Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?

Nguồn: Naoya Yoshino, “Japan after Abe: Political stability under threat?,” Nikkei Asia, 13/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ quả là phe bảo thủ thiếu vắng lãnh đạo, thách thức kinh tế nổi lên, và tương lai bất định dành cho Thủ tướng Kishida.

Ngày 08/07, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến vận động tranh cử ở phía tây thành phố Nara, trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra hai ngày sau đó. Đó là một buổi diễn thuyết của một chính khách lão luyện: Abe vui vẻ giao tiếp với khán giả và phát biểu ủng hộ ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

Trong lúc ông còn đang phát biểu, hai tiếng nổ lớn vang lên, và Abe ngã xuống đất, trọng thương vì khẩu súng tự chế của tên sát thủ. Continue reading “Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?”

Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dramatic final curtain on special Abe-Tập relationship,” Nikkei Asia, 14/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành sự tôn trọng khác thường cho kỳ phùng địch thủ suốt 10 năm qua của mình.

Định mệnh đã gắn kết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suốt cả một thập niên.

Tập được chọn làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2012. Một tháng sau, Đảng Dân chủ Tự do của Abe giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, quay trở lại nắm quyền và giúp Abe giữ chức Thủ tướng lần thứ hai. Continue reading “Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe”

Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bức ảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn được treo trên tường nhà hàng Vịt Quay DaDong ở trung tâm Bắc Kinh.

Khi đến thăm thủ đô Trung Quốc để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 năm 2014, ông Abe đã ăn tối tại nhà hàng này cùng vợ, bà Akie, và các phụ tá. Bức ảnh hơi mất nét – có lẽ vì nhân viên nhà hàng lén chụp – được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Bức ảnh cho thấy ông Abe đang chăm chú quan sát một đầu bếp cắt món vịt quay Bắc Kinh cho ông. Vào thời điểm đó, mối quan hệ song phương đang căng thẳng vì Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và chuyến thăm của Abe tới đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người Nhật đã chết trong chiến tranh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

Tình hình sức khoẻ Abe Shinzo và các kịch bản kế nhiệm

Nguồn:Speculation about the health of Japan’s prime minister is rampant”, The Economist, 28/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với Abe Shinzo, ngày 24 tháng 8 lẽ ra là một dịp để ăn mừng. Đó là ngày thứ 2.799 liên tục ông giữcương vị thủ tướng Nhật Bản, đưa ông trở thành người tại vị lâu nhất trong lịch sử đất nước, vượt qua kỷ lục do ông họ của ông, Sato Eisaku, thiết lập. Thay vào đó, ông Abe đã mất cả buổi chiều nằm tại Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo để kiểm tra y tế và bác bỏ những thông tin cho rằng ông sắp từ chức.

Sức khoẻ yếu từ lâu đã ám ảnh ông Abe. Nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông kết thúc đột ngột vào năm 2007 sau một năm đầy biến động, cùng với đó là sự bùng phát của bệnh viêm loét đại tràng, một bệnh đường ruột mãn tính. Một loại thuốc mới đã giúp ông Abe kiểm soát các triệu chứng kể từ khi ông tiếp tục công việc vào năm 2012. Continue reading “Tình hình sức khoẻ Abe Shinzo và các kịch bản kế nhiệm”

Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất

Nguồn: Japan’s prime minister breaks a record”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tuần này Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, với 2.886 ngày tại vị. Ông đã vượt qua Taro Katsura, người phục vụ ba nhiệm kỳ hồi đầu thế kỷ 20, một thời kỳ cách đây rất lâu. Nhưng để giành được kỷ lục về thời gian nắm quyền không bị gián đoạn lâu nhất, ông Abe, người đã có một thời gian ngắn làm thủ tướng vào năm 2006-7, gặp vấn đề sức khỏe yếu, trước khi trở lại nắm quyền vào năm 2012, sẽ phải chờ đến ngày 24 tháng 8 năm sau. Nhiều người, chứ không chỉ ông Abe, nhớ đến người mà ông sẽ phải vượt qua: Eisaku Sato chính là ông trẻ của ông Abe. Ông Abe cũng là con trai của một bộ trưởng ngoại giao và cháu trai của một thủ tướng đáng chú ý khác sau Thế chiến II, Nobusuke Kishi. Ở Nhật Bản, số phận ủng hộ một số gia đình hơn những gia đình khác. Continue reading “Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe

Nguồn: Ian Buruma, “Japan First, Project Syndicate, 08/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả những con cá voi bây giờ cũng bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm nay, Nhật Bản sẽ rút ra khỏi Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (IWC) và tiếp tục săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng ăn thịt cá voi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, mặc dù số người Nhật ăn thịt cá voi hiện tại rất ít so với nửa thế kỷ trước. Việc rời khỏi IWC có nghĩa là những người đánh bắt cá voi Nhật Bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển ven bờ nước này, nơi mà số cá voi còn tương đối ít.

Quyết định này là một món quà dành cho một số chính trị gia ở các khu vực vẫn còn hoạt động săn bắt cá voi, và cho những người dân tộc chủ nghĩa – những người cảm thấy bất mãn khi bị những người nước ngoài yêu cầu Nhật được và không được làm gì. Đó là bước đi hoàn toàn mang tính chính trị mà theo tờ báo theo trường phái tự do Asahi Shimbun là được truyền cảm hứng bởi sự chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Đây là một vấn đề kiểu “Nhật Bản trên hết”. Mặc dù Trump không để tâm tới chuyện đó, tuy nhiên sự khăng khăng của Nhật Bản liên quan chuyện đánh bắt cá voi đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước này. Continue reading “Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe”

Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?

Nguồn:After 150 years, why does the Meiji restoration matter”, The Economist, 05/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 1 năm 1868, một số samurai trẻ tuổi và những thương gia ủng hộ họ đã lật đổ chế độ Mạc Phủ Tokugawa của Nhật Bản cùng với bảy thế kỷ chế độ phong kiến. Cái gọi là Minh Trị Duy Tân đã mở đường cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng mà ngay cả những cải cách gần đây của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Phong trào này đã đưa Nhật Bản bước vào hàng ngũ các cường quốc lớn trên thế giới. Chính phủ của ông Shinzo Abe đang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện này. Đối với ngài thủ tướng, câu chuyện tự hào về Minh Trị Duy Tân là một bài học về cách mà mọi người nên đón nhận sự hiện đại và thay đổi, trong khi vẫn tôn trọng truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người Nhật không cảm thấy thoải mái với cách diễn giải này. Continue reading “Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?”

Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?

Nguồn:Why is the Japanese monarchy under threat”, The Economist, 02/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới đang suy yếu dần.

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới không thuộc về nước Anh. Với 1.200 năm, nó chỉ là một đứa trẻ so với gia đình hoàng tộc Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Akihito, Nhật hoàng hiện tại (thứ ba từ trái sang trong hình), có tổ tiên là Hoàng đế Jimmu (hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu) 2.600 năm trước. Cha của ông, Nhật hoàng Hirohito trong thời chiến tranh gây nhiều tranh cãi, được coi là arahito-gami – một vị thần trong hình dạng con người. Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên thần thánh, vị Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật nặng nề của con người: ở tuổi 83, ông sống sót sau khi mắc ung thư tiền liệt tuyến và một cuộc phẫu thuật tim. Ông đã đề nghị được thoái vị dù vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, bao gồm việc khai mạc quốc hội và thực hiện các nghi lễ và nghi thức với tư cách là người đứng đầu Shinto, tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Điều đó đã gây ra nhiều lo lắng cho các nhà truyền thống chủ nghĩa. Tại sao họ lại lo lắng? Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?”

Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?

Nguồn:Why Japan and Russia never formally ended the second world war“, The Economist, 12/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 15/12, nơi ông cùng với ông Shinzo Abe ghé thăm các suối nước nóng tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản ở Nagato. Ông Abe hy vọng sẽ sử dụng dịp này để giải quyết bế tắc kéo dài 70 năm kể từ giai đoạn kết thúc Thế chiến II, khi Liên Xô đột nhiên tham cùng quân Đồng minh tấn công Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình (mặc dù một một tuyên bố chung năm 1956 đã phục hồi quan hệ ngoại giao và kết thúc tình trạng chiến tranh). Quan hệ song phương đã luôn căng thẳng kể từ đó. Tại sao giữa Nga và Nhật Bản chưa bao giờ chính thức kết thúc Thế chiến II? Continue reading “Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?”

Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng

0,,18414543_303,00

Nguồn: Abe Shinzō, “Toward an Alliance of Hope,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Thế chiến II kết thúc ở Thái Bình Dương, người Nhật Bản chúng tôi, với cảm giác hối hận sâu sắc, đã bắt đầu bước vào con đường xây dựng lại và đổi mới đất nước. Hành động của những bậc tiền nhiệm của chúng tôi đã đem lại đau thương khôn xiết cho các dân tộc châu Á, và chúng tôi không bao giờ được phép làm ngơ trước sự thật đó. Tôi ủng hộ quan điểm mà những đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã bày tỏ về vấn đề này.

Với việc thừa nhận sự thật và nỗi hối hận ấy, trong nhiều thập niên qua, người Nhật Bản chúng tôi tin rằng chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của châu Á. Chúng tôi phải nỗ lực hết sức mình vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Continue reading “Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng”

Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản

130723021713-abe-new-story-top

Nguồn: Shinzo Abe, “Japan’s Vote for Bold Reform”, Project Syndicate, 05/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với sứ mệnh to lớn được người dân Nhật Bản giao phó thể hiện qua số phiếu ủng hộ áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng 12 vừa rồi, khả năng hành động quyết đoán của chính phủ chúng tôi đã được tăng cường đáng kể. Thật vậy, giờ đây chúng tôi không chỉ có thẩm quyền để hành động mà còn nhận được một thông điệp rõ ràng và dứt khoát từ cử tri rằng chúng tôi phải hành động như vậy.

Cụ thể, giờ đây chúng tôi có nhiệm vụ khởi động chương trình cải cách cơ cấu, thứ được thế giới biết đến như là “mũi tên thứ ba” của cái gọi là chính sách kinh tế “Abenomics.” Chính cải cách cơ cấu sẽ giải phóng khả năng cạnh tranh cũng như tính năng động vốn bị kìm hãm quá lâu của các doanh nghiệp và người dân Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản”