#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng

4273-itok=SkHQyE8k

Nguồn: Yergin, Daniel (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82. >>PDF

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu hỏi cũ, đáp án mới

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia Winston Churchill đã có một quyết định mang tính lịch sử, đó là chuyển đổi nguồn năng lượng cho tàu hải quân Anh từ than đá sang dầu khí. Ông hướng tới xây dựng hạm đội quốc gia hùng mạnh hơn đối thủ là nước Đức. Nhưng điều đó cũng có ý nghĩa rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn than đá ở xứ Wales mà phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu thô hết sức bấp bênh từ Ba Tư. Điều này đã khiến an ninh năng lượng trở thành một câu hỏi trong chiến lược quốc gia. Câu trả lời của Churchill khi ấy là gì? Đó là: “Sự an toàn và ổn định của dầu mỏ nằm trong sự đa dạng và chỉ có sự đa dạng [về nguồn cung] mà thôi.” Continue reading “#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng”

#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

OB-XG630_bowrin

Nguồn: Corning, Gregory (2000). Managing the Asian Meltdown: The IMF and South Korea. Institute for the Study of Diplomacy School of Foreign Service, Georgetown University, Pew Case Study, 1.

Biên dịch: Lê Thị Mỹ Hương, Châu Ngọc Huyền, Trương Thị Thanh Hiền, Đặng Trang Ngọc Khánh, Lê Hoàng Ngọc Yến, Đỗ Hoài Thương |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc. Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản. Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở hạ tầng về công nghiệp. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ. Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn. Continue reading “#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc”

#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?

2013TitleMap-IPE

Nguồn: Balaam, David N. & Michael Vaseth, “What is International Political Economy?” in David N. Balaam & Michael Vaseth (eds), Introduction to International Political Economy  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 1-24.

Biên dịch: Khoa QHQT, ĐHKHXH&NV TPHCM | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Kinh tế chính trị quốc tế là gì? Chương một sẽ trả lời câu hỏi này theo ba cách: nêu các ví dụ; so sánh Kinh tế chính trị quốc tế với các môn học tương tự khác như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học; thảo luận những nguyên tắc cơ bản của Kinh tế chính trị quốc tế.

Định nghĩa một cách đơn giản, Kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu những vấn đề quốc tế không thể giải quyết được chỉ bằng những phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội học đơn thuần. Kinh tế chính trị quốc tế là môn khoa học tập trung nghiên cứu những quan hệ phụ thuộc phức tạp chi phối các vấn đề quốc tế nổi bật nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Continue reading “#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?”

#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Geese fly over the Martin Luther King, Jr. Memorial during celebrations of the birthday of the civil rights leader

Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.

Biên dịch: Hoàng Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế. Continue reading “#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị”

#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Nguồn: Jaffe, Amy Myers and Lewis, Steven W. (2002) ‘Beijing’s oil diplomacy‘, Survival, 44:1, pp. 115 – 134.

Biên dịch: Nguyễn Vĩnh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc lặng lẽ trở thành một nước nhập khẩu ròng về dầu thô vào năm 1993 đã đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ sau “cuộc thử nghiệm” tự cung tự cấp kéo dài ba thập kỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở nên dễ bị ảnh hưởng như các nước công nghiệp khác trước những biến cố không mong muốn tác động tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những tác động của thay đổi này lên quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Nhưng có một điều chắc chắn là những lo ngại về an ninh dầu mỏ đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên những tính toán chiến lược và ngoại giao của Trung Quốc. Một cường quốc bậc hai thế giới, với mối quan tâm đối ngoại (ngoài vấn đề hạt nhân) Continue reading “#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh”