Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War on Huawei”, Project Syndicate, 11/12/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một động thái nguy hiểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Như Mark Twain từng có phát ngôn nổi tiếng, lịch sử thường gieo vần, thời đại của chúng ta ngày càng trở nên giống giai đoạn trước năm 1914. Giống như các cường quốc châu Âu hồi đó, Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi một chính quyền muốn khẳng định sự áp đảo của Mỹ đối với Trung Quốc, đang đẩy thế giới về phía thảm họa.

Bối cảnh của vụ bắt giữ rất quan trọng. Hoa Kỳ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver trên đường đến Mexico từ Hồng Kông, và sau đó dẫn độ bà sang Mỹ. Một động thái như vậy gần như là một lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Gần như chưa từng có tiền lệ, điều này khiến các doanh nhân Mỹ đi ra nước ngoài gặp rủi ro cao hơn nhiều trước các hành xử tương tự của các nước khác. Continue reading “Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?”

Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giữa tháng 10 năm 2018, nhà nghiên cứu Việt Nam Carlyle A. Thayer đưa tin rằng Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ mười lăm hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân. Nếu xét sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ giữa hai nước trong những năm gần đây, bất chấp những bất định mà chính quyền Trump tạo ra, thì quyết định của Việt Nam đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều gì có thể lý giải cho sự thay đổi thái độ đột ngột này của Việt Nam? Continue reading “Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?”

Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “The Danger of an Unpopular Putin”, Project Syndicate, 31/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chỉ bảy tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần thứ tư đắc cử tổng thống, với 77% số phiếu bầu. Nhưng theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga tiến hành, giả sử một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngay bây giờ, Putin có lẽ sẽ chỉ nhận được 47% số phiếu bầu, buộc ông phải bước vào một cuộc bầu cử vòng hai. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với nước Nga và thế giới.

Tất nhiên, số liệu thăm dò ở Nga không nhất thiết phản ánh đúng sự cân bằng quyền lực thực sự. Nhưng sự suy giảm mạnh như vậy là một diễn tiến đáng chú ý, ít nhất là bởi người Nga, vốn còn nhớ rõ những hình phạt khắc nghiệt mà các nhà bất đồng chính kiến phải đối mặt thời Xô-viết, thường đưa ra những đánh  tích cực về lãnh đạo khi được thăm dò ý kiến. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân”

Giải cứu nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Can American Democracy Come Back?”, Project Syndicate, 06/11/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ từ lâu đã trở thành cứ điểm của chế độ dân chủ. Nước này đã thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới. Vì sự nghiệp dân chủ, dù chịu tổn thất nặng nề nhưng Hoa Kỳ đã chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong Thế chiến II. Bây giờ một cuộc chiến như vậy đang diễn ra tại nước Mỹ.

Uy tín của nền dân chủ Mỹ luôn có những vết nhơ nào đó. Từ lúc lập quốc Hoa Kỳ đã tồn tại dưới hình thái một nền dân chủ đại diện, nhưng chỉ một phần nhỏ công dân nước này – chủ yếu nam giới da trắng có tài sản- là đủ điều kiện để bỏ phiếu. Sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, những người da trắng ở miền Nam nước Mỹ đã đấu tranh chống quyền bỏ phiếu của người Mỹ gốc Phi gần một thế kỷ, sử dụng thuế khoán ​​và các bài kiểm tra khả năng đọc viết để ngăn người nghèo không tiếp cận được với lá phiếu. Quyền bầu cử của họ đã được định chế hóa gần nửa thế kỷ sau khi phụ nữ giành được quyền bỏ phiếu vào năm 1920. Continue reading “Giải cứu nền dân chủ Mỹ”

Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?”

Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump

Nguồn: Mari Pangestu, “How to save the world trading system from Trump”, East Asia Forum, 15/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, dòng vốn chảy vào Mỹ đã làm cho đồng đô la tăng giá so với đa số các đồng tiền chủ chốt.

Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất là Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước vốn đang gặp khó khăn về tài khóa có nguyên nhân từ bối cảnh chính trị. Brazil, Nam Phi và các quốc gia mới nổi của châu Á cũng bị ảnh hưởng – mặc dù đồng tiền của những quốc gia này giảm giá ở mức thấp hơn trong khoảng 10 đến 12 phần trăm. Và cả đồng nội tệ Australia và Trung Quốc cũng lần lượt giảm giá khoảng 8 phần trăm và 5 phần trăm.

Mức độ giảm giá đồng tiền tại các nền kinh tế khác nhau phản ánh nhận thức của các nhà đầu tư về sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô nền tảng của những nền kinh tế này, đặc biệt là mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, cũng như triển vọng chính sách của các nước này. Continue reading “Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump”

Trump và sự bất mãn đối với đồng đô la Mỹ

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Dollar and its Discontents“, Project Syndicate, 10/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đơn phương của Tổng thống Donald Trump đang định hình lại thế giới theo nhiều chiều hướng sâu sắc và không thể đảo ngược. Ông ta đang phá hoại quy tắc hoạt động của các tổ chức đa phương. Về phần mình, những quốc gia khác cũng không còn coi nước Mỹ như một đối tác đồng minh đáng tin cậy, và họ cảm thấy phải xây dựng năng lực địa chính trị cho riêng mình.

Hiện tại chính quyền Trump đang làm xói mòn vai trò toàn cầu của đồng đô la. Sau khi tái áp dụng trừng phạt đơn phương lên Iran, chính quyền Trump đang đe dọa xử phạt những công ty có hoạt động kinh doanh với nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này bằng cách từ chối không cho họ sử dụng các ngân hàng của Mỹ. Continue reading “Trump và sự bất mãn đối với đồng đô la Mỹ”

Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?

Nguồn: David A. Andelman, “Trump tariffs only a weak blow to China”, Reuters, 18/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị để chiến thắng mọi kiểu chiến tranh thương mại mà Donald Trump có thể tung ra với một số kế sách đơn giản gói gọn dưới tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền (Autocratic Capitalism).

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Hai, Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ áp 10% thuế lên các mặt hàng xuất khẩu giá trị 200 tỷ đô của Trung Quốc tới Mỹ – một nửa số lượng dự tính trước đây, nhưng được thiết kế để thuyết phục Bắc Kinh hướng tới đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc đến bàn đàm phán, Trump công bố rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm, sau đợt mua sắm Giáng sinh của Mỹ. Continue reading “Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?”

Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Trump’s Currency Confusion Continues”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Donald Trump đã vu khống Trung Quốc về việc định giá đồng nhân dân tệ thấp một cách nhân tạo. Trong thực tế, chính chính sách kinh tế của Trump đang đẩy giá đồng đô la Mỹ – một kết quả có thể nhận thấy bởi bất kỳ cá nhân nào có hiểu biết cơ bản về kinh tế.

Tháng tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ phải nộp bản báo cáo sáu tháng một lần tới Quốc hội Mỹ về những quốc gia, nếu có, đang thao túng đồng tiền của mình để nhận được lợi thế thương mại không công bằng. Về phía bản thân mình, Tổng thống Trump đang cáo buộc Trung Quốc làm như vậy như ông đã từng làm trong cuộc tranh cử năm 2016. Và có nhiều báo cáo cho rằng Trump đang cố gắng gây tác động đến báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Continue reading “Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ”

Kỳ vọng gì từ cấu trúc quyền lực mới của Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 10 năm 2018, Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ vị trí Chủ tịch nước, vị trí vốn đã bị khuyết sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần gần đây. Quốc hội sẽ chính thức bầu ông Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước trong kỳ họp lần thứ 6 khai mạc vào ngày 22 tháng 10 sắp tới.

Việc bầu ông Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước sẽ đánh dấu việc nhất thể hóa trên thực tế chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước. Động thái này sẽ là một diễn tiến chính trị quan trọng đối với Việt Nam vì nó sẽ tạo ra một cơ cấu quyền lực chính trị tập trung cao độ chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ năm 1960 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã chuyển giao chức vụ Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho ông Lê Duẩn. Continue reading “Kỳ vọng gì từ cấu trúc quyền lực mới của Việt Nam?”

Chính trị tốt, kinh tế tồi

Nguồn: Robert Skidelsky, “Good Politics, Bad Economics”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế xấu sẽ dẫn đến nền chính trị xấu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự hồi phục khó khăn sau đó đã tạo thuận lợi cho chủ nghĩa chính trị cực đoan. Từ năm 2007 đến 2016, sự ủng hộ dành cho các đảng cực đoan ở Châu Âu đã tăng gấp đôi. Các đảng như Đại hội Quốc gia Pháp (National Rally) tiền thân là Mặt trận Quốc gia (National Front), đảng Sự Lựa chọn cho Nước Đức [Alternative für Deutschland (AfD)], đảng Liên hiệp Italia (Italy’s League), đảng Tự do Áo [Freedom Party of Austria (FPÖ)], và đảng Dân chủ Thụy Điển (Sweden Democrats) đều giành được các bước tiến trong bầu cử hai năm qua. Đấy là còn chưa kể đến Donald Trump hay Brexit. Continue reading “Chính trị tốt, kinh tế tồi”

Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The PPP Concerto”, Project Syndicate, 30/04/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có câu chuyện xưa kể rằng có một cuộc so tài giữa hai nghệ sĩ dương cầm. Sau khi nghe người nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn, ban giám đã khảo trao giải ngay cho người thứ hai. Chẳng cần phải nghe thêm, bởi liệu ai có thể chơi tệ hơn người thứ nhất?

Một logic giống như vậy dường như cũng đang được áp dụng cho mô hình đối tác công – tư (PPP) nhằm cung cấp các cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, sân bay hoặc phát triển các khu du lịch lớn. Trên thực tế, việc lắng nghe cả hai thí sinh, và đánh giá điểm mạnh điểm yếu của họ, là vô cùng cần thiết. Continue reading “Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư”

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 là một cú sốc đối với nhiều người Việt Nam. Mặc dù ông Quang được biết là đã bị bệnh một thời gian, ông vẫn được nhìn thấy tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội khác nhau cho đến một vài ngày gần đây. Tuy nhiên, các báo cáo chính thức tiết lộ rằng ông bị phát hiện nhiễm một loại vi-rút “hiếm”, “độc hại” và không thể chữa được vào tháng 7 năm 2017 và đã trải qua sáu đợt điều trị tại Nhật Bản. Continue reading “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động”

Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”

Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ gần đây đã chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ có liên quan tìm cách kiểm soát các dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc như WeChat Pay và AliPay, cũng như các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng bất hợp pháp tại các điểm tham quan thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc lui tới. Chính phủ lo ngại rằng việc sử dụng các phương thức thanh toán như vậy, trong đó các giao dịch được thực hiện giữa các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc của khách du lịch và chủ doanh nghiệp, có thể đi vòng qua hệ thống ngân hàng và quy định của Việt Nam, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế và các vấn đề tiềm tàng khác.

Đây là một trong nhiều thách thức mà chính quyền Việt Nam phải xử lý để gặt hái được những lợi ích từ sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc trong khi giảm thiểu các tác động không mong muốn mà họ có thể tạo ra cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong nửa đầu năm 2018, 2,5 triệu du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích mà du khách Trung Quốc mang lại cho Việt Nam có thể không thực sự lớn như vẻ bề ngoài. Continue reading “Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN”

Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?

Nguồn: What’s in it for the Beltand- Road countries?“, The Economist, 19/04/2018

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những ngày khi Con đường Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, các thương gia di chuyển qua lại trên khắp lục địa Á-Âu, dừng lại ở các thương điếm mọc lên khắp Trung Á và phía nam Caucasus. Nhưng khi thương mại bắt đầu phụ thuộc vào vận chuyển đường biển, các tuyến đường đất liền không còn được yêu thích và nhiều trung tâm thương mại vùng Á-Âu suy tàn. Một loạt các dự án được đưa ra vào năm 2013 bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thay đổi điều đó. Cái gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường​​”(BRI) này nhằm cải thiện các liên kết thương mại và giao thông giữa Trung Quốc và thế giới, chủ yếu là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó hứa hẹn sẽ làm sống lại vận may của các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhưng những quốc gia này có thể hưởng lợi gì từ một dòng chảy của chủ yếu là hàng hóa Trung Quốc? Continue reading “Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”? Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?”