽ trở thành nhà lãnh đạo trọn đời.

Một là văn kiện được gọi là “nghị quyết lịch sử thứ ba”, mà nội dung của nó sẽ được công khai vào tháng tới. Thứ hai là sự xuất hiện của một thời gian biểu cho mục tiêu chính trị mới của ông Tập là “thịnh vượng chung”. Continue reading “Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?”

Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The man who knew too much of Xi’s power plays is out”, Nikkei Asia, 14/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày Quốc khánh 1 tháng 10, mang lại cho người dân Trung Quốc bình thường một khoảng thời gian thư giãn. Nhưng thời điểm này trong năm thường đi kèm những cơn địa chấn chính trị.

Năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Hôm 2 tháng 10, một nhân vật nặng ký có nhiều thông tin trực tiếp về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đột nhiên bị thất sủng.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua, trong hình) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Continue reading “Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: China’s TPP bid follows carefully scripted 300-day plan”, Nikkei Asia, 23/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào tuần trước, việc Trung Quốc chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, đã khiến nhiều người bất ngờ, và được coi là một động thái đột ngột của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng các tài liệu xin gia nhập đã được đệ trình dựa trên một kế hoạch được lên kịch bản cẩn thận bắt đầu từ hơn 300 ngày trước.

Dù một số người đã gạt bỏ khả năng Trung Quốc được gia nhập sớm do có nhiều rào cản mà Bắc Kinh sẽ phải vượt qua để đáp ứng các tiêu chí của TPP, nhưng nếu Trung Quốc được tham gia, họ sẽ làm thay đổi động lực của hiệp định thương mại này. Continue reading “Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc”

Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”