Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống

Tác giả: Minh Hoa

Cuốn “Big Sister, Little Sister, Red Sister” là một câu chuyện đầy cảm thông với số phận của “Tống gia tỷ muội” trong thời kì Trung Quốc đầy biến động.

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống. Continue reading “Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).

Tưởng cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy mạng Bách Độ (Baidu) của Bắc Kinh đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào? Continue reading “Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch”

31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời

31-10-1887-chiang-kai-shek-is-born

Nguồn: Chiang Kai-Shek is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, tại Chiết Giang, Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo chính phủ Quốc Dân Đảng (giai đoạn 1928-1949) đã ra đời.

Từng được huấn luyện trong quân đội Nhật Bản, Tưởng được tiếp cận với những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hòa. Khi trở về Trung Quốc, ông đã chiến đấu chống lại triều đại Mãn Châu. Sau đó, ông gia nhập lực lượng Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Cả Tôn và Tưởng đều tin theo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và thậm chí còn cơ cấu lại Quốc Dân Đảng dựa trên một mô hình của Liên Xô. Sau khi Tôn qua đời, nhóm cộng sản Trung Quốc, những người đã được kết nạp vào Đảng, đã xảy ra xung đột với nhóm cộng hòa. Continue reading “31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời”

Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?

publishable

Tác giả: Cù Thăng

Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan, coi đây như một căn cứ địa mới để “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”. Tuy nhiên, để lựa chọn Đài Loan trở thành nơi sinh tồn cuối cùng của mình, Tưởng Giới Thạch đã có một quá trình chuẩn bị rất dài cùng với rất nhiều những tính toán…

Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc. Continue reading “Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?”

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

3845406-3x2-940x627

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949.[1]  

Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Cha ông là một lái buôn. Ông theo học trường đào tạo sĩ quan ở Nhật Bản năm 18 tuổi. Năm 1911, Tưởng trở về Trung Quốc để tham gia cuộc nổi dậy lật đổ Triều đại nhà Thanh và lập nên nền cộng hòa Trung Hoa. Tưởng trở thành một thành viên của Quốc dân đảng (QDĐ) do Tôn Trung Sơn thành lập. Continue reading “Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc”