#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc

beijing-china-language-society-main

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “The New China: People, Society, Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 51-67.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Vào mùa thu năm 1989, ngay sau biến cố Thiên An Môn, Tiền Ninh (Qian Ning), con trai của cựu Phó thủ tướng Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen), đạt được học bổng theo học tại Đại học Michigan. Trước khi tới Mỹ, anh này đang ở độ tuổi 30 và làm việc cho tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily). Một vài năm sau, anh ta viết một cuốn sách có tựa đề “Việc học ở nước Mỹ” (Studying in America) và được cho phép xuất bản tại Trung Quốc. Tiền Ninh xuất thân từ một gia đình có truyền thống cộng sản, nhưng những gì được viết trong cuốn sách của anh lại khá nổi loạn. Continue reading “#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc”

#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ

china-is-the-chinese-dragon-ready-to-show-its-L-sBVUuB

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Tao guang yang hui”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 28-50.

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác, nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông, như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ  Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào. Continue reading “#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ”

#221 – Lý Quang Diệu viết về tình hình Trung Đông

037255-topshots-palestinian-israel-conflict-demo

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Middle East: A Spring without a Summer”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 238-257.

Biên dịch: Ngô Văn Tổng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Cuộc xung đột Israel – Palestine là vấn đề lớn nhất đang gây nhức nhối trong khu vực Trung Đông. Nó là một vết loét lúc nào cũng rỉ mủ. Để kết thúc cuộc xung đột, cần phải có giải pháp hai nhà nước: một nhà nước của người Do Thái và một nhà nước của người Palestine. Nhà nước Palestine phải vững vàng được cả về mặt kinh tế và chính trị. Trong đó công dân của nhà nước ấy phải cảm thấy rằng đất nước này tạo cho họ cơ hội để an cư lạc nghiệp – chỉ có như vậy họ mới nhận thấy mình có lợi ích sát sườn khi gìn giữ hòa bình ở khu vực vốn đầy rẫy những bất ổn này. Continue reading “#221 – Lý Quang Diệu viết về tình hình Trung Đông”

#220 – Lý Quang Diệu viết về “Mùa xuân Ả-rập”

464236-yemen-protest

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Middle East: A Spring without a Summer”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 238-257.

Biên dịch: Ngô Văn Tổng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Khi làn gió phấn khởi của “Mùa xuân Ả Rập” như người ta vẫn gọi cuối cùng cũng đi qua, thế giới có lẽ sẽ nhận ra một thực tế trần trụi rằng bộ máy điều hành tại khu vực này vẫn không có bước chuyển mình mới mẻ nào.  Dù những thay đổi này bề ngoài nhìn có vẻ rất lớn lao và dù các ký giả đã cố gắng tô vẽ cho chúng thật chấn động, nhưng nhiều thập kỷ về sau, khi bao quát lại toàn bộ sự kiện, chúng ta chắc chắn sẽ khó có thể coi bất cứ những thay đổi nào trong số đó là một công cuộc chuyển đổi thực chất và bền vững, theo hướng nhân dân nắm quyền tại khu vực. Continue reading “#220 – Lý Quang Diệu viết về “Mùa xuân Ả-rập””

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Population”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 217-227.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi. Continue reading “#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore”

#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Engergy & Climate Change: Prepare for the Worst”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 280-293.

Biên dịch: Nguyễn Quế Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

Tôi tin rằng trái đất đang dần nóng lên do chính những hoạt động của con người. Điều này xem ra cũng nhận được sự nhất trí rộng rãi của các nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề trên.

Có nhiều quan điểm bất đồng, bao gồm quan điểm cho rằng sự gia tăng nhiệt độ có thể là một phần chu kỳ bình thường mà trái đất thi thoảng trải qua trong quãng thời gian 4,5 tỉ năm của nó và vì thế không liên quan gì đến sự phát thải khí cacbon của con người. Nếu điều này đúng, chúng ta không nên làm gì cả ngoại trừ ngồi yên và chờ đợi nhiệt độ giảm xuống khi chu kỳ này dần qua. Continue reading “#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu”

#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Continue reading “#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore”

#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Politics”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 205-216.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Một kết quả tổng tuyển cử như vào tháng 5/2011 sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) giành được trung bình 60,1% số phiếu trên toàn quốc và mất sáu ghế – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965. Sự thống trị gần như áp đảo của PAP trong các cuộc bầu cử trước đó đã không thể duy trì được về lâu dài. Nó từng xảy ra do thế hệ lớn lên cùng nền độc lập của Singapore đã chứng kiến tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể từ một mức thấp. Continue reading “#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”

#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “India: In the Grip of Caste”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 147-157.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One man’s view of the world

ẤN ĐỘ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc). Continue reading “#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ”

#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Japan: Strolling into Mediocrity”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 125-136.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam 

NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường

Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại. Continue reading “#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”