Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?

301115-discours-cop21

Nguồn: Joseph Nye, “Do we want powerful leaders?”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xu hướng nghiêng về chủ nghĩa chuyên chế lớn hơn dường như đang lan rộng trên toàn thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với nước Nga và dường như rất được lòng dân chúng. Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, chi phối một số lượng ngày càng tăng các ủy ban ra quyết định tối quan trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdorgan, vừa mới thay thủ tướng của ông bằng một người phù hợp hơn nhằm tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại rằng nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông ta có thể trở thành một “Mussolini của nước Mỹ”. Continue reading “Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?”

Quyền lực chuẩn tắc: Cuộc đối đầu địa chính trị mới

rules

Nguồn: Andrew D. Bishop, “Standard Power: The New Geopolitical Battle“, The National Interest, 09/10/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chuẩn tắc (standard) không phải là điều gì mới, nhưng tầm quan trọng của chúng gần đây đã được chính phủ một số quốc gia đưa lên vị trí hàng đầu với mục tiêu tạo nên một hình thức ảnh hưởng, mặc dù bớt mang tính đe doạ hơn nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, lên các quốc gia khác.

Sức mạnh cứng đã không còn hữu dụng nữa. Việc sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực sẽ không bao giờ biến mất trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên khác với thời kỳ mà chủ nghĩa trọng thương vẫn còn thống trị và quân đội có thể giúp mở ra những quyền lợi kinh tế mới, sự can thiệp quân sự hiện nay đã trở thành sự lựa chọn cuối cùng, bởi vì các quốc gia hiểu rõ cái giá mà họ sẽ phải trả. Đúng vậy, nước Nga mới đây đã xâm lược Ukraine, nhưng là sau khi Moscow đã sử dụng mọi biện pháp có thể (bao gồm cả đe doạ) để thuyết phục Kiev không được ngả hẳn về phương Tây. Chi tiêu quốc phòng chắc chắn đang gia tăng nhanh chóng tại các nước mới nổi ở châu Á, nhưng chủ yếu bởi vì các láng giềng của Trung Quốc lo ngại về sự hung hăng của nước này, chứ không phải là bản thân họ muốn sử dụng những loại vũ khí mới mua được. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng nhận thức được những rủi ro về mặt kinh tế nếu như theo đuổi các chính sách hiếu chiến, điển hình qua việc Bắc Kinh quyết định giảm căng thẳng với Nhật Bản sau hai năm đối đầu gia tăng. Continue reading “Quyền lực chuẩn tắc: Cuộc đối đầu địa chính trị mới”

#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh

Nguồn: Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, pp. 110-124.>>PDF

Biên dịch: Phạm Hương Trà | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Bài viết này mở rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm quyền lực thông minh, được định nghĩa là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả. Bài viết lập luận rằng việc phát huy quyền lực thông minh đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại. Những tranh luận hiện nay về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm chịu tác động từ những thất bại trong việc xử lý các khía cạnh khái niệm, thể chế và chính trị của thách thức nêu trên. Đây cũng là ba khía cạnh được tác giả phân tích trong bài viết này. Continue reading “#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép

League-of-Nations-Manchuria

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

Biên dịch: Cao Phương Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1948, tác giả Hans J. Morgenthau xuất bản cuốn sách Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace [Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình]. Cuốn sách giới thiệu khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong chính trị, trên nền tảng đó trình bày về vấn đề chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong định hình chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia với nhau. Tác phẩm đã đưa Morgenthau trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất không chỉ đối với giới học giả mà còn cả giới làm chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng như các nước khắp thế giới từ sau Thế chiến thứ hai. Cuốn sách cũng đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển đối với  lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Vì vậy, từ số này, Nghiencuuquocte.net sẽ lựa chọn và lần lượt giới thiệu tới quý độc giả một số chương tiêu biểu của cuốn sách. Xin mời các bạn đón đọc. Continue reading “#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép”