Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, If Xi secures just 5 more years, he loses, Nikkei Asia, 27/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chỉ có thể duy trì quyền lực nếu các cấp dưới tin rằng ông sẽ còn tại nhiệm lâu dài.

Dưới đây là một thước đo thú vị để đánh giá thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đại hội toàn quốc của đảng cầm quyền vào cuối năm nay.

“Nếu tất cả những gì ông ấy nhận được chỉ là một nhiệm kỳ tổng bí thư 5 năm nữa, tức là triển vọng về thời kỳ cầm quyền dài lâu không còn rõ ràng, thì trên thực tế, đó sẽ là một thất bại,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc tiết lộ. Người này cho biết sự kiểm soát của Tập đối với đảng sẽ dần yếu đi. Continue reading “Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s ex-Washington envoy resurfaces with an important message”, Nikkei Asia, 13/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng nửa năm trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã bất ngờ xuất hiện vào tháng trước tại Bắc Kinh, trình bày một bài phát biểu quan trọng được bàn tán rộng rãi.

Vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Bắc Kinh hiện không có khả năng đối phó đầy đủ với các biện pháp chiến lược và sâu rộng của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Đây là một sự chỉ trích gián tiếp “chính sách ngoại giao chiến lang” gần đây của Trung Quốc, ám chỉ rằng nước này đang bị kích động bởi các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ. Nhắc tới những từ như “bất cẩn” và “kém cỏi”, những bình luận của ông đã thu hút được sự quan tâm lớn trong giới chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Continue reading “Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải”

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s ‘common prosperity’ puts cake debate back in oven”, Nikkei Asia, 04/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các chính sách kinh tế của nước này nhận định rằng một bài báo đăng ngày 24/10 của Tân Hoa xã cho thấy sự lo lắng đó.

Nguồn tin cho biết: “Chúng ta cần nghĩ xem tại sao ‘cuộc tranh luận về chiếc bánh’ lại tái xuất hiện sau 10 năm. Đó là bằng chứng cho thấy đã có cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi về việc làm thế nào để tiến tới thịnh vượng chung.” Continue reading “Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng”

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s plan to rule for life is coming together”, Nikkei Asia, 21/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khoảng thời gian vài ngày, hai diễn biến quan trọng đã diễn ra ở Trung Quốc, cả hai đều liên quan trực tiếp đến việc Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, sẽ trở thành nhà lãnh đạo trọn đời.

Một là văn kiện được gọi là “nghị quyết lịch sử thứ ba”, mà nội dung của nó sẽ được công khai vào tháng tới. Thứ hai là sự xuất hiện của một thời gian biểu cho mục tiêu chính trị mới của ông Tập là “thịnh vượng chung”. Continue reading “Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?”

Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The man who knew too much of Xi’s power plays is out”, Nikkei Asia, 14/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày Quốc khánh 1 tháng 10, mang lại cho người dân Trung Quốc bình thường một khoảng thời gian thư giãn. Nhưng thời điểm này trong năm thường đi kèm những cơn địa chấn chính trị.

Năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Hôm 2 tháng 10, một nhân vật nặng ký có nhiều thông tin trực tiếp về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đột nhiên bị thất sủng.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua, trong hình) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Continue reading “Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: China’s TPP bid follows carefully scripted 300-day plan”, Nikkei Asia, 23/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào tuần trước, việc Trung Quốc chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, đã khiến nhiều người bất ngờ, và được coi là một động thái đột ngột của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng các tài liệu xin gia nhập đã được đệ trình dựa trên một kế hoạch được lên kịch bản cẩn thận bắt đầu từ hơn 300 ngày trước.

Dù một số người đã gạt bỏ khả năng Trung Quốc được gia nhập sớm do có nhiều rào cản mà Bắc Kinh sẽ phải vượt qua để đáp ứng các tiêu chí của TPP, nhưng nếu Trung Quốc được tham gia, họ sẽ làm thay đổi động lực của hiệp định thương mại này. Continue reading “Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc”

Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”

Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s leftward shift to a socialist China is for real”, Nikkei Asia, 26/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Tập Cận Bình thanh trừng một đồng minh ở căn cứ quyền lực Chiết Giang khiến cả nước rùng mình.

Cú sốc làm rung chuyển Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cũng như khắp Trung Quốc, rõ ràng là rất lớn.

Hôm thứ Bảy, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc cho biết vị lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố, Bí thư Thành ủy Hàng Châu Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và kỷ luật đảng. Continue reading “Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ”

Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s jumbo birthday present surprises Marx and pundits alike”, Nikkei Asian Review, 18/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Hôm thứ Hai vừa rồi là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó hóa ra là một ngày quan trọng đối với chính trị Trung Quốc.

Tin đồn đã lan truyền từ ngày hôm trước trong một số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là sẽ có một thông báo quan trọng sắp xảy ra. Hóa ra đó là một món quà sinh nhật bất ngờ khiến các chuyên gia phải bàn tán không ngừng.

Trên trang nhất ngày 15 tháng 6 của tờ Học tập, một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương, là một bài viết toàn trang với dòng tít lớn kêu gọi đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” – tư tưởng chính trị đặt theo tên của nhà lãnh đạo – trở thành “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.” Continue reading “Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình”

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”