10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ

Nguồn: Mahatma Gandhi Arrested for Sedition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, sau nhiều năm bị chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ bắt giam nhiều lần vì các hoạt động lãnh đạo trong phong trào đòi độc lập của đất nước, nhà hoạt động và lãnh đạo tinh thần Mohandas Karamchand Gandhi lại tiếp tục bị bắt tại Bombay với tội danh nghiêm trọng nhất cho đến đến thời điểm đó: kích động lật đổ. Gandi – người được gọi một cách tôn kính với tên Mahatma, có nghĩa là “linh hồn vĩ đại” – phải nhận bản án 6 năm tù vì tội phản đối chính quyền thực dân Anh. Continue reading “10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ”

16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp

Nguồn: Gandhi begins fast in protest of caste separation, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1932, trong phòng giam của mình tại Nhà tù Yerwada gần Bombay, Mohandas Karamchand Gandhi bắt đầu tuyệt thực để phản đối quyết định của chính phủ Anh phân biệt hệ thống bầu cử Ấn Độ dựa theo đẳng cấp.

Là một nhà lãnh đạo trong chiến dịch của người Ấn Độ nhằm giành quyền tự trị, Gandhi đã dành cả cuộc đời để truyền bá phong trào phản kháng thụ động của riêng mình trên khắp Ấn Độ và thế giới. Đến năm 1920, khái niệm của ông về Satyagraha (hay “chấp trì chân lý”) đã khiến Gandhi trở thành một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với hàng triệu môn đồ. Bị chính quyền Anh bỏ tù từ năm 1922-24, ông rút khỏi hoạt động chính trị một thời gian trong những năm 1920, nhưng năm 1930 ông đã trở lại với một chiến dịch bất tuân dân sự mới. Continue reading “16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp”

07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự

young-gandhi_2683415b

Nguồn:Gandhi’s first act of civil disobedience,” History.com (truy cập ngày 06/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 6 năm 1893, trong một sự kiện có ảnh hưởng đáng kể tới người dân Ấn Độ sau này, Mohandas K. Gandhi, một luật sư trẻ người Ấn Độ đang làm việc ở Nam Phi, đã từ chối tuân thủ các quy định mang tính phân biệt chủng tộc trên một chuyến tàu ở Nam Phi, sau đó bị đuổi khỏi tàu ở thành phố Pietermaritzburg.

Sinh ra ở Ấn Độ nhưng theo học tại Anh, đầu năm 1893, Gandhi đến Nam Phi để hành nghề luật theo hợp đồng kéo dài một năm. Cư trú ở Natal, ông phải chịu sự phân biệt chủng tộc và những quy định pháp luật của Nam Phi hạn chế quyền lợi của người lao động Ấn Độ. Sau này nhớ lại, Gandhi đã gọi thời khắc mà ông bị buộc phải rời khỏi toa xe lửa hạng nhất và sau đó bị ném ra khỏi chuyến tàu hôm mùng 7 tháng 6 là thời khắc quyết định của ông. Từ đó trở đi, ông quyết tâm chống lại sự bất công và bảo vệ những quyền lợi của mình trong vai trò một người Ấn Độ nói riêng và một con người nói chung. Continue reading “07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự”