Chỉ dấu ban đầu về kế hoạch kinh tế của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng mới của Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, dường như đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng cho con đường sự nghiệp của mình.

Năm 2009, khi còn là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an, ông Chính đã đồng tác giả một cuốn sách về kinh tế Việt Nam, giúp ông thể hiện hiểu biết kinh tế, điều có ích cho công việc hiện tại của ông. Hai năm sau, ông Chính, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Công an, đã chuyển sang ngạch dân sự để làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Ở Quảng Ninh, ông Chính đã giúp chuyển đổi nền kinh tế địa phương, qua đó tạo cho mình danh tiếng là một nhà quản trị có năng lực và mang tư duy cải cách. Việc năm 2015 ông chuyển sang Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cơ quan lên kế hoạch và điều phối các thay đổi nhân sự cấp cao của Đảng, cũng tỏ ra là một bước đi chiến lược khác, mở đường cho ông trở thành Thủ tướng. Tham vọng của ông Chính có thể chưa dừng lại ở đó. Continue reading “Chỉ dấu ban đầu về kế hoạch kinh tế của Thủ tướng Phạm Minh Chính”

Ảnh hưởng gia tăng của Quân đội trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), kết thúc vào đầu tháng 2/2021, đã dẫn đến một số sắp xếp nhân sự bất ngờ. Một trong số đó là việc bầu Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) kiêm Thứ trưởng Quốc phòng, và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, vào Bộ Chính trị. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm hai đại diện của Quân đội cùng được bầu vào Bộ Chính trị. Ngoài ra, số lượng đại biểu quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng từ 20 lên 23, củng cố thêm vị trí khối bỏ phiếu lớn nhất trong Trung ương Đảng của các đại biểu quân đội.

Điều gì giải thích cho việc Quân đội tăng cường đại diện trong các cấp lãnh đạo hàng đầu của ĐCSVN và theo đó là ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội? Xu hướng này có ý nghĩa như thế nào đối với triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam? Continue reading “Ảnh hưởng gia tăng của Quân đội trong chính trị Việt Nam”

Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vì lý do lịch sử, chính trị Việt Nam rất nhạy cảm với khía cạnh vùng miền. Quả thật, chia rẽ vùng miền là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam trong bốn thế kỷ qua.

Đối mặt với áp lực của các chúa Trịnh ở phía Bắc vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã dẫn một đội quân Nam tiến, cuối cùng giúp Việt Nam thiết lập chủ quyền tại hầu hết các lãnh thổ phía nam đất nước hiện nay. Nhưng một cuộc nội chiến kéo dài giữa hai dòng họ sau đó đã khiến đất nước bị chia cắt trong hơn 150 năm.

Việt Nam được thống nhất dưới thời Tây Sơn vào năm 1778 và sau đó là nhà Nguyễn vào năm 1802, nhưng lại tiếp tục bị chia cắt bởi người Pháp, khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1862, trong khi Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau đó lần lượt trở thành các xứ bảo hộ của Pháp. Continue reading “Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?”

Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hôm 08/04/2021, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc bổ nhiệm hai phó thủ tướng và 12 bộ trưởng mới trong nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các ứng viên được bổ nhiệm phù hợp với những tin đồn đã được lan truyền từ sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết thúc cách đây hai tháng, trừ trường hợp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Việc ông Diên được chọn làm người đứng đầu Bộ Công Thương là điều gây bất ngờ. Cho đến gần đây, ứng viên hàng đầu cho vị trí này được cho là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC). Nền tảng giáo dục và chuyên môn của ông Anh khiến ông trở thành ứng viên phù hợp cho vị trí này do ông được đào tạo về kinh tế và trước đây từng làm việc tại một công ty thương mại ở thành phố Hải Phòng. Tại CMSC, ông giám sát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp từng do Bộ Công Thương quản lý trước khi chuyển giao cho ủy ban. Continue reading “Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý?”

Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là ‘bất ngờ’?

Tác giả: Quốc Phương phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam tiếp tục quan tâm về người vừa trở thành Thủ tướng mới của Việt Nam và những thách đố đang chờ đợi tân nội các.

Hôm thứ Ba, 06/4/2021, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính trị Lê Hồng Hiệp nói với BBC việc ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng VN đã gây ra sự ngạc nhiên trong giới quan sát và có ba lý do:

“Như nhiều người đã bày tỏ ý kiến, đa phần đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng của Việt Nam trong nhiệm kỳ này.

“Lý do chủ yếu là ông Chính trước khi trở thành Thủ tướng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, một vị trí thường không được cất nhắc lên vị trí Thủ tướng. Continue reading “Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là ‘bất ngờ’?”

Việt Nam khó cưỡng lại chính sách “ngoại giao vac-xin” của Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Là nơi xuất phát đại dịch Covid-19, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc cung cấp vac-xin ngừa virus corona như một chính sách ngoại giao để gia tăng ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Đông Nam Á. Nhưng Việt Nam đang cố cưỡng lại chính sách ngoại giao vac-xin này của Bắc Kinh, cho tới nay vẫn chưa dùng thuốc tiêm ngừa “made in China”. Vấn đề là, về lâu dài, để có đủ vac-xin chích cho toàn dân, chính phủ Hà Nội chắc sẽ buộc phải nhập luôn cả vac-xin Trung Quốc.

Mặc dù đã phê chuẩn tổng cộng 4 loại vac-xin, nhưng chính phủ Trung Quốc lại không vội vã chích ngừa Covid cho người dân nước họ. Tính đến tháng 3, chỉ mới có chưa tới 50 triệu dân Trung Quốc được tiêm chủng, tức chỉ khoảng 4% tổng dân số, so với tỷ lệ 19% ở Hoa Kỳ. Trung Quốc đã từng tuyên bố họ có thể sản xuất ít nhất 2,6 tỷ liều vac-xin trong năm 2021. Là nước sản xuất vac-xin hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu vac-xin nhiều nhất : 560 triệu liều, tức là một phần tư sản lượng quốc gia. Bắc Kinh đã ký hiệp định thương mại về cung cấp vac-xin với 27 quốc gia, tặng các liều vac-xin cho hơn 50 quốc gia. Theo tổng kết của hãng tin AP, Trung Quốc đã cam kết cung cấp tổng cộng nửa tỷ liều vac-xin cho hơn 45 quốc gia.

Việt Nam bầu chính phủ mới: Có phải càng sớm càng tốt?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 14 của Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày hôm nay và  bế mạc hai tuần sau đó, vào ngày 7 tháng 4. Nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của kỳ họp lần này là bầu mới một số chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước, bao gồm chủ tịch Quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng. Một số chức danh chủ chốt khác, bao gồm phó chủ tịch nước, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các phó chủ tịch Quốc hội, phó thủ tướng và các thành viên nội các khác, cũng sẽ được bầu trong dịp này. Quy trình bầu cử “cấp tốc” này, vốn từng được thực hiện vào năm 2016, sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi lãnh đạo quốc gia của Việt Nam vốn diễn ra năm năm một lần và được khởi động tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bế mạc hồi đầu tháng trước. Continue reading “Việt Nam bầu chính phủ mới: Có phải càng sớm càng tốt?”

Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Jongsoo Lee phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào để Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối phó với áp lực phải chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Đâu là những thách thức chính về an ninh quốc gia và kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển? Để có góc nhìn về những vấn đề này, Jongsoo Lee đã phỏng vấn Lê Hồng Hiệp, thành viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam và Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng ASEAN trở nên giống Liên minh Châu Âu hơn trong việc phát triển một chính sách đối ngoại chung? Các quốc gia thành viên ASEAN muốn hội nhập sâu rộng hơn trong những lĩnh vực nào? Continue reading “Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”

Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các mục tiêu mới, đầy tham vọng cho kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Và việc đề bạt ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng tiếp theo nhằm góp phần biến những kế hoạch này thành hiện thực – bất chấp việc ông không có nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.

Đây là những kết quả đáng chú ý của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bế mạc vào thứ Hai tuần trước.

Đại hội đã thông qua kế hoạch đầy tham vọng là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và một nền kinh tế phát triển thu nhập cao vào năm 2045. Ngoài ra, đảng cũng đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 6,5 đến 7% trong năm năm tới. Continue reading “Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam”

Báo Nhật Nikkei nói về việc TBT Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Nguồn: Tomoya Onishi, “Vietnam general secretary Trong elected to unprecedented 3rd term”, Nikkei Asia, 31/01/2021.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật đã quyết định trao cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Quyết định này, được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng, cho thấy sự thừa nhận của Đảng rằng ông Trọng đã quản lý ổn định các công việc nhà nước, bao gồm việc ngăn chặn dịch COVID-19 và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các quan chức cấp cao và các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước. Continue reading “Báo Nhật Nikkei nói về việc TBT Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba”

Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước. Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước. Continue reading “Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng”

Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ

Với việc Hoa Kỳ có một chính quyền mới khi tân Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng hôm 20/1 trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam sắp quyết định đường hướng lãnh đạo cho 5 năm tới tại Đại hội Đảng 13, một câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù sẽ đi theo chiều hướng nào và Việt Nam cần làm gì để tránh khả năng bị trừng phạt trả đũa mở ngỏ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump

Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vài ngày tới sẽ khai mạc để chọn ra những nhà lãnh đạo mới và đưa ra những chính sách cho 5 năm tiếp theo. Trọng tâm của đường lối chính sách của Hà Nội, theo các nhà quan sát, là đối phó với những thách thức trong việc cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, mà trong đó Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược quan trọng. Continue reading “Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ”

Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Continue reading “Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam”

Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng

Tác giả: RFI phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/01/2021, tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chính thức tuyên thệ nhậm chức. Với chính quyền Biden, quan hệ Mỹ-Việt sẽ có gì khác so với thời Donald Trump? Hiện giờ chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán, nhưng có một điều chắc chắn, đó là thương mại có thể sẽ là hồ sơ nóng  giữa hai nước cựu thù. Tuy nhiên, căng thẳng về mậu dịch sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng tăng cường quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Ngày 16/12 vừa qua, bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, sau nhiều tháng điều tra về thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Việc Washington gắn nhãn ”thao túng tiền tệ” lên Việt Nam đã gây phản ứng mạnh từ phía Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tức là Ngân hàng Trung ương, đã cực lực bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định là việc điều hành tỉ giá những năm qua ở Việt Nam chỉ nhằm ”kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, chứ không nhằm ”tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc trong bốn thập niên qua đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thách thức chưa từng có, nhưng không khu vực nào trải nghiệm thực tế địa chính trị mới này một cách sống động như khu vực Đông Nam Á. Mười một quốc gia khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ cũng là những nước đầu tiên cảm nhận được những bước dậm chân mạnh mẽ của người khổng lồ đang tỉnh giấc.

Cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới bối cảnh kinh tế và chiến lược của khu vực, cũng như cách các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn của Trung Quốc đã phải vật lộn như thế nào để đối phó với siêu cường mới nổi. Continue reading “Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc”

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng Việt Nam. Một số bày tỏ sự thất vọng trước thất bại của Tổng thống Donald Trump vì cho rằng Việt Nam nhìn chung được hưởng lợi từ các chính sách của Trump, chẳng hạn như lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc hay cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Những người khác hy vọng rằng Biden sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc trong khi có các hành vi dễ đoán hơn và ít hung hăng hơn trong việc thúc đẩy các biện pháp thương mại trừng phạt chống lại Việt Nam.

Vẫn cần thêm thời gian để biết chính sách Việt Nam của chính quyền Biden sẽ như thế nào, nhưng có cơ sở để tin rằng chính sách đó sẽ mang nhiều tính kế thừa hơn là thay đổi, và quan hệ song phương sẽ nhiều khả năng tiếp tục được tăng cường bất chấp những trở ngại nhất định. Continue reading “Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden”

Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?

Tác giả: Trường Minh p/v Lê Hồng Hiệp

Sẽ có một khoảng trống quyền lực xuất hiện khi ông Trump muốn đưa kết quả lên Toà án Tối cao. Nếu thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ kéo dài, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?

TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ. Continue reading “Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?”

Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020.

RFI :  Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế? Continue reading “Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump”