Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út

Nguồn: Ishac Diwan, “Saudi Arabia’s Populist Temptation”, Project Syndicate, 15/11/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu hết những nỗ lực tìm hiểu xung lực đằng sau cơn địa chấn chính trị đang diễn ra tại Ả rập Xê-út đều tập trung vào phân tích tâm lý của vị Thái tử trẻ tuổi, Mohammed bin Salman. Nhưng cũng có một vài lý do về mặt cấu trúc (xã hội) hình thành nên tư tưởng dân tuý của Thái tử Mohammed. Việc hiểu được các lý do đó là chìa khoá để tìm ra một hướng đi tốt hơn.

Trong quá khứ, sự ổn định chính trị tại Ả rập Xê-út dựa trên 3 thoả hiệp riêng rẽ: giữa nội bộ Hoàng gia; giữa Hoàng gia và giới quý tộc truyền thống; và giữa chính quyền và người dân. Continue reading “Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út”

Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?

Nguồn: David Hoffman, “How Gorbachev evolved into a radical proponent of change”, The Washington Post, 08/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những trang cuối cuốn sách mới đây của William Taubman viết về tiểu sử Mikhail Gorbachev, ông mô tả cựu Tổng thống Nga và phu nhân Raisa đi dạo ven bờ biển tại khu nghỉ mát Foros – phía nam bán đảo Crimea trong kỳ nghỉ, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đảo chính thất bại năm 1991. Như thói quen sau nhiều năm, những buổi đi dạo của Gorbachev và phu nhân thường là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Họ tranh luận: Các nhà lãnh đạo được định hình bởi nhân cách hay hoàn cảnh nhiều hơn? Và họ cho rằng các nhà lãnh đạo coi việc trải qua lịch sử như cưỡi trên lưng một con cọp và điều này tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo Taubman, Gorbachev và phu nhân kết luận: “Hoàn cảnh nâng tầm các nhà lãnh đạo, thường biến những thứ được coi là điểm yếu thành điểm mạnh”. Continue reading “Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?”

Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn:All the president’s men?A Communist Party gathering in China will test Xi Jinping’s power”, The Economist, 07/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lâu nay đã phải giữ trống lịch trình công tác của họ trong tháng Chín, Mười và Mười Một để chờ thông báo ngày tổ chức Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, ngày đó cũng đã được công bố. Vào ngày 18 tháng 10 tới, Đại hội sẽ được khai mạc, thảm đỏ sẽ được trải ra và bầu trời sẽ trở nên trong xanh khi các nhà máy sẽ phải đóng cửa và ô tô sẽ bị cấm lưu thông. Đây là Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi được thành lập năm 1921. Tại Đại hội, khoảng 2.300 đại biểu tham dự sẽ bầu ra một Ban chấp hành Trung ương Đảng mới, sau đó Ban chấp hành mới này sẽ họp kín để sắp xếp lại nhân sự trong các cơ quan ra quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc. Thành phần ban lãnh đạo mới phần lớn đã được quyết định sau nhiều tháng thảo luận bí mật. Những tin đồn xuất hiện nhan nhản về việc ai đã được chọn. Continue reading “Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống

Nguồn: Javier Solana, “The Iranian Opportunity,” Project Syndicate, 22/05/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, người dân Iran đã quyết định tiếp tục đi theo con đường mở cửa. 57% cử tri đã bầu cho nhà cải cách, Tổng thống Hassan Rouhani, đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Các nước khác trên thế giới nên chào đón chiến thắng của Rouhani như một cơ hội nữa để cải thiện quan hệ với một quốc gia vốn là trọng tâm trong tiến trình hướng tới một Trung Đông hoà bình hơn.

Với việc giành hơn 50% số phiếu, Rouhani đã tránh được một cuộc bỏ phiếu vòng hai, giống như bốn năm trước khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhưng không như năm 2013, khi chiến thắng áp đảo của ông là một bất ngờ lớn, trong cuộc bầu cử lần này hầu hết các nhà quan sát đều coi Rouhani là ứng cử viên sáng giá. Xét cho cùng, từ năm 1981 đến nay, mỗi đời tổng thống Iran đều phục vụ trong hai nhiệm kỳ. Continue reading “Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống”

Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is China’s belt and road initiative?”, The Economist, 15/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính của Tập Cận Bình.

Vào giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào mừng sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, chính sách đối ngoại tham vọng nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chương trình này. Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn) đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng kiến này ​​của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?

Continue reading “Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?”