Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba

FidelCastro

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926 tại phía đông nam tỉnh Oriente, Cuba. Ông là con trai của một chủ đồn điền mía đường. Castro theo học ngành luật tại Đại học La Habana. Ông dự định tham gia tranh cử vào năm 1952, tuy nhiên Tướng Fulgencio Batista đã lật đổ chính phủ và cuộc bầu cử bị hủy bỏ. Castro phủ nhận nền dân chủ và tuyên bố ủng hộ cách mạng vũ trang. Năm 1953, Castro và em trai là Raúl tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại Batista nhưng bất thành, do đó ông bị kết án 15 năm tù. Ông được trả tự do nhờ một lệnh ân xá và đến Mexico. Tại đây, ông liên kết với một người Argentina theo chủ nghĩa Marx – Ernest ‘Che’ Guevara. Continue reading “Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba”

Cleopatra – Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại

Pompeo Batoni-925629

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 28/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cleopatra VII (c.69 – 30 TCN) là người cai trị cuối cùng của vương triều Ptolemy, bà trị vì Ai Cập từ năm 51 đến 30 TCN. Bà nổi tiếng vì sắc đẹp của mình và mối tình với hai người đứng đầu La Mã: Caesar và Mark Antony.

Cleopatra sinh vào khoảng năm 69-68 TCN. Khi cha của bà là vua Ptolemy XII mất năm 51 TCN, Cleopatra và người em trai 10 tuổi Ptolemy XIII cùng trị vì đất nước. Họ kết hôn theo truyền thống của người Ai Cập. Dù sắc đẹp của bà là điều còn bàn cãi, Cleopatra là một phụ nữ thông minh và một chính khách sắc sảo – người đã mang lại thịnh vượng và hòa bình cho một đất nước từng bị phá sản và chia cắt bởi nội chiến. Continue reading “Cleopatra – Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại”

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

3845406-3x2-940x627

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949.[1]  

Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Cha ông là một lái buôn. Ông theo học trường đào tạo sĩ quan ở Nhật Bản năm 18 tuổi. Năm 1911, Tưởng trở về Trung Quốc để tham gia cuộc nổi dậy lật đổ Triều đại nhà Thanh và lập nên nền cộng hòa Trung Hoa. Tưởng trở thành một thành viên của Quốc dân đảng (QDĐ) do Tôn Trung Sơn thành lập. Continue reading “Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc”

Thomas Clarkson – Người đấu tranh giải phóng nô lệ

clarkson-medium

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 27/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Clarkson (1760-1846) là một nhà hoạt động hàng đầu chống lại buôn bán nô lệ và vận động bãi bỏ chế độ nô lệ ở Anh và thuộc địa của Anh.

Thomas Clarkson sinh ngày 28 tháng 3 năm 1760 tại Wisbech, Cambridgeshire. Ông là con trai của một mục sư kiêm thầy giáo tại một trường dạy ngôn ngữ cổ (grammar school) ở địa phương.[1] Năm 1779, Clarkson theo học Đại học Cambridge. Ở đây ông đã giành giải nhất trong cuộc thi viết luận bằng tiếng Latinh, bàn luận về vấn đề liệu có hợp pháp không nếu ép người khác làm nô lệ trái với ý muốn của họ. Continue reading “Thomas Clarkson – Người đấu tranh giải phóng nô lệ”

Charlemagne – Người cha của Châu Âu

crusader-kings-charlemagne

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Charlemagne (Charles Đại đế; c.747 – c.814) là vua của người Frank (một liên minh bộ lạc dân tộc Đức – ND) và hoàng đế Cơ-đốc của Tây Âu. Ông đóng vai trò rất lớn trong việc định hình lãnh thổ và bản chất của Châu Âu thời trung cổ và thống trị suốt thời kỳ Phục hưng Carolingian.[1][2]

Charlemagne sinh vào khoảng cuối những năm 740 gần Liège (thành phố thuộc nước Bỉ ngày nay), là con trai của Vua Pepin III (Pepin Lùn). Khi Pepin mất năm 768, vương quốc được chia cho hai người con, và Charlemagne cùng người em trai Calorman cùng nhau trị vì trong ba năm. Năm 771, khi Carloman đột ngột chết, Charlemagne trở thành người cai trị duy nhất. Continue reading “Charlemagne – Người cha của Châu Âu”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”

Bill Clinton – Tổng thống nhiều tai tiếng

Clinton

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Clinton (1946- ) là vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ thứ hai của ông tại Nhà Trắng bị bao trùm bởi các vụ bê bối.

William Jefferson Clinton sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946 tại Hope, tiểu bang Arkansas. Cha ông mất trước khi ông ra đời, còn mẹ ông đi bước nữa (Clinton đã lấy họ của cha dượng). Ông theo học ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown tại Washington DC, và dành hai năm học tại Đại học Oxford do đạt được học bổng Rhodes danh giá. Năm 1970, Clinton quay trở tại Mỹ và nhận học bổng tại trường Luật thuộc Đại học Yale. Tại đây ông đã gặp và cưới người bạn đồng môn là Hillary Rodham. Continue reading “Bill Clinton – Tổng thống nhiều tai tiếng”

Christopher Columbus – Người khám phá Châu Mỹ

Christopher Columbus Statue close-up

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Được biết đến như là ‘người đã tìm ra Châu Mỹ’, nhưng trên thực tế Columbus (1451-1506) đã cập bến Tân Thế giới năm 1492 khi đang cố gắng tìm con đường dẫn đến phương Đông băng qua Đại Tây Dương. Cuộc thám hiểm không định trước này đã thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới.

Christopher Columbus sinh tại Genova (Ý) vào khoảng giữa tháng 8 và tháng 10 năm 1451. Cha của ông là một thợ dệt vải và tiểu thương. Khi còn ở tuổi thiếu niên, Christopher đã lênh đênh trên biển dài ngày và dần coi Bồ Đào Nha là nơi định cư. Cũng chính tại đây ông bắt đầu vận động sự tài trợ từ hoàng gia cho một chuyến thám hiểm theo hướng tây (qua Đại Tây Dương) để đến phương đông. Continue reading “Christopher Columbus – Người khám phá Châu Mỹ”

Vua Charles II – Người chấm dứt chế độ cộng hòa ở Anh

Charles-II

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Charles II (1630-1685) là Vua của nước Anh, Scotland và Ireland. Ông lên ngôi năm 1660, đánh dấu sự kết thúc của chế độ cộng hòa ở Anh.

Charles sinh ngày 29 tháng 5 năm 1630, là con trai cả của Vua Charles I. Khi cuộc nội chiến nổ ra ông mới lên 12 tuổi, và hai năm sau đó đã được phong danh tổng chỉ huy tại miền tây nước Anh. Chiến thắng thuộc về nghị viện, vì thế ông bị trục xuất sang châu Âu lục địa. Ông sống tại Hà Lan và biết tin cha mình bị hành quyết năm 1649. Continue reading “Vua Charles II – Người chấm dứt chế độ cộng hòa ở Anh”

Julius Caesar – Nhà độc tài của nền Cộng hòa La Mã

Tuong_Julius_Caesar

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Caesar (100 – 44 TCN) là một chính khách và lãnh đạo quân sự của Cộng hòa La Mã thời kỳ cuối. Ông là người đã mở rộng lãnh thổ cai trị của đế chế La Mã, rồi sau đó lên nắm quyền và trở thành nhà độc tài của thành Rome, mở đường cho sự hình thành Đế quốc La Mã.

Julius Caesar sinh ngày 12 hoặc 13 tháng 7 năm 100 trước công nguyên (TCN) tại La Mã, trong gia đình quý tộc thuộc dòng họ Julius quyền quý. Gia đình ông có quan hệ gần gũi với nhà Marius trong chính quyền La Mã. Caesar dần thăng tiến trong hệ thống chính trị La Mã, ông lần lượt được cử làm quan coi quốc khố (năm 69), quan thị chính (năm 65) và pháp quan (năm 62). Năm 61-60 TCN, ông giữ chức thống đốc của một tỉnh thuộc quyền cai trị của La Mã ở Tây Ban Nha. Năm 60 ông quay lại Rome, và ký một hiệp ước với Pompey và Crassus,[1] những người đã giúp Caesar được bầu làm quan chấp chính tối cao vào năm 59 TCN. Năm sau đó, ông được cử làm thống đốc xứ Gaul thuộc La Mã trong vòng tám năm, chinh phạt và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ nước Pháp và Bỉ ngày nay vào đế chế La Mã, và bảo vệ thành Rome khỏi nguy cơ xâm lược từ người xứ Gaul. Ông tiến hành hai cuộc viễn chinh tới Anh năm 55 và 54 TCN. Continue reading “Julius Caesar – Nhà độc tài của nền Cộng hòa La Mã”

Catherine Đại đế – Nữ hoàng quyền lực của Đế chế Nga

catherine-the-grea_2262561b

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 21/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Catherine đệ nhị (1729-1796) là Nữ hoàng Nga trong hơn 30 năm và là một trong những nhà cai trị có ảnh hưởng lớn nhất của đất nước này.

Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst sinh ngày 2 tháng 5 năm 1729 tại Stettin, khi đó là một phần lãnh thổ của nước Phổ (nay là thành phố Szczecin ở Ba Lan), cha bà là Vương công xứ Stettin. Năm 1745, sau khi cải đạo sang Chính thống giáo Nga và đổi tên sang Catherine, bà kết hôn với Hoàng tử Peter, cháu trai của Peter Đại đế và người thừa kế ngai vàng. Continue reading “Catherine Đại đế – Nữ hoàng quyền lực của Đế chế Nga”

Otto von Bismarck – Người thống nhất nước Đức

k1000655

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 20/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bismarck (1815-1898) là người đã thống nhất các tiểu bang Đức nhỏ lẻ thành một đế quốc Đức hùng mạnh, và trở thành thủ tướng đầu tiên của đế chế này.

Otto Eduard Leopold von Bismarck sinh vào ngày 1 tháng 4 năm 1815 trong một gia đình dòng dõi địa chủ quý tộc ở Schönhausen, tây bắc Berlin. Ông theo học tại một ngôi trường danh tiếng ở Berlin, và tiếp đó là Đại học Göttingen. Sau đó ông làm công chức cho nước Phổ, nhưng rồi năm 1838 ông bỏ việc vì nhàm chán. Ông trở về giúp cha mình quản lý trang trại gia đình trong gần mười năm. Continue reading “Otto von Bismarck – Người thống nhất nước Đức”

Tony Blair – Thủ tướng trẻ nhất nước Anh hiện đại

tblair-1996_desertislanddiscs_bbc

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 19/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Blair (1953- ) giữ chức thủ tướng Anh tròn một thập niên, từ 1997 đến 2007. Ông chịu trách nhiệm chuyển khuynh hướng chính trị của Công Đảng từ thiên tả sang trung dung, và là người đầu tiên dẫn dắt đảng này chiến thắng ba cuộc tổng tuyển cử liên tiếp.

Anthony Blair sinh ngày 6 tháng 5 năm 1953 tại Edinburgh. Ông trở thành luật sư sau khi tốt nghiệp Đại học Oxford, và đến năm 1983 được bầu làm thành viên nghị viện Công Đảng, đại diện cho Sedgefield. Blair sớm gia nhập vào nhóm những người ‘đổi mới’ trong đảng (bao gồm cả Gordon Brown và Peter Mandelson). Họ cố gắng làm cử tri cảm thấy hài lòng với Công Đảng hơn thông qua việc từ bỏ mối liên hệ với các công đoàn, với quá trình giải trừ hạt nhân đơn phương, quyền sở hữu tài sản công và thuế cao. Continue reading “Tony Blair – Thủ tướng trẻ nhất nước Anh hiện đại”

Napoléon Bonaparte – Nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất

napoleon-photo

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 19/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử và là hoàng đế nước Pháp, Napoléon Bonaparte (1769-1821) đã chinh phục phần lớn lãnh thổ Châu Âu trong vòng 16 năm.

Napoléon Bonaparte sinh ngày 15 tháng 8 năm 1769 tại đảo Corse, trong một gia đình có dòng dõi quý tộc. Được đào tạo tại trường quân sự, ông nhanh chóng thăng tiến. Đến năm 1796, ông đã trở thành chỉ huy quân đội Pháp tại Ý, và tại đây ông đã buộc Áo và các đồng minh phải ký các thỏa thuận hòa bình.[1] Năm 1798, Napoléon chiếm được Ai Cập (thuộc sự cai trị của Đế chế Ottoman thời đó) nhằm tấn công vào tuyến đường thương mại Anh-Ấn. Ông bị mắc kẹt sau khi hải quân Anh tiêu diệt hạm đội Pháp trong trận hải chiến sông Nile.[2] Continue reading “Napoléon Bonaparte – Nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất”

Willy Brandt – Thủ tướng của trái tim

?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Willy Brandt (1913-1992) là một chính khách người Đức, và giữ cương vị thủ tướng từ 1969 tới 1974. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1971 [1].

Willy Brandt sinh ngày 18 tháng 12 năm 1913 tại Lübeck, miền bắc nước Đức, với tên khai sinh là Karl Herbert Frahm. Cuối thập niên 1920 ông đi theo chủ nghĩa xã hội. Năm 1933 ông đổi tên họ và chạy sang Na Uy để tránh bị quân Quốc xã bắt giữ. Sau khi Đức chiếm Na Uy năm 1940, ông bỏ trốn sang Thụy Điển và sống ở đó tới năm 1945.

Brandt quay trở lại Đức sau Thế chiến thứ hai. Năm 1948, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, nắm giữ nhiều vị trí khác nhau trong Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và trở thành thành viên nghị viện. Continue reading “Willy Brandt – Thủ tướng của trái tim”

Edmund Burke – Nhà tư tưởng bảo thủ

edmund-burke

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Edmund Burke (1729-1797), người Anh-Ireland, là một chính khách, nhà hùng biện và triết gia chính trị có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ông được biết đến chủ yếu là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc Cách mạng Mỹ và phản đối quyết liệt Cách mạng Pháp.

Edmund Burke sinh vào ngày 12 tháng 1 năm 1729 tại Dublin, con trai của một luật sư. Ông theo học tại trường Đại học Trinity ở Dublin, rồi sau đó tới London học luật. Không lâu sau Burke bỏ học và sau một chuyến đi Châu Âu, ông định cư tại London để tập trung vào văn học và sự nghiệp chính trị. Năm 1765, ông trở thành thành viên nghị viện. Ông tham gia những cuộc tranh luận về giới hạn quyền lực của nhà vua và thúc đẩy trao quyền cho nghị viện trong việc kiểm soát vai trò bảo trợ và chi tiêu của hoàng gia. Continue reading “Edmund Burke – Nhà tư tưởng bảo thủ”

Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến

???????????????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, Ernest Bevin (1881-1951) là một nhân vật trung tâm trong phong trào lao động Anh và trong chính sách đối ngoại nước này. Ông giữ chức Ngoại trưởng Anh những năm cuối thập niên 1940.

Bevin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1881 tại Somerset. Ông hầu như không được đi học ở trường và trở thành trẻ mồ côi khi mới lên 8 tuổi. Năm 11 tuổi, Bevin bắt đầu làm việc tại các xưởng đóng tàu ở Bristol, nhưng rồi ông sớm bộc lộ khả năng quản lý tổ chức xuất sắc. Ông tham gia vào Hiệp hội những người khuân vác ở bến tàu (Dockers’ Union) và đóng vai trò lớn trong sự thành lập Hiệp hội Công nhân vận tải và Người lao động (Transport and General Workers Union), đồng thời trở thành Tổng thư ký đầu tiên của Hiệp hội năm 1922. Đây là một thành tựu to lớn nếu xét đến những nỗ lực để đưa tất cả mọi người đang lao động trong rất nhiều ngành nghề xích lại gần nhau, và đoàn kết với nhau trong một hệ thống hiệp hội thống nhất. Continue reading “Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến”

George W. Bush – Tổng thống chống khủng bố

george-bush

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

George Walker Bush là Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, giữ chức vụ từ 2001 đến 2009. Nhiệm kỳ của ông bị chi phối bởi ‘cuộc chiến chống khủng bố’, khởi nguồn từ vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Bush sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại New Haven, bang Connecticut, nhưng lớn lên ở Texas do cha ông là George H. W. Bush (tổng thống Mỹ từ 1989 đến 1993) chuyển tới đây để làm việc trong lĩnh vực dầu khí. Bush tốt nghiệp Đại học Yale. Năm 1968 ông đăng ký làm phi công tại Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) Texas và do đó không đủ điều kiện để tham chiến ở Việt Nam. Ông thực hiện nghĩa vụ tại trường Đào tạo phi công chiến đấu (Combat Crew Training School) trong hai năm. Continue reading “George W. Bush – Tổng thống chống khủng bố”

George H. W. Bush – Vị tổng thống đối ngoại

george-hw-bush-1992-campaign-cropped-proto-custom_28

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

George Herbert Walker Bush (1924- ) là tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ của ông bị chi phối chủ yếu bởi những vấn đề đối ngoại. 

Bush sinh ngày 12 tháng 6 năm 1924 tại Massachusetts. Khi ông còn nhỏ, gia đình ông đã chuyển tới sống tại Greenwich, bang Connecticut. Sau khi phục vụ quân đội với vai trò phi công hải quân trong Thế chiến thứ hai, Bush quay lại Đại học Yale để hoàn tất việc học và sau đó chuyển đến Texas để làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí. Continue reading “George H. W. Bush – Vị tổng thống đối ngoại”

Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?

asian-infrastructure-investment-bank-800x534

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Will China’s Infrastructure Bank Work?”, Project Syndicate, 06/04/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Khi Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chính quốc tế mới trị giá tới 50 tỉ USD là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), phần lớn các cuộc tranh luận đều tập trung vào những nỗ lực vô vọng của nước Mỹ nhằm ngăn chặn các nền kinh tế phát triển khác tham gia vào ngân hàng này. Có quá ít người chú ý đến việc tìm hiểu xem tại sao việc cho vay phát triển đa phương lại thất bại nhiều như thế, và liệu chúng ta có thể làm gì để tăng cường hiệu quả của hoạt động này hay không.

Có lẽ thành tựu nhất quán nhất của các cơ chế (viện trợ) phát triển đa phương là chúng đóng vai trò như các ngân hàng “tri thức” giúp các khu vực chia sẻ kinh nghiệm, các quy chuẩn chung, và tri thức kĩ thuật với nhau. Ngược lại, thất bại lớn nhất của chúng là việc cấp vốn cho các dự án hoành tráng đem lại lợi ích cho giới tinh hoa hiện thời, nhưng lại không cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường, xã hội và phát triển một cách thích đáng. Continue reading “Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?”