04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp

Nguồn: Congress accepts Colors of the French Republic, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1796, Hạ viện Hoa Kỳ đã công nhận Quốc kỳ của Cộng hòa Cách mạng Pháp, tuyên bố đó là lời chứng thực đáng trân trọng nhất về sự đồng cảm giữa hai nền Cộng hòa.

Trong một thông điệp kèm theo, Ủy ban An ninh Công cộng Pháp đã ca ngợi Hoa Kỳ là những tiền đồn hàng đầu bảo vệ quyền con người ở bên kia bán cầu. Các nhà cách mạng Pháp đã rất háo hức liên hệ sự lật đổ vua Louis XVI của nước Pháp vào năm 1789 với sự lật độ Vua George III vào năm 1776 (tức cách mạng Mỹ). Họ đã xem bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ như là tiền thân cho bản Tuyên ngôn Nhân quyền mang tính cách mạng của mình. Continue reading “04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp”

06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh

Nguồn: Congress issues a “Declaration on the Causes and Necessity of Taking Up Arms”, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1775, một ngày sau khi tuyên bố một lần nữa sự trung thành với vua George III và chúc ông “một triều đại lâu dài và thịnh vượng” trong Kiến ​​nghị Nhành Olive, Quốc hội lục địa đã công bố “nguyên nhân và sự cần thiết của việc vũ trang” chống lại chính quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ. Tuyên bố này cũng đưa ra lựa chọn của người dân thuộc địa “thà chết như những người tự do thay vì sống như nô lệ.” Continue reading “06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh”

02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký

Nguồn: Delegates sign Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, các thành viên Quốc Hội Mỹ đã ký tên vào một bản sao được phóng to của Tuyên ngôn Độc lập.

Năm mươi sáu đại biểu Quốc Hội đã ký tên vào văn kiện này, bao gồm cả một số người không có mặt trong cuộc bỏ phiếu phê chuẩn bản tuyên ngôn. Các đại biểu đã ký tên theo thứ tự tiểu bang từ Bắc xuống Nam, bắt đầu với Josiah Bartlett của New Hampshire và kết thúc với George Walton của Georgia. John Dickinson của Pennsylvania, cùng với James Duane, Robert Livingston và John Jay của New York đã từ chối ký. Carter Braxton của Virginia; Robert Morris của Pennsylvania; George Reed của Delaware; và Edward Rutledge của Nam Carolina tuy phản đối văn kiện nhưng vẫn ký để tạo ấn tượng về một Quốc Hội thống nhất. Năm đại biểu đã vắng mặt là các tướng George Washington, John Sullivan, James Clinton, Christopher Gadsden, cùng Thống đốc bang Virginia, Patrick Henry. Continue reading “02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký”