13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ai đến thăm Toà Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã dùng họ suốt 5 thế kỷ qua? Đây thật là một câu hỏi thú vị không phải bất cứ ai cũng biết lời giải đáp. Continue reading “Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)

Biên dịch: Việt Xuân

TIỀN TRUNG QUỐC LẠI TRỞ VỀ TÚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nếu ước muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành hiện thực thì chẳng mấy chốc 300 triệu người Trung Quốc sẽ trượt tuyết hoặc trượt băng. Cả Thụy Sĩ và Lapland của Phần Lan đều muốn họ đến với mình. Nhưng, lợi nhuận thu được sẽ rơi vào túi người dân địa phương hay người Trung Quốc?

Jungfrau. Nhân viên soát vé Stefan Ritschard bắt đầu gắn những tấm biển nam châm vào thành các toa tàu để đánh dấu chỗ ngồi, mặc dù tàu đang chạy chậm lại.

Từ ga tàu Lauterbrunnen dưới chân núi Jungfrau có tàu chạy thẳng đến sông băng nổi tiếng của Thụy Sĩ, dọc theo con đường ngầm được đào sâu trong lòng núi. Chuyến tàu tiếp theo sẽ có một nhóm người Trung Quốc và một nhóm người Hàn Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)”

Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?

2016-l-jan-18-l-switzerland

Nguồn:Why is Switzerland a neutral country?“, History.com, 03/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều thế kỷ, quốc gia bé nhỏ bên dãy núi Alps mang tên Thụy Sĩ đã kiên định với một chính sách quốc phòng trung lập trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp tương tự  – nhưng Thụy Sĩ vẫn là quốc gia trung lập lâu đời nhất và có uy tín nhất. Làm thế nào mà Thụy Sĩ có được vị trí độc đáo của mình trong nền chính trị thế giới như vậy?

Continue reading “Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?”