Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Tác giả: Hoàn cầu Thời báo | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Trước thềm Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Lima, Peru, dư luận phương Tây xuất hiện nhiều lời bàn luận về vấn đề quản trị thế giới. Do ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và trong thời gian tranh cử ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nên một số cơ quan truyền thông phương Tây cho rằng Mỹ đang từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Cũng có thể là lời nói khi tức giận, họ cho rằng “siêu cường mới” Trung Quốc sẽ thay Mỹ “lãnh đạo thế giới”. Continue reading “Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?”

Con gái Fidel Castro kể chuyện cha mình

fidel-castro-with-che-gue-001

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/12/1993, con gái Chủ tịch Cuba Fidel Castro Ruz là Alina Fernandez Revuelta, 37 tuổi, cải trang trốn ra nước ngoài, sống lưu vong ở Mỹ và im hơi lặng tiếng. Thế nhưng trước ngày Fidel Castro phải vào bệnh viện để làm một ca phẫu thuật ruột khá phức tạp, Alina bỗng dưng phá tan sự im lặng bao năm qua, đồng ý để báo “Luận chứng và sự kiện” của Nga phỏng vấn. Lần đầu tiên Alina công bố một số chuyện chưa ai biết về cha mình.

Tuổi thơ ấu hạnh phúc

Từ bé tôi đã gọi cha mình bằng tên của ông – Fidel. Sau này khi biết ông là cha đẻ, tôi cũng chưa bao giờ trước mặt ông gọi ông là “bố”; vì tôi đã quen gọi cái tên Fidel, nếu gọi khác đi tôi thấy ngường ngượng thế nào ấy. Continue reading “Con gái Fidel Castro kể chuyện cha mình”

Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?

han

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên báo đài và các mạng xã hội đang rộ lên cuộc tranh luận về kiến nghị dạy chữ Hán trong trường phổ thông nhằmgiữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”. Dư luận chia làm bên ủng hộ và bên phản đối (sau đây gọi là bên A và bên B). Bên A gồm một số học giả Hán-Nôm. Bên B gồm nhiều tầng lớp, học giả, cán bộ, dân mạng… đều có. Trên mạng xã hội, một số người tỏ ý nghi ngờ động cơ chính trị của bên A. Sau đó nhân vật chính bên A vội vã viết Lời tạm kết cho cuộc tranh luận mới chỉ diễn ra có mấy ngày (27/8-2/9), nhận xét các ý kiến phản đối chủ yếu xuất phát từ tâm lý thực dụng, tâm lý đám đông và chống Trung Quốc, một số người “cứ hè nhau mà chửi… chửi hết những người có bằng cấp, giáo sư…, hệt như những người chưa hề đến trường (tức vô học)”. Continue reading “Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”

Văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa

chinaculture

Tác giả: Vương Mông (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Toàn cầu hoá gây ra nỗi lo văn hoá

Toàn cầu hoá (TCH) đi liền với hiện đại hoá, kết quả của hiện đại hoá tất nhiên dẫn đến TCH. Mác cho rằng sức sản xuất là nhân tố tích cực nhất, năng động nhất trong sự phát triển xã hội, bất cứ sự vật nào cũng không ngăn cản được sự phát triển của sức sản xuất. Lý lẽ này đã chịu được sự thử thách của thời gian, không thể bác bỏ được. Cho dù TCH bị nhiều người phê bình, phản đối, song đều không ngăn được nó. TCH mang lại cơ may cho Trung Quốc (TQ), một nước đang phát triển, đồng thời gây ra sự lo lắng về văn hoá. Continue reading “Văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”

Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?

uschinarus

Nguồn: Robert Farley, “US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)”, The National Interest, 26/8/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.

Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên. Continue reading “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?”

Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?

Tác giả: Ngô Hưng Đường (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp gỡ nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành lặng lẽ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Tham gia cuộc gặp nội bộ này phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc Vụ Viện đương nhiệm Lý Bằng; phía Việt Nam có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo chủ yếu của hai đảng, hai nước sau thời gian gián đoạn 13 năm.

Hồi đó tôi đang làm Trưởng Phòng Nghiên cứu của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, có tham gia cuộc gặp nói trên với tư cách cán bộ tùy tùng. Continue reading “Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?”

Nhận diện “Đảng trị”

ccp

Tác giả: Vu Nhất Phu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã nghiêm túc phê bình thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rõ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế thì tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ý nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn còn lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ý nghĩa hiện thực. Continue reading “Nhận diện “Đảng trị””

“Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”

chinapeople

Tác giả: Li Ming (Triết gia Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Nhiều người cho rằng văn minh Trung Hoa có đóng góp quá nhỏ bé (xét về số dân) vào thành tựu của văn minh nhân loại, về khoa học tự nhiên cũng như khoc học xã hội. Tìm ra căn nguyên của tình trạng này là một vấn đề có tầm quan trọng đối với Trung Quốc, từng được một vài học giả phương Tây, hoặc phương Tây gốc Hoa bàn luận, nhưng dường như giới học giả Trung Quốc lại thiếu quan tâm vấn đề này, có lẽ vì họ không muốn nói tới các mặt tiêu cực của thể chế chính trị-văn hóa nước họ. Trong tình hình đó, cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận. Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”?  2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào? Dưới đây xin giới thiệu phần đầu. Continue reading ““Vì sao người Trung Quốc ngu thế?””

Báo TQ viết về việc VN đưa bệ phóng rocket ra Trường Sa

vietnam-israel-extra-missile

Tác giả: Chen Guangwen | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi báo chí quốc tế đưa tin Việt Nam đưa bệ phóng rocket ra một số đảo ở Trường Sa, truyền thông Trung Quốc lập tức có phản ứng, trên các mạng xuất hiện nhiều bài viết, một số bài có giọng điệu hiếu chiến, ngạo mạn. Dưới đây là một bài dưới tựa đề “Việt Nam bất ngờ thọc dao sau lưng. Biện pháp đánh trả của Trung Quốc sẽ làm Việt Nam tốn công vô ích” được Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/8 chọn đăng lại, không ghi tên người viết. Theo tìm hiểu, tác giả là Trần Quang Văn (Chen-guangwen), chuyên gia về trang bị vũ khí, nhà bình luận quân sự phái diều hâu ở TQ, từng viết nhiều về chuyên ngành này.

Trước việc truyền thông phương Tây tiết lộ Việt Nam bố trí bệ phóng tên lửa tại các đảo có tranh chấp ở Biển Đông, Chính phủ Mỹ kêu gọi Việt Nam ngừng bất kỳ hành vi nào dẫn đến sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Hành động đó được coi là động tác lớn nhất mà mấy chục năm nay Việt Nam đã sử dụng để tăng cường sự tồn tại ở các đảo Biển Đông. Continue reading “Báo TQ viết về việc VN đưa bệ phóng rocket ra Trường Sa”

Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản

Yanhuang

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/7/2016, tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu ở Trung Quốc (TQ) bất ngờ tự tuyên bố đình bản. Tin này đang làm dư luận TQ và quốc tế xôn xao bàn tán.

Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu, báo in và báo điện tử, sau đây viết tắt VHXT) là một tạp chí rất nổi tiếng ở TQ, chủ yếu vì từ ngày ra đời (1991) tới nay luôn luôn đăng những bài nhằm thức tỉnh người TQ suy nghĩ về các sai lầm trong quá khứ của Đảng Cộng sản TQ, chủ yếu dưới hình thức hồi ký, ghi chép, bình luận các vấn đề lịch sử “nhạy cảm” từng bị quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước TQ đánh giá sai lầm, lâu nay dư luận phổ biến nghi ngờ quan điểm đó nhưng rất ít người dám nói ra sự thật và phê phán một cách có lý trí. Continue reading “Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản”

Tiến tới một Trung Quốc pháp trị

china-ruleoflaw

Tác giả: Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Trung ương 4 (TW4) khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua “Quyết định về một số vấn đề lớn trong việc đẩy mạnh toàn diện dùng pháp luật trị quốc”. Đây là một sự kiện lớn có ý nghĩa sâu xa. “Quyết định” này được mọi người nhiệt tình quan tâm.

Từ Cách mạng Tân Hợi trở đi, người Trung Quốc theo đuổi chế độ xã hội dân chủ không có nền chuyên chế của vua chúa. Nhưng trải qua vô số cuộc đấu tranh và thất bại, lý tưởng tốt đẹp chưa bao giờ được để ý chăm sóc trên mảnh đất khô cằn này. Năm 1949 mới viết chữ “Cộng hòa” vào tên nước mình. Thế nhưng gánh nặng lịch sử trầm trọng mấy nghìn năm vẫn cố chấp quấy rầy chúng ta, chẳng những chưa thực hiện được nhà nước pháp trị mà ngược lại từng có thời rơi vào vực thẳm đáng sợ bất chấp đạo trời phép nước. Continue reading “Tiến tới một Trung Quốc pháp trị”

Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’

uschina

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dù ở thời đại nào, dù là Quốc gia quán quân kiểu loại nào, các Quốc gia quán quân đều có những đóng góp trên nhiều mặt cho lịch sử. Quốc gia quán quân có 7 giá trị như sau.

Thúc đẩy nền văn minh có bước tiến mới

Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi lần xuất hiện một Quốc gia quán quân mới bao giờ cũng đem lại cho thế giới một làn gió mới, thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một giai đoạn lịch sử mới, mang lại cho nền văn minh trái đất một đợt khai hóa và tiến hóa, đem lại tin tốt lành cho loài người. Tuy rằng các Quốc gia quán quân kiểu thực dân và kiểu bá quyền cũng đem lại tai nạn và bất hạnh cho cộng đồng quốc tế, nhưng không thể vì thế mà phủ định công trạng mà các quốc gia đó đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng quốc tế. Continue reading “Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’”

Trung Quốc và giấc mơ ‘quốc gia quán quân’ của thế giới

chinaheg

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quốc gia quán quân là quốc gia giàu mạnh nhất xuất hiện trong quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu kể từ sau khi hình thành hệ thống thế giới cận đại, là quốc gia dẫn đầu thế giới trong một thời gian, là quốc gia in dấu ấn sâu sắc trên toàn thế giới, có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Đổi ngôi Quán quân:  100 năm quay một vòng

Sự xuất hiện và thay thế Quốc gia quán quân có đặc điểm và quy luật của nó. Quốc gia quán quân loại hình khác nhau thì có những bộ mặt khác nhau. Địa vị và tác dụng của quốc gia đó thể hiện ở giá trị của nó đối với thế giới. Đại diện điển hình các Quốc gia quán quân xuất hiện trên thế giới cận đại trong 500 năm qua là Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16, Hà Lan ở thế kỷ 17, Anh thế kỷ 18 và 19, Mỹ thế kỷ 20. Trung Quốc sẽ trở thành Quốc gia quán quân trong thế kỷ 21. Continue reading “Trung Quốc và giấc mơ ‘quốc gia quán quân’ của thế giới”

Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?

South_China_Sea_Claims

Tác giả: Lý Lệnh Hoa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/07/2016, ông Tô Cách, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc có viết trên Thời báo Hoàn Cầu bài báo với tựa “Trung Quốc mới là nước tuân theo pháp luật ở Nam Hải”  [Việt Nam gọi là Biển Đông]. Đọc bài này, tôi cảm thấy nó có nội dung tương tự, giống hệt như bài báo đã đăng của ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc.

Cả hai vị Giám đốc này đều thiếu sự hiểu biết toàn diện tinh thần và lời văn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], thiếu nhận thức đúng đắn về sự nhất thể hóa kinh tế toàn cầu và sự cộng đồng hóa vận mệnh loài người thời nay. Nếu nghiêm chỉnh học tập Công ước thì hai vị sẽ hiểu rằng giữa Phán quyết của Tòa Trọng tài về Nam Hải và các điều khoản của Công ước không hề có mâu thuẫn và xung khắc, mà nội dung hai văn bản này thông suốt với nhau. Continue reading “Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?”

100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới?

20160423_CNP001_0

Tác giả: Li Ming (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Người Trung Quốc (TQ) thường tự hào có nền văn minh vào loại sớm nhất thế giới và may mắn tồn tại cho tới nay chứ không bị phá hủy tàn lụi như các nền văn minh Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, v.v… Nhưng đúng là suốt hơn 5.000 năm qua họ chưa cống hiến cho nhân loại một tư tưởng đáng kể nào. Bài dưới đây bàn về căn nguyên của tình trạng ấy, nhưng tác giả Li Ming một mặt đổ diệt mọi tội lỗi lên đầu Khổng Tử và học thuyết Nho giáo của ông, mặt khác lại đề cao quá mức Lão Tử – người chưa hề đưa ra triết lý nào ảnh hưởng tới nhân loại. Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng TQ từng viết: Hegel nói: “TQ không có triết học”. Tôi nhận định TQ không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà chiến lược.

Trên mạng có lưu truyền một phán đoán của bà Thatcher cố Thủ tướng Anh như sau:

Các bạn căn bản chẳng cần lo ngại về Trung Quốc, bởi lẽ trong tương lai vài chục năm thậm chí một trăm năm nữa, Trung Quốc không thể nào đem lại cho thế giới bất kỳ tư tưởng mới nào.

Continue reading “100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới?”

Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?

vuongdao

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”, Giáo sư Miles Maochun Yu ở Học viện Hải quân Mỹ (US Naval Academy) viết:  Trung Quốc đang tiến hành leo thang sức mạnh quân sự ở Biển Đông, gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc tham gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và thậm chí Nga. Tác giả nhấn mạnh: cần phải thấy các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này, trong đó có cái gọi là “vương đạo”. Continue reading “Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”