Thế giới hôm nay: 21/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Steve Bannon, cựu giám đốc điều hành chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và sau đó là cố vấn chiến lược của Nhà Trắng, đã bị các công tố viên liên bang truy tố tội gian lận. Ông Bannon và ba người khác đã quyên góp hơn 25 triệu đô la thông qua chiến dịch gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ xây bức tường biên giới Mexico do ông Trump đề xuất. Các công tố viên cáo buộc họ hưởng lợi cá nhân, che đậy hành động của mình bằng cách chuyển tiền qua một công ty vỏ bọc và một tổ chức phi lợi nhuận do ông Bannon kiểm soát.

Trong khi đó, một tòa án liên bang phán quyết cuộc điều tra về tài chính của ông Trump có thể được tiến hành. Chưởng lý quận Manhattan đang tìm kiếm thông tin về các khoản tiền bịt miệng. Vào tháng Bảy, Tòa án Tối cao đã bác bỏ lập luận cho rằng tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối với những cuộc điều tra như vậy. Phán quyết mới bác bỏ lập luận mới nhất của ông Trump, với luận điểm trát đòi hầu tòa là “quá mức” và cấu thành hành vi “quấy rối”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (24/06/20): Trung Quốc kiểm duyệt truyền hình ra sao?

Chinese censors black out CNN’s coverage of the deaths of 39 Chinese nationals found in a lorry in Essex, England.

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bất cứ ai sống ở Trung Quốc đại lục đều quen với việc TV đột nhiên mất sóng khi xem các đài truyền hình nước ngoài như CNN hay NHK. Nhà chức trách giám sát tất cả những chương trình của các đài nước ngoài, và nhanh chóng chặn bất kỳ nội dung nào họ thấy bất lợi cho Đảng Cộng sản.

Kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát, tình trạng mất sóng trở nên thường xuyên hơn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/06/20): Trung Quốc kiểm duyệt truyền hình ra sao?”

Thế giới hôm nay: 20/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban thượng viện đã trình bày chi tiết các liên hệ sâu rộng giữa chiến dịch tranh cử của Donald TrumpNga hồi năm 2016. Konstantin Kilimnik, một mối quan hệ lâu năm của Paul Manafort, giám đốc chiến dịch, được xác định rõ là một điệp viên Nga, và báo cáo cũng lưu ý ông ta có thể đã tham gia vào một vụ hack Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ. Ủy ban Tình báo Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã đi sâu hơn cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt, mà ông Trump từng bác bỏ là “cuộc săn phù thủy”.

Đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD chỉ hơn hai năm trước, giờ đây Apple lại đạt mức 2 nghìn tỷ USD. Đây là công ty Mỹ đầu tiên có được thành tích cao như vậy. Việc định giá này phản ánh thành công của công ty trong việc tăng cường tập trung vào các thiết bị ngoài điện thoại thông minh, như đồng hồ thông minh và tai nghe không dây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2020”

Thế giới hôm nay: 19/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàn Quốc thông báo các cuộc tụ tập đông người ở nơi công cộng sẽ bị cấm và các địa điểm “nguy cơ cao” như nhà thờ và hộp đêm bị đóng cửa trong và xung quanh thủ đô Seoul, sau một đợt bùng dịch covid-19 mới. Sau thành công ban đầu trong việc kiểm soát virus, gần 1.000 trường hợp đã được ghi nhận từ ngày 13 đến 17 tháng 8. Các biện pháp có hiệu lực từ hôm nay.

Chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã tăng lên cao hơn mức trước đại dịch, đạt kỷ lục trong ngày là 3.395 điểm. Chỉ số này đã tăng hơn 50% kể từ đáy hôm 23 tháng 3, xuất phát từ đà tăng của các gã khổng lồ công nghệ. Trong khi đó, đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua so với các đồng tiền hàng đầu khác, khi các nhà lập pháp vẫn chưa đạt được đồng thuận về các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (17/06/20): Căng thẳng gia tăng ở thủ đô

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào chiều thứ Ba, xuất hiện một hàng người dài xung quanh một sân thể thao ở Dongdan, gần khu mua sắm Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Có chen lấn, và thậm chí cãi vã.

“Họ đang xếp hàng để xét nghiệm axit nucleic,” một phụ nữ trẻ đi bộ gần đó nói với tôi, cho biết những người này đang xét nghiệm coronavirus.

Bắc Kinh đang trở lại “thời chiến” sau khi dịch bùng trở lại từ chợ bán buôn Tân Phát Địa. Số ca nhiễm được xác nhận kể từ thứ Năm tuần trước đã vượt con số 100. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/06/20): Căng thẳng gia tăng ở thủ đô”

Thế giới hôm nay: 18/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 7,8% trong quý hai, con số tệ nhất từng được ghi nhận. Quý thứ ba liên tiếp suy thoái cũng khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thu nhỏ xuống thấp hơn cả quy mô của nó hồi năm 2011, trước khi bắt đầu cải cách “Abenomics” của Thủ tướng Abe Shinzo. Phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng chậm.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã hoãn cuộc tổng tuyển cử của đất nước, theo dự kiến ​​là ngày 19 tháng 9, thêm bốn tuần. Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, đã quay lại phong tỏa sau khi số ca nhiễm covid-19 tăng nhẹ. Sau ba tháng không có ca mới, gần đây nước này ghi nhận 78 trường hợp. Bà Ardern cho biết bà không có ý định trì hoãn thêm nữa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sinh nhật của các lãnh đạo Trung Quốc thường được giữ kín. Các tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản chỉ cho biết ông Tập sinh vào tháng 6 năm 1953. Phải đến năm ngoái thì ngày sinh chính xác của ông mới được tiết lộ.

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng kem cho ông Tập làm quà sinh nhật khi cả hai đang thăm quốc gia Trung Á Tajikistan. Ông Tập được cho là đã mỉm cười cảm ơn Putin và tặng lại ông một ít trà Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 17/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với hàng nghìn người ủng hộ ở thủ đô Minsk rằng cuộc bầu cử của đất nước sẽ không được tổ chức lại, và gọi các đối thủ là “lũ chuột”. Đám đông của ông kém xa cuộc tuần hành được tổ chức ở trung tâm thành phố để phản đối cuộc bầu cử gian lận và bạo lực sau đó của chính phủ. Nga đề nghị hỗ trợ quân sự cho ông Luskashenko nếu cần thiết.

Hàn Quốc ghi nhận 279 ca nhiễm covid-19 mới vào thứ Bảy, con số trong ngày cao nhất kể từ tháng 3. Phần lớn các trường hợp là ở Seoul, bên cạnh Busan và Daegu. Dù thành công ban đầu trong việc ngăn chặn virus lây lan, Hàn Quốc giờ đã vượt mốc 15.000 ca nhiễm chính thức, với hơn 300 trường hợp tử vong. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/08/2020”

Thế giới hôm nay: 14/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IsraelUAE vừa đạt một thỏa thuận, một phần  nhờ Tổng thống Donald Trump làm trung gian, người gọi đây là một “bước đột phá lớn”. Israel sẽ tạm thời từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các phần đất Bờ Tây mà họ từng tuyên bố sáp nhập. Đổi lại, UAE cam kết “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ”. Trước đây Israel không có quan hệ ngoại giao chính thức với bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo “các hành động khiêu khích” của nước ngoài sau khi Pháp, một thành viên NATO, triển khai máy bay chiến đấu và hai tàu hải quân tới đông Địa Trung Hải. Nước này làm vậy để ủng hộ Hy Lạp, quốc gia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò dầu và khí đốt ở các vùng biển tranh chấp bằng cách điều một tàu thăm dò vào khu vực ngoài khơi đảo Síp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/08/2020”

Thế giới hôm nay: 13/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số liệu GDP quý hai của Anh không sáng sủa lắm. Nền kinh tế giảm 20,4% so với quý trước, xác nhận Anh đã bước vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ ít nhất là những năm 1920. Từ cuối năm 2019, Anh có thành tích tệ nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu (chỉ Tây Ban Nha là tệ hơn). Nhưng một số dữ liệu cho thấy cải thiện khiêm tốn xuất hiện từ tháng 6.

Uber có thể phải đóng cửa tạm thời ở California, theo lời giám đốc điều hành của hãng với MSNBC. Dara Khosrowshahi cho biết công ty dịch vụ gọi xe không kịp tái phân loại tài xế của mình là nhân viên toàn thời gian để tuân thủ phán quyết của tòa án tiểu bang gần đây yêu cầu hãng (và cả đối thủ Lyft) phải làm như vậy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hoa Xuân Oánh, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giữ một vẻ mặt nghiêm nghị trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm.

Khi được yêu cầu bình luận về một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tôn giáo, bà nổi giận, chỉ đích danh Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Bà nói Washington nên “ngừng lấy vỏ bọc tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.”

Bà Hoa, người phát ngôn của Bộ từ năm 2012, nổi tiếng với biểu cảm lạnh lùng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ”

Thế giới hôm nay: 12/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép cho một loại vắc xin covid-19. Với chỉ chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người, một số chuyên gia đặt nghi vấn về tốc độ của quá trình này. Tổng thống Vladimir Putin, người có con gái đã được tiêm chủng, cho biết vắc-xin “vượt qua tất cả các thử nghiệm cần thiết”. Tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu trong tháng này.

Sau 102 ngày không có ca  nhiễm covid-19 trong cộng đồng ở New Zealand, bốn người trong cùng một gia đình vừa xét nghiệm dương tính với virus này ở nam Auckland. Hôm nay Auckland bước vào “hạn chế cấp độ 3”. Cư dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài vì lý do thiết yếu, chẳng hạn như mua thực phẩm. Phần còn lại của New Zealand bước vào “Cấp độ 2”, thực hiện giãn cách xã hội và giới hạn quy mô tụ tập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đà tiến công trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Biểu tình sau cái chết của George Floyd, người đàn ông người Mỹ gốc Phi bị một sĩ quan cảnh sát quỳ lên cổ đến chết ở Minneapolis, đã lan rộng khắp đất nước, phủ bóng đen lên chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Đọc dòng tít “Biden dẫn trước”, tôi thấy thôi thúc phải đến nhà hàng Yaoji Chaogan gần Gulou – một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng”

Thế giới hôm nay: 10/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã vượt mốc 5 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức. Brazil, quốc gia xếp sau, có hơn 3 triệu ca và Ấn Độ, xếp thứ ba, gần 2,2 triệu ca. Vì một tỷ lệ lớn các ca nhiễm được cho là không triệu chứng, con số thực có thể cao hơn nhiều. Cho đến nay Ít nhất 162.000 người đã chết vì coronavirus ở Mỹ.

Với việc các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội còn lâu mới đạt thỏa thuận về dự luật kích thích kinh tế bổ sung, Tổng thống Donald Trump đã tự mình giải quyết các vấn đề. Ông vừa ký một sắc lệnh hành pháp mở rộng lệnh cấm liên bang đối với việc trục xuất người thuê nhà, cho phép hoãn trả các khoản vay sinh viên và cấp 400 đô la một tuần tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung. Nhưng chính quyền các bang sẽ phải đóng góp 100 đô la cho những khoản này, điều nhiều bang không thể đáp ứng được. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/08/2020”

Thế giới hôm nay: 07/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Beirut sau vụ nổ khiến ít nhất 135 người thiệt mạng. Ông cam kết viện trợ quốc tế nhưng cảnh báo rằng Lebanon sẽ “tiếp tục chìm” nếu không tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế. Khi lớp bụi đã lắng xuống, nhiều người Lebanon đổ lỗi cho chính phủ vì đã để mặc 2.750 tấn amoni nitrat nằm ở cảng Beirut nhiều năm trời.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “các biện pháp đáp trả mạnh mẽ” trước viễn cảnh chuyến thăm Đài Loan của Alex Azar, Bộ trưởng Y tế Mỹ. Chủ nhật này, ông Azar sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ kể từ năm 1979 tới thăm hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Người phát ngôn này cảnh cáo bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại nguyên tắc “một Trung Quốc” vốn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/08/2020”

Thế giới hôm nay: 05/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ford bổ nhiệm Jim Farley làm giám đốc điều hành mới. Vị giám đốc tiếp thị lâu năm có nhiệm vụ tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu trong bối cảnh công ty  phải đối mặt với hậu quả của đại dịch covid-19 và các công nghệ ô tô mới. Ông Farley sẽ thay thế Jim Hackett, người đã tiếp quản hồi năm 2017 và sẽ nghỉ hưu vào tháng Mười.

Một vụ nổ lớn ở Beirut đã giết chết ít nhất 50 người và có thể làm bị thương thêm 2.750 người, Bộ trưởng Y tế Lebanon cho biết. Vụ nổ làm rung chuyển khu cảng của thủ đô, phá hủy các tòa nhà, làm vỡ cửa sổ và tạo ra một làn khói đỏ. Các quan chức nhà nước cho biết chính phủ có lưu trữ “các vật liệu nổ rất mạnh” tại một nhà kho gần bờ sông, nhưng nguyên nhân chính xác của vụ nổ vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Thế giới hôm nay: 04/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, vừa báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 4,3 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay, giảm 65% so với cùng kỳ 2019. Con số này tệ hơn nhiều so với dự báo. Ngân hàng đổ lỗi cho chi phí dự phòng  các khoản nợ xấu trong đại dịch coronavirus, cũng như căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; trong những năm gần đây, ngân hàng này chủ yếu kiếm lời ở châu Á.

Sau khi dọa cấm TikTok, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoan nghênh việc  Microsoft hoặc bất kỳ công ty Mỹ nào khác mua lại ứng dụng này. Ông nói rằng nó vẫn sẽ bị cấm nếu việc bán lại chưa hoàn thành trước ngày 15 tháng 9, thêm rằng Bộ Tài chính Mỹ cũng cần “có phần” vì đã tạo điều kiện cho thương vụ  “trở nên khả thi”, song ông không giải thích cụ thể. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2020”

Thế giới hôm nay: 03/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nam Phi hiện đã ghi nhận hơn 500.000 ca nhiễm covid-19. Nước này giờ có số ca nhiễm cao thứ năm trên thế giới và chiếm hơn một nửa số trường hợp được xác nhận ở Châu Phi. Trong khi đó, hơn 50.000 ca mới cũng được báo cáo ở Ấn Độ trong năm ngày liên tiếp, đưa tổng số ca ở nước này lên tới hơn 1,75 triệu, trong khi Philippines hiện có hơn 100.000 ca.

Sự tăng đột biến số ca nhiễm covid-19 đã khiến bang Victoria của Úc áp dụng các biện pháp phong tỏa mới, bao gồm cả lệnh giới nghiêm. Mặc dù Úc đã thành công bước đầu trong việc kiểm soát căn bệnh này, Victoria, tiểu bang đông dân thứ hai, vừa chứng kiến ​​ca nhiễm tăng trở lại trong những tuần gần đây. Bang này báo cáo 671 trường hợp mới vào Chủ nhật. Các hạn chế sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 13 tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”