Những thách thức cốt tử trong việc tái thiết Trung Đông

Nguồn: Maha Yahya, “The Fatal Flaw of the New Middle East,” Foreign Affairs, 17/2/2025.

Biên dịch: Nguyễn Kế Thùy Linh

Trong 15 năm qua, Trung Đông đã bị tàn phá bởi chiến tranh, sự hủy diệt và làn sóng di cư ồ ạt. Hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng khi các cuộc xung đột bùng nổ ở Gaza, Li-băng, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Hàng triệu người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa. Bạo lực đã đẩy lùi những tiến bộ về giáo dục, y tế và kinh tế, đồng thời tàn phá nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường xá, đường sắt và mạng lưới điện. Đặc biệt, cuộc chiến ở Gaza đã gây ra hậu quả khốc liệt, đẩy các chỉ số kinh tế – xã hội của khu vực này trở về mức của năm 1955. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức Liên Hợp Quốc ước tính rằng việc tái thiết Trung Đông và cung cấp đủ viện trợ nhân đạo sẽ tiêu tốn từ 350 đến 650 tỷ USD. Riêng Gaza cần ít nhất 40 đến 50 tỷ USD, theo nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Continue reading “Những thách thức cốt tử trong việc tái thiết Trung Đông”

Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại

Nguồn: Daniel H. Rosen, Reva Goujon và Logan Wright, “China’s Slowdown Has Changed the Trade War,” Foreign Affairs, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Kế Thùy Linh

Mỹ hiện đang chiếm ưu thế, nhưng các mức thuế cao tối đa của Trump vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trung Quốc mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đối mặt vào năm 2025 hoàn toàn khác so với Trung Quốc mà ông từng gặp vào đầu nhiệm kỳ năm 2017, hoặc thậm chí là so với quốc gia mà ông đã cùng đàm phán thỏa thuận thương mại vào cuối nhiệm kỳ. Lần đầu tiên sau hơn bốn thập kỷ, tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm, từ mức cao nhất với 18% GDP toàn cầu vào năm 2021, nay chỉ còn khoảng 16%. Continue reading “Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại”