Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?

Nguồn: Andrew Ross Sorkin, “The Unknowable Fallout of China’s Trade War Nuclear Option”,  The New  York Times, 09/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt nhân” của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Lâu nay các nhà kinh tế và nhà đầu tư đang cố gắng làm rõ vấn đề: Mỹ và Trung Quốc  sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình ra sao trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này. Ít nhất là cho tới gần đây hầu như mọi dự đoán đều xoay quanh cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa hai bên.

Cho dù trong giả thiết bi quan nhất kiểu “ngày tận thế” của cuộc chiến đó thì một thứ vũ khí vẫn luôn được cho là không tưởng: Là kẻ nắm giữ khoản nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, hơn 1000 tỷ đô la, Trung Quốc sẽ có thể công khai ngừng mua trái phiếu Mỹ – hoặc tệ hơn nữa là  sẽ bán tháo lượng trái phiếu họ đang nắm giữ trên thị trường mở. Continue reading “Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?”

Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Pence ngày 4/10 đọc bài diễn văn lên án toàn diện Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson – một think-tank của Washington, có rất nhiều người Trung Quốc  ở trong và ngoài nước đối chiếu bài này với bài “Diễn văn Bức Màn sắt” của Churchill đọc năm 1946 và cho rằng bài nói của Pence có thể trở thành dấu hiệu khởi đầu “Cuộc Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ”.

Nếu Trung Quốc đứng trên tư thế có tính chiến đấu trả đũa các trò khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây và xác định bài nói của Pence là “Lời hịch Chiến tranh Lạnh” mà Mỹ phát ra đối với Trung Quốc, từ đó triển khai sự đối đầu với Mỹ, thì cuộc “Chiến tranh Lạnh” sẽ có thể thực sự mở màn và dần dần trở thành sự thật. Continue reading “Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ”

Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay cả nước Trung Quốc đều quan tâm tình hình cọ xát thương mại Trung-Mỹ. Giáo sư Ngụy Kiệt ở Học viện Thương mại Trường Giang cho rằng chiến tranh thương mại Trung-Mỹ chủ yếu có ba vấn đề: 1) Vì sao vào lúc này Mỹ gây ra chiến tranh thương mại? 2) Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc? 3) Trung Quốc cần hành động như thế nào?

Dưới đây là ý kiến của GS Ngụy Kiệt.

Vì sao Mỹ gây ra chiến tranh thương mại vào lúc này?

Nhìn bên ngoài là do buôn bán Trung-Mỹ không cân bằng gây ra. Theo Mỹ, năm 2017 Mỹ nhập siêu 400 tỷ USD; theo cách tính của Trung Quốc thì chỉ có 200 tỷ. Cách tính của Mỹ không chính xác, vì có một nửa là các công ty đa quốc gia sản xuất tại Trung Quốc sau đó bán sang Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thái độ tích cực nhằm giảm nhập siêu vào Mỹ, sẵn sàng tăng nhập khẩu nông phẩm và năng lượng từ Mỹ. Nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp tục đánh thuế? Có 4 mục đích thực sự. Continue reading “Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?”

Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/09/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Máy bay ném bom B-52 lại đến Nam Hải, nên xem xét vấn đề này ra sao?”

Bài báo viết: Báo đài Mỹ dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong tuần này máy bay ném bom B-52 của quân đội Mỹ bay qua vùng gần Nam Hải [Việt Nam gọi là Biển Đông] của Trung Quốc (TQ), tham gia một hành động có phối hợp của phía Mỹ ở gần Nam Hải. Ngoài ra Thứ Ba tuần này B-52 cũng bay qua Đông Hải [biển Hoa Đông].

CNN và Reuters đều cho rằng hành động này sẽ “chọc tức TQ” hoặc làm cho mối quan hệ căng thẳng Trung-Mỹ càng căng thẳng hơn. Continue reading “Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông”

Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông

Nguồn: Vince Beiser, “The Secret Ingredient to China’s Aggression? Sand,  New York Times, 31/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ với Trung Quốc đang nóng lên. Các biên đội tàu chiến ra khơi, máy bay ném bom cất cánh; hai bên đe dọa lẫn nhau – tất cả những điều đó đều có nguyên nhân là do Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều hơn thứ tài nguyên thiên nhiên bị coi thường nhất trên thế giới – cát.

Ở đây, tiêu điểm tranh cãi là Trung Quốc đã xây dựng được một loạt đảo nhân tạo ở các vùng biển bị tranh chấp nhiều nhất và cực kỳ có ý nghĩa chiến lược tại Biển Đông. Nơi đó là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất, và là nơi sở hữu 10% các loài cá trên thế giới. Điều quan trọng hơn là đáy biển vùng này có thể chứa hàng tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ khối khí đốt. Continue reading “Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông”

Thế giới sắp đối diện biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn?  Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều đó sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới sắp đối diện biến động lớn?”

Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ, và tăng trưởng tiếp với tốc độ nhanh hơn Mỹ. Dư luận bắt đầu bàn về thời điểm kinh tế Trung Quốc sẽ soán ngôi số một. Theo một dự báo của phương Tây, đó là khoảng năm 2030. Nhật báo Kinh tế Trung Quốc ngày 13/12/2017 đưa ra dự đoán lạc quan hơn: trước năm 2028.

Khoảng hơn chục năm nay dư luận Trung Quốc ngày càng bàn thảo sôi nổi về vấn đề vượt Mỹ. Dường như từ sau ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, một số học giả và viện nghiên cứu chính sách nhà nước Trung Quốc càng hăng hái đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh sức mạnh của Trung Quốc trên một số mặt đã vượt Mỹ từ rất sớm. Những công bố đó làm nức lòng dân chúng trong nước, hình thành “Thuyết Trung Quốc vượt Mỹ”. Nhân vật tiêu biểu của thuyết này là Giáo sư Hồ An Cương, một trong các học giả khoa học xã hội uy tín nhất ở Trung Quốc hiện nay. Continue reading “Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’”

Trung Quốc thắt chặt kiểm soát tôn giáo

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm bán sách “Kinh Thánh” trên mạng. Kết quả tìm kiếm các mạng bán lẻ hàng đầu Trung Quốc như JD.com, Taobao, và Amazon ngày 4/4/2018 cho thấy không mạng nào bán được ấn phẩm này. Động thái trên gắn liền với một nỗ lực lâu dài nhằm hạn chế ảnh hưởng của Ki-tô giáo[1] ở Trung Quốc.

Theo quy định của chính quyền Trung Quốc, từ trước đến nay “Kinh Thánh” được phép in nhưng không được phép bán như các loại sách khác, mà chỉ được bán trong hiệu sách của các nhà thờ. Trong khi đó các tôn giáo lớn khác ở nước này, như Phật giáo, Đạo giáo (Taoism), Islam giáo (Việt Nam quen gọi nhầm là Hồi giáo)[2] và các tín ngưỡng dân gian khác đều được bán các ấn phẩm của mình trên hệ thống thương mại phát hành sách báo trong nước. Continue reading “Trung Quốc thắt chặt kiểm soát tôn giáo”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

Mê say và cảnh giác: Tập Cận Bình trong mắt người Nhật thế hệ 8x

Tác giả: Kato Yoshikazu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

“Lưỡng Hội”[1] của Trung Quốc (TQ) đã bế mạc, phương án cải cách cơ cấu chính phủ đã được phê duyệt, Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, qua đó hủy bỏ cơ chế hai nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ  tịch nước. Như vậy trong tương lai Tập Cận Bình có thể tiếp tục làm người cầm lái số một của TQ. Giờ đây ban lãnh đạo mới của TQ đã bắt đầu hoạt động, Tập Cận Bình đang ra tay xử lý một số vấn đề quan trọng và gay cấn, ví dụ như việc mời Chủ tịch Đảng Lao Động Triều Tiên Kim Jong-un thăm TQ.

Nói chung Chính phủ Nhật không công khai phát biểu quan điểm hoặc đánh giá về công việc nội bộ của các nước khác, lần này cũng vậy. Nhưng về cơ bản, sự đánh giá của người Nhật từ Nhà nước cho tới dân chúng về việc Tập Cận Bình tiến thêm một bước nắm quyền lực thì nhất trí với tâm trạng lo ngại về TQ của các cơ quan truyền thông lớn ở nước ngoài. Continue reading “Mê say và cảnh giác: Tập Cận Bình trong mắt người Nhật thế hệ 8x”

Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 09/08/2018, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng An ninh Không gian quốc gia Mỹ Mike Pence tuyên bố tại Lầu Năm Góc: Trước năm 2020 nước Mỹ sẽ thành lập Lực lượng Không gian.

Tuyên bố này đã lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận Mỹ và thế giới.

Thực ra vấn đề này không hoàn toàn mới. Tháng 6 năm nay, Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng ủng hộ việc thành lập Lực lượng Không gian (Space Force). “Tôi đang chỉ đạo Bộ Quốc Phòng và Lầu Năm Góc bắt đầu ngay lập tức quá trình cần thiết để thiết lập một lực lượng không gian làm nhánh thứ sáu của các lực lượng vũ trang. Đó là một tuyên bố lớn,” Trump nói. “Chúng ta có Không quân và chúng ta sẽ có Lực lượng Không gian — tách biệt nhưng bình đẳng [với Không quân].” Continue reading “Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

Trí thức Trung Quốc phê phán Tập Cận Bình

Nguồn: Chris Buckley, “As China’s Woes Mount, Xi Jinping Faces Rare Rebuke at Home”,  The New York Times, 31/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đầu năm nay, Quốc hội Trung Quốc quyết định hủy bỏ giới hạn số nhiệm kỳ Chủ tịch nước, xem ra việc đó đã làm cho quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình trở nên cực kỳ vững chắc. Thế nhưng chưa đầy 5 tháng sau, một loạt rắc rối như vụ bê bối vắc-xin, chiến tranh thương mại với Mỹ … đã làm cho lòng dân Trung Quốc hoang mang sợ hãi. Điều này khiến các nhân sĩ phê bình ở Bắc Kinh thêm bạo gan hơn, họ bắt đầu nghi vấn về khả năng kiểm soát toàn diện tình hình của Tập Cận Bình.

Sáu năm trước, Tập Cận Bình lên cầm quyền, từ đó tới nay các biện pháp kiểm duyệt và trừng phạt luôn bịt miệng mọi ý kiến bất đồng ở Trung Quốc. Tuần qua, GS Hứa Chương Nhuận ở ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh bất chấp rủi ro lớn đã lên tiếng phê bình chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình và việc ông phục hồi quan niệm chính thống của chủ nghĩa cộng sản, cho phép công tác tuyên truyền được dùng cách nịnh nọt lấy lòng lãnh đạo. Đây là lời khiển trách nghiêm khắc nhất của giới học giả TQ thời gian qua.[1]  Continue reading “Trí thức Trung Quốc phê phán Tập Cận Bình”

Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?” nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết:  Continue reading “Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?”

Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy.

Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất  với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách. Continue reading “Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!”

Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 20/07/2018 ra xã luận dưới tiêu đề “Gợi ý từ việc Trump kính trọng siêu cường hạt nhân Nga”. Toàn văn như sau:

Cơn giận của dư luận Mỹ đối với cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Nga tại Helsinki còn chưa tan hết thì Nhà Trắng lại công bố tin Trump mời Putin thăm Washington. Trên vấn đề cải thiện quan hệ Mỹ – Nga, Trump có thái độ rất kiên quyết, bác bỏ tất cả mọi ý kiến khác. Cho dù chính sách đối với Nga của ông bị kiềm chế nhiều nhưng trong nhiệm kỳ của Trump, mối quan hệ Mỹ – Nga đã ngừng xuống dốc, về cơ bản có xu thế hòa dịu.

Trump không chỉ một lần nhấn mạnh Nga và Mỹ là hai quốc gia hạt nhân lớn nhất thế giới, số vũ khí hạt nhân (VKHN) của hai nước này chiếm 90% tổng số VKHN toàn cầu, Mỹ phải hòa hợp chung sống với Nga. Trên vấn đề phát triển mối quan hệ Mỹ – Nga đúng là Trump có sự tỉnh táo. Continue reading “Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?”

Thế giới đối mặt với biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới đối mặt với biến động lớn?”

Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”

Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ  (the most trusted man in America) là danh hiệu cao quý nhất mà dân nước này tặng cho phát thanh viên truyền hình Walter Cronkite. Trong 20 năm, hàng triệu người Mỹ tối nào cũng mở ti-vi xem “Chương trình thời sự buổi tối của CBS” để nghe Cronkite tường thuật các sự kiện chính trong ngày. Chương trình này luôn được xếp hạng cao nhất từ năm 1969 cho đến khi Cronkite nghỉ hưu năm 1981. Buổi phát hình cuối cùng của Cronkite “CBS Evening News with Walter Cronkite” vào tối ngày 6/3/1981 được thông báo trước cho khán-thính giả, đã trở thành sự kiện được tất cả người Mỹ quan tâm. Sau 46 năm làm nghề nhà báo, khi về hưu ở tuổi 65  Walter Cronkite được tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, vinh dự cao nhất của một người Mỹ không phải là quân nhân. Continue reading “Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ”

Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới thiệu của người dịch: Việc Trung Quốc (TQ) nhanh chóng trỗi dậy đã gây ra ở người Nga những tâm lý trái ngược. Mối quan hệ Nga- TQ hiện đang phát triển ổn định. Nga chủ trương vừa hợp tác vừa đề phòng, vừa nhờ vả vừa nghi ngại. Đồng thời ở Nga cũng xuất hiện luận điệu “TQ đe doạ” và “TQ sụp đổ”.  Bài viết rất công phu dưới đây của tiến sĩ Ngô Đại Huy, công tác tại Viện Nghiên cứu Nga-Đông Âu-Trung Á đăng trên tạp chí “Ngoại giao TQ” số 2/2006 phân tích kỹ thái độ của Nga đối với TQ. Bài rất dài, khi dịch đã rút gọn. 

Mối quan hệ Nga-TQ phát triển tốt kể từ năm 1992, khi hai nước coi nhau là quốc gia hữu hảo, năm 1994 xác lập quan hệ bạn bè có tính xây dựng, năm 1996 nâng lên quan hệ hợp tác chiến lược, năm 2001 ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng” và năm 2004 nguyên thủ hai nước giải quyết vấn đề biên giới cuối cùng. Continue reading “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?”