Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?

Nguồn: Zaki Laïdi, “Why Is Europe Afraid of Defending Itself?”, Project Syndicate, 11/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte ca ngợi hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại The Hague là một thành công tuyệt đối, Mỹ đã đình chỉ một lô hàng thiết bị quân sự dự kiến ​​viện trợ cho Ukraine và nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với một số ngân hàng Nga. Kể từ đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã đảo ngược quyết định này, vốn do Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đưa ra. Nhưng không ai biết mức độ và thời gian của sự đảo ngược mới này. Chính sách của Mỹ vẫn vô cùng khó đoán. Và đây chính là điều khiến người châu Âu lo sợ. Do đó, bất chấp sự khúm núm của Rutte, Trump đang phát tín hiệu rằng các cam kết an ninh của Mỹ không còn gắn liền với nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của các nước châu Âu. Continue reading “Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?”

Iran và logic của chiến tranh hạn chế

Nguồn: Raphael S. Cohen, “Iran and the Logic of Limited Wars”, Foreign Policy, 14/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc không chiến của Israel chống lại Iran— “Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy” —có thể đã kết thúc, nhưng những tranh cãi xung quanh các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Một câu hỏi quan trọng là liệu các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Esfahan, được mệnh danh là “Chiến dịch Búa Đêm”, đã thành công trong việc xóa sổ hoàn toàn địa điểm Fordow được chôn sâu hay chỉ làm nó tê liệt trong vài tháng. Mức độ thiệt hại đối với chương trình hạt nhân của Iran, tất nhiên, rất quan trọng từ góc độ tác chiến. Nhưng lời chỉ trích rộng hơn—rằng chiến dịch không kích kéo dài 12 ngày bằng cách nào đó là liều lĩnh vì nó có thể không phá hủy vĩnh viễn chương trình hạt nhân của Iran—đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Continue reading “Iran và logic của chiến tranh hạn chế”

Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga

Nguồn: Daniel Balazs, “Partners in Deterrence: China and Russia’s Deepening Military-Technical Ties,” The Diplomat, 11/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hợp tác quân sự-kỹ thuật ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga là nhằm mục đích duy trì ổn định chiến lược, nhưng nó có thể gây tác dụng ngược.

Đầu tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một tuyên bố chung, bày tỏ sự phản đối đối với các sáng kiến quốc phòng của Mỹ như Vòm Vàng và AUKUS, những sáng kiến mà họ cho là mối đe dọa đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu. Họ cũng cam kết “tăng cường phối hợp các cách tiếp cận và củng cố hợp tác thực tiễn nhằm duy trì và củng cố sự ổn định chiến lược toàn cầu.” Continue reading “Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga”

Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?

Nguồn:How drones and video-game techniques are coming together in Ukraine’s war”, The Economist, 08/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc chiến của Ukraine đã trở thành một môi trường thúc đẩy đổi mới quân sự. Một trong những điểm đáng chú ý là việc áp dụng các “chính sách khuyến khích từ trò chơi điện tử” nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Hệ thống này đảm bảo rằng những người điều khiển drone thành công sẽ được ưu tiên nhận drone mới hơn so với những đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả. Hiện tại, quy trình này đang được nâng cấp với một hệ thống mà ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, gọi là “Amazon dành cho quân đội” – một cơ chế cho phép các đơn vị mua sắm trang bị chiến trường bằng cách sử dụng số điểm họ kiếm được từ việc phá hủy các phương tiện và mục tiêu khác của Nga. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?”

Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường

Nguồn: Michael C. Horowitz, Lauren A. Kahn, và Joshua A. Schwartz, “What Drones Can—and Cannot—Do on the Battlefield”, Foreign Affairs, 04/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong vòng hai tuần của tháng 6, lực lượng vũ trang Ukraine và Israel đã thực hiện hai trong số những chiến dịch táo bạo nhất trong lịch sử quân sự gần đây. Vào ngày 1 tháng 6, Ukraine đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái (drone) được đưa sâu vào lãnh thổ Nga để gây hư hại đáng kể hoặc phá hủy ít nhất 11 máy bay ném bom chiến lược của Nga trong khuôn khổ Chiến dịch Mạng Nhện (Operation Spider’s Web). Sau đó, bắt đầu từ ngày 13 tháng 6, trong Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy (Operation Rising Lion), Israel đã sử dụng drone được buôn lậu từng bộ phận vào Iran để phá hủy hệ thống phòng không của Iran, giúp Israel giành quyền kiểm soát hoàn toàn không phận Iran. Trong mỗi trường hợp, những chiếc drone có giá không quá vài nghìn USD mỗi chiếc đã có thể xóa sổ hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu USD giá trị của các hệ thống vũ khí tiên tiến không thể dễ dàng thay thế. Continue reading “Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường”

Lý do các nước NATO phải nâng mức chi tiêu quốc phòng

Nguồn: To keep Russia out and America in, NATO must spend more”, The Economist, 19/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Tổng thư ký đầu tiên của NATO, Hastings “Pug” Ismay, được cho là đã nói rằng mục đích của liên minh là “ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô, duy trì sự hiện diện của Mỹ và kiềm chế sức mạnh của Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in and the Germans down”). Ngày nay, không nước nào muốn kiềm chế Đức nữa. Nhưng khi 32 thành viên của NATO tụ họp tại The Hague vào ngày 24 tháng 6, hầu hết đều đồng ý rằng nhiệm vụ thiết yếu ngăn sự bành trướng của Nga vẫn đòi hỏi phải duy trì sự hiện diện của Mỹ. Và điều đó không còn đơn giản nữa. Continue reading “Lý do các nước NATO phải nâng mức chi tiêu quốc phòng”

Trung Quốc đang buộc chúng ta xem xét lại về chiến tranh sinh học?

Nguồn: Al Mauroni và Glenn Cross, “Will China Force a Rethink of Biological Warfare?”, War on the Rocks, 10/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bộ Quốc phòng Mỹ có còn đang chuẩn bị cho chiến tranh sinh học như thể vẫn là năm 1970?

Khi chuẩn bị cho chiến tranh sinh học, hầu hết các quốc gia đều hình dung các kịch bản trong đó kẻ thù công khai phun các chất hóa học truyền thống trên diện rộng để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những khả năng mang tính cách mạng trong khoa học đời sống và công nghệ sinh học đã làm thay đổi mối đe dọa. Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc, kết hợp với các công nghệ mới nổi này, cho thấy những điểm yếu mới của các lực lượng phương Tây mà cho đến nay vẫn chưa được thừa nhận đầy đủ. Phần lớn là do chính phủ Mỹ tiếp tục dựa vào chiến lược chống vũ khí hủy diệt hàng loạt của thế kỷ 20. Đặc biệt, vì Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân lớn, nước này không thể bị đe dọa sau khi sử dụng vũ khí sinh học dễ dàng như một quốc gia phi hạt nhân. Với những điểm này, liệu Trung Quốc có thể bị răn đe không sử dụng các loại vũ khí sinh học tiên tiến như vậy trong một cuộc khủng hoảng khu vực ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là một cuộc xâm lược Đài Loan? Và nếu không, liệu có thể giảm thiểu thiệt hại từ một kịch bản như vậy không? Continue reading “Trung Quốc đang buộc chúng ta xem xét lại về chiến tranh sinh học?”

Sự vắng mặt bí ẩn của quan chức quân đội Trung Quốc

Nguồn:The mystery of China’s missing military”, The Economist,  10/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Quân đội Trung Quốc chưa bao giờ giỏi giao tiếp. Trong suốt 15 năm chuyên mục của chúng tôi đưa tin từ Bắc Kinh, cách duy nhất để yêu cầu bình luận từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc là gửi fax. Phản hồi thường mất vài tuần, nếu có. Các cuộc họp báo thường kỳ mà họ tổ chức vào năm 2011 vẫn bị chi phối bởi các câu hỏi đã được sắp đặt trước từ truyền thông nhà nước. Các quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phải có sự cho phép đặc biệt để nói chuyện với người nước ngoài. Và những quân nhân được phép nói chuyện với người nước ngoài thường là những chuyên gia “xử lý người ngoài” được đào tạo đặc biệt để quản lý các cuộc tiếp xúc với người bên ngoài—và tiết lộ càng ít thông tin về PLA càng tốt. Continue reading “Sự vắng mặt bí ẩn của quan chức quân đội Trung Quốc”

Phương Tây thay đổi tư duy về cách tác chiến

Nguồn:The West is rethinking how to fight wars”, The Economist, 03/06/2025.

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sự kiện máy bay không người lái của Ukraine xuất phát từ các xe tải sâu bên trong nước Nga vào ngày 1 tháng 6, sau đó lao xuống các sân bay Nga và tấn công hàng chục máy bay ném bom, sẽ được xếp vào hàng những cuộc tập kích lớn trong lịch sử quân sự. Chiến dịch này đã kết hợp chiến dịch phá hoại kiểu cũ với vũ khí mang tính biểu tượng của cuộc chiến ở Ukraine. Khi thực hiện điều này, nó đã minh họa hai điều. Một là công nghệ mới, được triển khai một cách sáng tạo, có thể gây chết người một cách không ngờ. Điều còn lại là chiến trường giờ đây dàn trải sâu phía sau chiến tuyến, làm đảo lộn những giả định của một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “Phương Tây thay đổi tư duy về cách tác chiến”

Đáy biển đang trở thành chiến trường như thế nào?

Nguồn: Alex Gilbert và Morgan D. Bazilian, “The Seabed Is Now a Battlefield”, Foreign Policy, 04/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ đang bị đe dọa nghiêm trọng trên biển. Trong phần lớn thế kỷ trước, ưu thế hải quân của Mỹ đã củng cố khuôn khổ an ninh hàng hải hợp tác cần thiết để xây dựng một nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng.

Điều này không còn đúng nữa. Phiến quân Houthi đang tiến hành một chiến dịch được nhà nước hậu thuẫn nhằm phá vỡ tự do hàng hải ở Biển Đỏ. Tại Biển Đông, Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế, đơn phương đưa ra các yêu sách lãnh thổ mới và thực hiện các hành động gây hấn. Băng biển tan chảy đang mở đường cho Bắc Cực, nơi một nước Nga đang trỗi dậy tận dụng lợi thế tàu phá băng (cả loại chạy bằng năng lượng thông thường và hạt nhân) để đối chọi với sự hiện diện yếu ớt của Mỹ. Quy tắc cơ bản nhất của luật hàng hải, rằng các tàu phải treo cờ của một quốc gia, đang bị phá vỡ khi các quốc gia bị cô lập tìm cách né tránh lệnh trừng phạt, làm trầm trọng thêm những thách thức hiện có liên quan đến các cờ đăng ký phương tiện giả. Continue reading “Đáy biển đang trở thành chiến trường như thế nào?”

Đã đến lúc xây dựng một hiệp ước phòng thủ tập thể ở châu Á

Nguồn: Ely Ratner, “The Case for a Pacific Defense Pact”, Foreign Affairs, 27/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Đã đến lúc Mỹ xây dựng một hiệp ước phòng thủ tập thể ở châu Á. Trong nhiều thập kỷ, một hiệp ước như vậy vừa không thể thực hiện được vừa không cần thiết. Nhưng ngày nay, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, nó vừa khả thi vừa thiết yếu. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực đã và đang đầu tư vào hệ thống phòng thủ của riêng họ và tăng cường các mối quan hệ quân sự sâu sắc hơn. Nhưng nếu không có cam kết mạnh mẽ đối với phòng thủ tập thể, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đi trên con đường dẫn đến sự bất ổn và xung đột.

Bỏ qua những thay đổi chiến thuật, khát vọng địa chính trị của Bắc Kinh về “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” vẫn không thay đổi. Trung Quốc tìm cách chiếm Đài Loan, kiểm soát Biển Đông, làm suy yếu các liên minh của Mỹ và cuối cùng thống trị khu vực. Nếu thành công, kết quả sẽ là một trật tự do Trung Quốc lãnh đạo, đẩy Mỹ xuống hàng một cường quốc lục địa bị suy yếu: kém thịnh vượng hơn, kém an ninh hơn, và không thể tiếp cận hoặc hoàn toàn dẫn đầu các thị trường và công nghệ quan trọng nhất thế giới. Continue reading “Đã đến lúc xây dựng một hiệp ước phòng thủ tập thể ở châu Á”

Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao

Nguồn:Star wars returns”, The Economist, 21/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

“Ronald Reagan muốn có nó nhiều năm trước,” Donald Trump tuyên bố, “nhưng lúc đó họ không có công nghệ”. Giờ đây, ông Trump nói, Mỹ cuối cùng đã có thể chế tạo một “lá chắn phòng thủ tên lửa tiên tiến”. “Vòm Vàng” của ông Trump—tương tự như hệ thống Vòm Sắt khiêm tốn hơn của Israel—được thiết kế để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng hàng trăm hoặc hàng nghìn vệ tinh, cùng với những thiết bị khác, để có thể vừa theo dõi, vừa tấn công tên lửa địch khi chúng cất cánh. Continue reading “Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao”

Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc

Nguồn: Trym Eiterjord, “Taking Stock of China’s Polar Fleet,” The Diplomat, 05/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năng lực hàng hải của Trung Quốc ở Bắc Cực vẫn còn hạn chế, nhưng các hoạt động nghiên cứu trong nước cho thấy một nỗ lực chung nhằm tăng cường sự hiện diện của nước này ở các vùng cực.

Sự hiện diện của Trung Quốc đang dần được cảm nhận ở Bắc Cực. Dù đã rút lui khỏi khu vực này trong những năm gần đây, sau khi bị phản kháng chính trị và chứng kiến một loạt các dự án cơ sở hạ tầng và khai thác thất bại, các hoạt động hàng hải của Bắc Kinh – hay các hoạt động được nhận thức của họ – trong khu vực này vẫn tiếp tục gây sợ hãi trong các chính phủ Tây Bắc Cực và cung cấp bằng chứng cho các chuyên gia cảnh báo về một Bắc Cực đang gặp nguy hiểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã minh họa điều này trong một cuộc họp báo vào tháng 1, nơi ông giải thích lý do tại sao ông muốn mua hoặc thâu tóm quốc đảo Greenland ở Bắc Cực: “Cứ nhìn ra bên ngoài, bạn sẽ thấy tàu của Trung Quốc ở khắp mọi nơi.” Continue reading “Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc”

Tên lửa Oreshnik mới nhất của Nga là tin xấu cho NATO

Nguồn: Decker Eveleth, “The Latest Russian Missile Is Bad News for NATO,” Foreign Policy, 17/03/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Oreshnik là một con quái vật khác biệt hoàn toàn với những tên lửa tiền nhiệm của nó.

Tháng 11 năm ngoái, Nga đã phóng một loại tên lửa mới vào Ukraine. Moscow đã ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik (có nghĩa là “cây phỉ” trong tiếng Nga) trong một cuộc tấn công vào Dnipro. Dù chỉ sử dụng đạn con loại trơ, nhưng đây lại là một nỗ lực khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thể hiện sự sẵn sàng leo thang của mình. Continue reading “Tên lửa Oreshnik mới nhất của Nga là tin xấu cho NATO”

Chuẩn bị cho Kỷ nguyên hạt nhân tiếp theo

Nguồn: Gideon Rose, “Get Ready for the Next Nuclear Age,” Foreign Affairs, 08/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có thể thúc đẩy sự phổ biến vũ khí hạt nhân như thế nào?

Khi chính quyền Trump thứ hai nhanh chóng phá bỏ các yếu tố quan trọng của trật tự quốc tế thời hậu chiến, dường như họ đã không tính đến một số hậu quả hiển nhiên từ hành động của mình – chẳng hạn như việc kích hoạt một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới, lần này không phải bởi các nhóm khủng bố hay các quốc gia bất hảo, mà bởi chính những quốc gia từng được gọi là đồng minh của Mỹ. Continue reading “Chuẩn bị cho Kỷ nguyên hạt nhân tiếp theo”

Máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc thực sự báo hiệu điều gì?

Nguồn: Benjamin Jensen, “What China’s New Fighter Jet Really Signals,” Foreign Policy, 16/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quốc gia thường tiết lộ vũ khí chiến tranh mới trong thời bình để thay thế cho các cuộc đối đầu quân sự trực tiếp hơn.

Vào ngày 26/12/2024, ngày sinh của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố một máy bay tàng hình mới. Được gọi là J-36, máy bay này kết hợp khả năng tàng hình với khả năng tải trọng lớn, cho phép thực hiện cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất trên phạm vi rộng với tốc độ siêu thanh. Những tính năng này khiến nó trở thành thách thức đáng gờm đối với các hệ thống phòng không hiện đại. Continue reading “Máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc thực sự báo hiệu điều gì?”

Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?

Nguồn:  William M. Moon, “How the War in Ukraine Could Go Nuclear—by Accident”, Foreign Affairs, 05/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trách nhiệm lớn nhất của một quốc gia hạt nhân là giữ an toàn cho các đầu đạn của mình. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khoảng 30% trong số ước tính 5.580 đầu đạn của Nga đã bị đặt vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Vào đầu cuộc chiến, những lo ngại rằng cuộc xâm lược có thể làm tăng nguy cơ kích nổ hạt nhân hoặc nổ do tai nạn tập trung vào rủi ro có thể xảy ra đối với bốn nhà máy điện hạt nhân của Ukraine và các mối đe dọa của Nga về việc cố ý leo thang xung đột vượt qua ngưỡng hạt nhân. Nhưng với việc Ukraine càng tìm cách tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, thì càng rõ ràng rằng việc Nga không sẵn sàng bảo vệ đầy đủ các kho vũ khí hạt nhân ở phía tây – hiện nằm trong tầm tấn công của tên lửa và drone của Ukraine và thậm chí là từ bộ binh Ukraine – có thể gây ra rủi ro khủng khiếp. Continue reading “Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?”

Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo

Nguồn:  Henry A. Kissinger, Eric Schmidt, và Craig Mundie, “War and Peace in the Age of Artificial Intelligence”, Foreign Affairs, 18/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Từ việc tái điều chỉnh chiến lược quân sự đến việc tái cấu trúc ngoại giao, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành yếu tố quyết định đối với trật tự thế giới. Không sợ hãi và thiên vị, AI mở ra khả năng mới về tính khách quan trong việc ra quyết định chiến lược. Nhưng tính khách quan đó, được khai thác bởi cả các chiến binh và những người kiến tạo hòa bình, cần phải được sử dụng để bảo tồn tính chủ quan của con người, vốn là thứ quan trọng cho việc sử dụng vũ lực có trách nhiệm. AI trong chiến tranh sẽ giúp soi sáng những biểu hiện tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của loài người. Nó sẽ đóng vai trò là phương tiện để tiến hành chiến tranh và chấm dứt chiến tranh. Continue reading “Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo”

Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria

Nguồn: Dương Ngọc Long, 杨玉龙:反对派掌权,叙利亚变局迎来三种可能, Guancha, 11/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ ngày 27/11/2024, dưới khẩu hiệu hoạt động quân sự “Răn đe xâm lược”, liên minh vũ trang chống chính phủ do Hayʼat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng chính phủ Syria và đạt được thành quả to lớn chỉ trong hơn 10 ngày. Vào ngày 8/12, tổng thống khi đó là Bashar al-Assad đã tuyên bố từ chức và tới Moscow (Nga) để tị nạn chính trị. Điều này đã chấm dứt nửa thế kỷ cai trị của gia tộc Assad ở Syria.

Theo thông tin mới nhất, truyền thông Syria đưa tin vào ngày 10, chính phủ chuyển tiếp với Mohammed al-Bashir của “Chính phủ Cứu quốc Syria” làm thủ tướng tạm quyền, đã chính thức lên nắm quyền ở Syria vào cùng ngày. Continue reading “Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria”

Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ

Nguồn: Sumantra Maitra, “The Best NATO Is a Dormant NATO,” Foreign Affairs, 04/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giảm sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ mang lại một liên minh mạnh mẽ hơn và một châu Âu an toàn hơn.

Trong bài viết “Planning for a Post-American NATO” (Chuẩn bị cho một NATO thời hậu Mỹ), Phillips O’Brien và Edward Stringer đã cố gắng giải quyết khoảng trống an ninh mà họ thấy trước sẽ xuất hiện do chính quyền Trump thứ hai. Họ đặc biệt nhấn mạnh đề xuất của tôi về một “NATO ngủ đông,” trong đó tôi vạch ra một khuôn khổ cho phép Mỹ sẽ rút lực lượng mặt đất của mình khỏi châu Âu để chuyển gánh nặng bảo vệ lục địa này từ Washington sang cho các chính phủ khu vực. Theo O’Brien và Stringer, một NATO ngủ đông có thể nhanh chóng trở thành một NATO chết, bởi vì liên minh sẽ phải vật lộn để tồn tại trừ phi Mỹ thể hiện rõ ràng một cam kết mạnh mẽ đối với châu Âu. Các tác giả lập luận rằng nếu không có cam kết đó, những chia rẽ cũ sẽ quay trở lại, với Trung và Đông Âu trở nên diều hâu hơn, trong khi Bắc và Tây Âu tiếp tục hưởng lợi miễn phí từ Washington. Họ viết rằng “Một liên minh an ninh châu Âu có thể sụp đổ dưới sức nặng của những quan điểm không tương thích như vậy.” Continue reading “Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ”