Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.

Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”

Đánh giá của Putin về Donald Trump

putintrump

Nguồn: Christopher Smart, “What Putin Sees in Trump”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rất có thể khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngắm nhìn những vì sao đêm và tưởng tượng về thế giới trong mơ của mình, ông sẽ mỉm cười khi nghĩ đến việc Donald Trump là Tổng thống Hoa Kỳ. Có lẽ ông thích ý tưởng rằng có một lãnh đạo người Mỹ tập trung vào luật lệ và trật tự trong nước hơn là việc xây dựng nền dân chủ ở nước ngoài. Có thể Putin thậm chí còn ngưỡng mộ phong cách lãnh đạo ngạo mạn của Trump, điều gợi nhắc rất nhiều đến phong cách của chính ông.

Tuy nhiên khi bừng tỉnh khỏi cơn mộng tưởng, Putin hiểu rằng nước Nga không thể nào được lợi nếu Trump thắng cử vào tháng 11. Đó là lí do vì sao không thể nào có một kế hoạch nghiêm túc từ phía Kremlin – dựa vào các công cụ của không gian mạng hoặc những phương tiện khác – nhằm giúp sắp đặt chuyện này. Continue reading “Đánh giá của Putin về Donald Trump”

Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa

gloablisation

Nguồn: Carmen Reinhart, “Brexit’s Blow to Globalization”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Liên hiệp Anh đã làm chao đảo thị trường vốn và tài chính trên toàn thế giới. Giống như trong những hồi trước của cuộc rối loạn tài chính mang tính lây lan, chiến thắng của phe “Rời đi” đã dẫn các nhà đầu tư toàn cầu bất an tìm đến những nơi trú ẩn an toàn thường gặp. Trái phiếu chính phủ Mỹ lên giá; đồng dollar, franc Thụy Sĩ và yên Nhật cùng tăng giá một cách rõ rệt nhất so với đồng bảng Anh.

Khi thất bại của phe “Ở lại” đã trở nên rõ ràng, sự trượt giá của đồng bảng dường như diễn ra theo hướng lặp lại mức mất giá lịch sử 14% trong cuộc khủng hoảng đồng bảng năm 1967. Nhưng những hậu quả đầy biến động trong thị trường vốn toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ diễn ra sau những sự kiện như Brexit. Continue reading “Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”

Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu

schrank_immigration

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Price of European Indifference, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tranh cãi xung quanh vấn đề nhập cư của châu Âu đang diễn ra theo một chiều hướng đáng lo ngại.

Câu chuyện bắt đầu với sự hình thành của một khái niệm chung chung (một sự rắc rối về pháp lý), đó là “người di cư”. Khái niệm này làm mờ đi sự khác biệt vốn quan trọng về mặt luật pháp giữa di cư kinh tế và di cư chính trị, giữa những người tìm cách thoát ly sự nghèo đói và những ai bị xua đuổi khỏi quê hương bởi chiến tranh. Không giống những di dân kinh tế, những người chạy trốn áp bức, khủng bố và thảm sát có quyền tị nạn không thể bị chối từ, và điều này liên quan đến nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế phải cung cấp nơi trú ẩn vô điều kiện cho họ. Continue reading “Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?

xgqjrdcx-1386554669

Nguồn: Michael J.Boskin, “Are the Good Times Over?“, Project Syndicate, 27/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong vòng 25 năm trước cuộc Đại Suy thoái 2008-2009, Hoa Kỳ đã trải qua hai lần suy thoái ngắn và nhẹ cùng với hai giai đoạn dài tăng trưởng mạnh. Ở quy mô toàn cầu, thu nhập tăng cao, lạm phát giảm và thị trường chứng khoán khởi sắc. Hơn nữa, sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn gần nhất (do giá dầu – NBT) vào đầu những năm 1980 đã mang lại những thành tựu kinh tế vĩ mô lớn mạnh và ổn định chưa từng có trong suốt một phần tư thế kỷ. Tuy nhiên, ở lần khủng hoảng này, việc tăng trưởng trở lại là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Sự phục hồi của Mỹ sau cuộc Đại Suy thoái không ổn định, mức tăng trưởng cứ nhích lên rồi lại tụt xuống. Trên thực tế, Mỹ đã chưa bao giờ trải qua được ba quý liên tiếp nào có mức tăng trưởng 3% trong suốt một thập niên qua. Mặc dù giá dầu giảm có lợi cho người tiêu dùng nhưng lợi thế này phần nào bị hạn chế bởi việc đầu tư vào ngành năng lượng bị giảm, và tác động của đồng đô la mạnh hơn sẽ ngày càng lớn. Continue reading “Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?”

Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?

Nguồn: www.chinadaily.com.cn

Nguồn: Jim O’Neill, “Making Space for China”, Project Syndicate, 17/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Vương quốc Anh đồng ý trở thành một thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng vào đầu tháng 3, phần lớn các tiêu đề báo chí không phải tập trung vào sự kiện này mà vào những bất đồng giữa Anh và Mỹ do quyết định này gây ra.

Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố thúc giục chính phủ Anh “sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy đưa ra các tiêu chuẩn cao“ (đối với AIIB). Một viên chức cấp cao của Mỹ còn được trích lời là đã buộc bội Anh “liên tục thỏa hiệp với Trung Quốc, vốn không phải là cách tốt nhất để can dự với một cường quốc đang lên”. Tuy nhiên trên thực tế, chính Hoa Kỳ mới đang áp dụng một hướng tiếp cận sai lầm. Continue reading “Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?”