Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis

Nguồn: Ellis Island closes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đảo Ellis, cửa ngõ vào nước Mỹ, đã chính thức đóng cửa sau khi giải quyết hơn 12 triệu trường hợp nhập cư kể từ ngày thành lập vào năm 1892. Ngày nay, ước tính 40% công dân Mỹ có thể truy tìm nguồn gốc gia phả của mình nhờ Ellis – hòn đảo nằm ở Vịnh New York, gần bờ biển New Jersey và được đặt tên theo thương gia Samuel Ellis, chủ sở hữu của nó vào những năm 1770.

Ngày 02/01/1892, cô bé 15 tuổi đến từ Ireland, Annie Moore, đã trở thành người đầu tiên đi qua Đảo Ellis vừa mở cửa, vốn được Tổng thống Benjamin Harrison chỉ định trở thành trung tâm nhập cư cấp liên bang đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1890. Trước đó, việc quản lý người nhập cư vẫn được thực hiện bởi từng tiểu bang. Continue reading “12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis”

Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?

Nguồn: What is birthright citizenship?, The Economist, 02/11/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhập cư là một chủ đề sống động đối với Tổng thống Donald Trump, và là một chủ đề giúp mở rộng vốn từ vựng cho hầu hết người Mỹ. Các cụm từ như di trú chuỗi (chain migration), em bé mỏ neo (anchor baby) và đoàn lữ hành di trú (migrant caravan) đã trở thành cách nói phổ biến dưới thời của ông. Tuần này ông đã thêm vào cụm từ “quyền công dân theo nơi sinh” (birthright citizenship). Ông Trump nói với Axios, một hãng tin Mỹ, rằng ông đang tìm cách chấm dứt quyền này – hiện đã tồn tại 150 năm – bằng một sắc lệnh hành pháp. Đề xuất của ông sẽ từ chối quyền công dân đối với những em bé sinh ra tại Mỹ của những người nhập cư trái phép, và có thể là của cả những người nước ngoài sống tại Mỹ theo thị thực có thời hạn. Continue reading “Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?”

Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”