Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đức Thắng Môn (Deshengmen) ở phía bắc Bắc Kinh được xây dựng từ thế kỷ 15 và được thiết kế để không thể bị xuyên thủng. Công trình kiến ​​trúc từ thời nhà Minh còn được gọi là “cổng quân sự” vì quân đội triều đình sẽ xuất quân từ đây mỗi khi ra trận đánh giặc.

Gần đó là trụ sở chính của Viện Khổng Tử – các cơ sở giáo dục được chính phủ Trung Quốc thiết lập khắp thế giới để thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Trung.

Trái ngược với Đức Thắng Môn, tòa nhà trụ sở Viện Khổng Tử trông hiện đại hơn. Và không giống như nhiều văn phòng chính phủ Trung Quốc khác, nó không có sự hiện diện an ninh nghiêm ngặt để khiến dân thường xa lánh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung”

Thế giới hôm nay: 05/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do cho nhà lãnh đạo Myanmar, Aung San Suu Kyi, người đã bị quân đội nước này phế truất vào hôm thứ Hai – nhưng không gọi sự can thiệp của quân đội là đảo chính hoặc lên án nó. Từ ngữ của bản tuyên bố chung dường như được thiết kế để Trung Quốc và Nga không phủ quyết. Ở Myanmar, các lãnh đạo quân đội đã chặn quyền truy cập Facebook để thúc đẩy “sự ổn định”.

Sau khi đảng Cộng hòa Mỹ từ chối trừng phạt Marjorie Taylor Greene, một nữ nghị sĩ nhiệm kỳ đầu từ Georgia, người lan truyền các thuyết âm mưu thù hận, đảng Dân chủ giờ quyết định hành động. Họ đã lên lịch bỏ phiếu một nghị quyết nhằm loại bà khỏi hai ủy ban quốc hội mà bà là thành viên. Và chỉ cần đa số tối thiểu để thông qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/02/2021”

Thế giới hôm nay: 04/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mario Draghi (trong hình), cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, chấp nhận lời đề nghị của Tổng thống Ý để thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Giuseppe Conte, người vừa từ chức thủ tướng vào tháng trước, đã không thể tập hợp được một chính phủ mới. Liên minh của cựu thủ tướng sụp đổ sau khi Matteo Renzi rời đi cùng đảng Italia Viva của ông. Ông Draghi giờ phải xây dựng được thế đa số ở nghị viện.

Trung Quốc từ chối thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc đảo chính ở Myanmar. Với tư cách ủy viên thường trực, Trung Quốc có quyền phủ quyết các nghị quyết. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ ủng hộ hoặc chấp thuận cuộc đảo chính, khi quân đội Myanmar hạ bệ chính phủ dân sự của đất nước với lý do cuộc bầu cử tháng 11 không hợp pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/02/2021”

Thế giới hôm nay: 03/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhóm pháp lý của Donald Trump lẫn phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đang truy tố ông trong phiên tòa luận tội vào tuần tới đều đã nộp các bản tóm tắt lên Thượng viện. Các nghị sĩ Dân chủ cho rằng ông Trump đã kích động những người ủng hộ trở nên “điên cuồng” vào ngày 6 tháng 1, muốn “họ xông đến Điện Capitol” và yêu cầu họ “thể hiện sức mạnh”. Ông Trump phủ nhận cáo buộc; các luật sư của ông sẽ lập luận ông chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận được quy định bởi hiến pháp.

Một thẩm phán Moskva phán quyết rằng Alexei Navalny, nhân vật đối lập hàng đầu của Nga, đã vi phạm các điều khoản của bản án treo 3 năm rưỡi kể từ 2014, và đã ra án tù cho ông. Vi phạm của ông Navalny là đã không quay về Nga ngay lập tức từ Đức, nơi ông hồi phục sau một vụ đầu độc, vụ việc mà Navalny và nhiều người khác nói là do tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/02/2021”

Thế giới hôm nay: 02/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, đã lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và kêu gọi thả bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, cùng các thành viên khác trong đảng của bà. Biểu tình phản đối đảo chính cũng nổ ra ở một số thành phố nước ngoài. Hôm qua, các tướng lĩnh Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và cắt liên lạc ở các thành phố lớn, với lý do cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.

Israel đã giao 2.000 liều vắc xin covid-19 của Moderna cho người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Israel đang dẫn đầu trong vấn đề tiêm chủng khi gần 20% dân số nước này đã được tiêm cả hai mũi Pfizer-BioNTech. Nhưng không có chương trình tiêm chủng nào ở Bờ Tây hay ở Gaza. Israel đã hứa chia sẻ 5.000 liều, dù lãnh thổ Palestine có dân số hơn 4 triệu người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/02/2021”

Thế giới hôm nay: 01/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng an ninh Nga đã bắt giữ hơn 5.000 người trên khắp nước này vì biểu tình phản đối vụ bắt giữ Alexei Navalny. Navalny gần đây đã bị bắt sau khi trở về từ bệnh viện ở nước ngoài. Ông bị đầu độc bằng chất độc thần kinh và cáo buộc các điệp viên chính phủ Nga làm việc này. Trong khi đó, các nhà lập pháp Na Uy đề cử ông Navalny cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Anh sẽ đánh dấu kỷ niệm một năm đầu tiên rời EU bằng việc đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết việc tham gia vào thỏa thuận sẽ chứng minh nước này vẫn là “một bên đấu tranh nhiệt tình cho thương mại tự do toàn cầu”. Song những người phản đối nói việc tham gia khối  thương mại gồm 11 nước – bao gồm Úc, Canada và Nhật Bản – khó mang lại cho họ lợi ích kinh tế ngay lập tức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/02/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Điệp viên đến từ Đài Loan” đang gây xôn xao ở Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Năm (15/10/2020) đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Lời cảnh báo cho các quan chức tình báo Đài Loan,” cáo buộc hòn đảo tự trị này đẩy mạnh hoạt động gián điệp nhằm giành độc lập.

Mọi chuyện bắt đầu khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin vào tối Chủ nhật (11/10/2020) rằng các nhà chức trách an ninh quốc gia đã phá hàng trăm vụ gián điệp có liên quan đến Đài Loan và bắt nhiều người được cho là gián điệp trong một chiến dịch ​​đặc biệt mang tên “Sấm sét 2020”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 29/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban độc lập ở Đức khuyến cáo không nên tiêm vắc-xin covid-19 của Oxford-AstraZeneca cho những người trên 65 tuổi. Hội đồng này, có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ, cho biết “không có đủ dữ liệu” về sự hiệu quả của vắc-xin này trong nhóm tuổi đó. AstraZeneca phản đối ý kiến trên. Điều này có thể làm phức tạp thêm tiến trình triển khai vắc-xin của Liên minh Châu Âu, vốn đã bị chậm so với kế hoạch.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một số sắc lệnh hành pháp liên quan đến y tế. Ông cho mở lại thị trường bảo hiểm liên bang của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền trong ba tháng nhằm mang lại cho những người cần bảo hiểm trong thời gian đại dịch cơ hội mua các gói bảo hiểm. Quyết định này ảnh hưởng đến 46 tiểu bang phụ thuộc vào thị trường liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/01/2021”

Thế giới hôm nay: 28/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký các sắc lệnh hành pháp thực hiện một số lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông về biến đổi khí hậu. Chúng bao gồm việc tạm dừng cấp phép khai thác dầu và khí đốt trên đất liên bang, và nâng vấn đề này lên thành ưu tiên đối với chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Ông cũng chỉ đạo các cơ quan liên bang đầu tư vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm, những nơi thường là chỗ ở của người Mỹ gốc Phi và các sắc tộc thiểu số.

Cuộc tranh cãi giữa EUAstraZeneca ngày càng gay gắt. Các quan chức EU nói hãng dược phẩm phải chuyển lô vắc-xin covid-19 sản xuất tại Anh đến châu Âu, theo đúng hợp đồng mà AstraZeneca đã ký với khối. Giám đốc điều hành của AstraZeneca đã bác bỏ những lời kêu gọi như vậy, nói lời hứa ban đầu của họ “không phải là một cam kết”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/01/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”

Thế giới hôm nay: 27/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ủy ban châu Âu có kế hoạch yêu cầu các nhà sản xuất vắc-xin covid-19 thông báo cho họ về tất cả các đơn hàng xuất khẩu từ Liên minh châu Âu, sau khi AstraZeneca, một nhà sản xuất thuốc của Anh có nhà máy ở Bỉ, cảnh báo rằng họ sẽ không thể cung cấp tất cả các liều mà họ đã hứa trước đây cho EU. Ursula von der Leyen, chủ tịch ủy ban, nói rằng các nhà sản xuất dược phẩm “bây giờ phải giao hàng”. Bộ trưởng vắc xin của Anh nói rằng các quốc gia nên tránh “chủ nghĩa dân tộc vắc xin”.

Các thành viên Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu hôm nay về việc liệu một cựu tổng thống có thể bị xét xử ở Thượng viên hay không, sau khi Hạ viện đưa ra một bản luận tội Donald Trump vào thứ Hai. Phiên tòa có thể sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 2, nhưng cuộc tranh luận hôm nay sẽ cho thấy tình cảm của các thành viên Đảng Cộng hòa. Người ta nghi ngờ việc sẽ có đủ số thành viên Cộng hòa phản bội Trump để có thể kết tội ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/01/2020”

Thế giới hôm nay: 26/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới không nên bắt đầu một “cuộc chiến tranh lạnh mới” trong bài phát biểu đầu tiên của ông kể từ khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, tại sự kiện trực tuyến ở Davos. Ông nhấn mạnh các nước không nên áp đặt mô hình xã hội của riêng mình lên nhau. Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã tuyên bố cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số, là “tội ác diệt chủng”. Ông Biden cũng đã chỉ trích mạnh mẽ tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này.

Tổng thống Biden tiếp tục xóa bỏ những mặt gây tranh cãi của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump bằng cách bỏ lệnh cấm người Mỹ chuyển giới phục vụ trong lực lượng vũ trang. Ông Trump công bố chính sách này vào năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2019. Ông Biden hôm nay cũng sẽ ký một sắc lệnh hành pháp thúc đẩy các cơ quan chính phủ mua hàng do Mỹ sản xuất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/01/2021”

Thế giới hôm nay: 22/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden tập trung vào covid-19 trong ngày đầu tiên nắm quyền, với việc ký mười sắc lệnh hành pháp để tăng cường xét nghiệm, đẩy nhanh tiêm chủng và thúc đẩy sản xuất trong nước các trang thiết bị bảo hộ, cùng các biện pháp khác. Trong khi đó Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của ông Biden, thông báo Mỹ sẽ tham gia COVAX, một sáng kiến ​​toàn cầu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin bình đẳng do Tổ chức Y tế Thế giới đồng dẫn dắt.

Hungary cấp phép sử dụng khẩn cấp trong sáu tháng cho vắc-xin Sputnik V của Nga, bên cạnh vắc-xin của AstraZeneca và Đại học Oxford. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc EU đơn phương phê duyệt vắc-xin trước các thành viên còn lại của khối, trong bối cảnh khối này đang tranh cãi với Pfizer-BioNTech về tốc độ cung cấp vắc-xin chậm chạp của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/01/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (09/10/20): Trung Quốc căm thù Pompeo

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuỗi tám ngày nghỉ lễ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 đã kết thúc vào thứ Năm (08/10/2020). Nhưng các quan chức ngoại giao Trung Quốc có thể đã chẳng được nghỉ ngơi.

Họ chắc chắn đang theo dõi việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến thăm Nhật Bản vào thứ Ba (06/10/2020) để dự cuộc đối thoại an ninh của Bộ tứ, hay Quad, gặp các ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Ông cũng đã gặp tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Trong chuyến thăm, ông liên tục kêu gọi một liên minh quốc tế chống Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (09/10/20): Trung Quốc căm thù Pompeo”

Thế giới hôm nay: 21/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Joe Biden tuyên bố “nền dân chủ đã thắng thế”. Phát biểu ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, ông Biden thừa nhận nỗi đau của đại dịch coronavirus và sự chia rẽ chính trị sâu sắc. Ông kêu gọi đoàn kết, cầu xin người Mỹ “chấm dứt cuộc chiến kém văn minh giữa màu đỏ và màu xanh”, và để quốc gia “chống lại” chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Trước đó vài phút, Kamala Harris cũng trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên.

Ông Biden ngay lập tức ký một số sắc lệnh hành pháp: tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới; ngừng thi công bức tường biên giới với Mexico; và chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với công dân từ sáu nước đa số Hồi giáo — tất cả đều đảo ngược hoàn toàn các chính sách của Donald Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/01/2021”

Thế giới hôm nay: 20/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thượng viện Hoa Kỳ bắt đầu các phiên điều trần phê chuẩn 5 đề cử cho nội các của tổng thống đắc cử Joe Biden. Việc chậm xác nhận kết quả bầu cử đã làm đình trệ tiến trình này; và không rõ bao nhiêu người sẽ được chấp thuận trước khi ông Biden tuyên thệ vào hôm nay. Tướng Lloyd Austin, người được chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng, phải nhận được miễn trừ đặc biệt vì ông chỉ mới nghỉ hưu khỏi quân đội. Các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện cũng công bố luật đầu tiên của họ trong kỳ họp mới, tập trung vào đạo đức, bỏ phiếu và cải cách việc tài trợ tranh cử.

Vào ngày cuối cùng tại nhiệm, chính quyền Trump đã tuyên bố cách chính phủ Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc cũng như tôn giáo thiểu số khác ở Tân Cương là tương đương với tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Chưa có chính phủ nào khác tố cáo các hành động của Trung Quốc – bao gồm sử dụng trại cải tạo, lao động cưỡng bức và triệt sản không tự nguyện. Ông Biden trước đây cũng ra tuyên bố tương tự. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/01/2021”

Thế giới hôm nay: 19/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi một thẩm phán kết án Alexei Navalny 30 ngày tù, được cho là vì vi phạm các điều khoản án treo, chính trị gia đối lập nổi tiếng của Nga đã kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường. Ông bị bắt giữ khi trở về Nga lần đầu kể từ khi bị đầu độc hồi tháng 8 (ông tin là theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin). Các nước phương Tây kêu gọi Nga thả ông.

WHO cảnh báo một “sự thất bại thảm khốc về mặt đạo đức” sắp xảy đến trong việc phân phối vắc-xin covid-19. Cho đến nay, chỉ mới có 25 liều được tiêm ở các nước nghèo nhất (đều ở Guinea), so với 39 triệu ở các nước giàu hơn. COVAX, một chương trình chia sẻ vắc-xin do WHO đồng dẫn đầu và nhằm phân phối vắc-xin ở các nước nghèo, cáo buộc các nước giàu tích trữ vắc-xin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/01/2021”

Thế giới hôm nay: 15/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lo ngại bạo lực ở Mỹ tiếp tục gia tăng, với các báo cáo cho thấy khu vực National Mall ở Washington, DC – nơi thường chật kín người khi tổng thống mới nhậm chức – sẽ đóng cửa vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden thứ Tư tuần tới. Airbnb đã hủy mọi đặt phòng trong thành phố cho tuần sau. Peter Meijer, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ luận tội Tổng thống Donald Trump vào hôm thứ Tư, nói với các phóng viên rằng ông cùng một số đồng nghiệp lo sợ cho sự an toàn của mình.

Trung Quốc đại lục ghi nhận ca tử vong đầu tiên do covid-19 kể từ tháng 5. Ca tử vong là ở tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh, nơi 23 triệu người đang sống chung với một số hình thức hạn chế vì đợt bùng dịch lớn nhất của đất nước kể từ mùa hè. Tỉnh Hắc Long Giang miền đông bắc cũng đã ghi nhận các ca nhiễm mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/01/2021”

Thế giới hôm nay: 14/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Donald Trump, buộc tội ông kích động nổi dậy. Điều khoản được ủng hộ bởi tất cả các hạ nghị sĩ Dân chủ và 10 hạ nghị sĩ Cộng hòa​​, và sẽ khiến ông Trump trở thành tổng thống duy nhất bị luận tội hai lần. Trong khi đó, các nền tảng truyền thông xã hội tràn ngập những hình ảnh về binh sĩ Vệ binh Quốc gia có vũ trang bên trong Điện Capitol, nơi họ sẽ ở lại cho đến sau lễ nhậm chức của Joe Biden vào thứ Tư tuần tới.

Một số quốc gia châu Âu thông báo phong tỏa chặt chẽ hơn nhằm làm chậm sự lây lan của coronavirus, trong bối cảnh tiêm chủng chậm chạp và chưa mang lại thành quả cho đến mùa xuân. Ý đã gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến tháng 4, trong khi Đức và Hà Lan nói các hạn chế sẽ được áp dụng cho đến ít nhất là tháng 2. Thụy Sĩ và Thụy Điển đều thắt chặt các biện pháp của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/01/2021”

Thế giới hôm nay: 13/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump tuyên bố không chịu trách nhiệm về việc người ủng hộ ông gây bạo loạn ở Washington vào thứ Tư tuần trước, nói rằng bài phát biểu khi ấy của ông – trong đó ông khẳng định mình đã thắng cuộc bầu cử và nói với đám đông “hãy tuần hành đến Điện Capitol [và] hãy cứng rắn lên” – là “hoàn toàn phù hợp”. Sau đó, ông gọi điều khoản luận tội mà Hạ viện sẽ sớm bỏ phiếu là “tiếp diễn cuộc săn phù thủy lớn nhất trong lịch sử chính trị” và “nguy hiểm cho đất nước”.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở ít nhất ba tỉnh để giúp kiềm chế đà tăng mạnh của covid-19. Các cơ sở y tế trên khắp đất nước đã phải vật lộn khi áp lực gia tăng, với số ca nhiễm mới vượt 4.900 hôm thứ Hai. Malaysia cũng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, lần đầu tiên trong vòng 50 năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/01/2021”