28/07/1932: Chính quyền Mỹ giải tán các cựu binh đòi tiền thưởng

Nguồn: Bonus Marchers evicted by U.S. Army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, trong cuộc Đại khủng hoảng, Tổng thống Herbert Hoover ra lệnh cho Quân đội Mỹ dưới quyền Tướng Douglas MacArthur phải cưỡng chế trục xuất các cựu binh thuộc nhóm “Tuần hành đòi Tiền thưởng” (Bonus Marchers) khỏi thủ đô của đất nước.

Hai tháng trước, “Lực lượng Viễn chinh đòi Tiền thưởng” (Bonus Expeditionary Force) một nhóm gồm khoảng 1.000 cựu binh trong Thế chiến I yêu cầu được nhận thanh toán tiền mặt cho các chứng nhận tiền thưởng cựu binh của họ, đã đến Washington, D.C. Sang tháng 6, nhiều nhóm cựu binh tự phát khác cũng tụ tập ở thủ đô, nâng số người tuần hành tăng mạnh lên gần 20.000. Continue reading “28/07/1932: Chính quyền Mỹ giải tán các cựu binh đòi tiền thưởng”

21/05/1932: Earhart hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Earhart completes transatlantic flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, năm năm sau ngày phi công người Mỹ Charles Lindbergh trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay một mình xuyên Đại Tây Dương, nữ phi công Amelia Earhart đã trở thành người tiếp theo lập lại kỳ tích này khi bà hạ cánh ở Ireland sau khi bay qua Bắc Đại Tây Dương. Earhart đã bay hơn 2.000 dặm từ Newfoundland chỉ trong vòng 15 giờ. Continue reading “21/05/1932: Earhart hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương”

16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp

Nguồn: Gandhi begins fast in protest of caste separation, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1932, trong phòng giam của mình tại Nhà tù Yerwada gần Bombay, Mohandas Karamchand Gandhi bắt đầu tuyệt thực để phản đối quyết định của chính phủ Anh phân biệt hệ thống bầu cử Ấn Độ dựa theo đẳng cấp.

Là một nhà lãnh đạo trong chiến dịch của người Ấn Độ nhằm giành quyền tự trị, Gandhi đã dành cả cuộc đời để truyền bá phong trào phản kháng thụ động của riêng mình trên khắp Ấn Độ và thế giới. Đến năm 1920, khái niệm của ông về Satyagraha (hay “chấp trì chân lý”) đã khiến Gandhi trở thành một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với hàng triệu môn đồ. Bị chính quyền Anh bỏ tù từ năm 1922-24, ông rút khỏi hoạt động chính trị một thời gian trong những năm 1920, nhưng năm 1930 ông đã trở lại với một chiến dịch bất tuân dân sự mới. Continue reading “16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp”

09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật

Nguồn: China’s last emperor is Japanese puppet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng trị vì Trung Quốc trong giai đoạn 1908 – 1912, trở thành Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc của Nhật Bản, bao gồm tỉnh Nhiệt Hà và khu vực Mãn Châu.

Lên ngôi Tuyên Thống Đế khi mới ba tuổi, nhà vua nhanh chóng buộc phải thoái vị bốn năm sau đó trong cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Ông lấy tên Henry và tiếp tục sống ở Tử Cấm Thành cho đến năm 1924, khi phải nhận án lưu đày. Phổ Nghi chuyển đến Thiên Tân do Nhật chiếm đóng và sống cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo bù nhìn của Mãn Châu Quốc vào năm 1932. Continue reading “09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật”

20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I

Nguồn: German artist unveils monument honoring soldiers killed in World War I, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1932, tại Flanders, Bỉ, nghệ sĩ người Đức Kathe Kollwitz công bố tượng đài mà bà đã tạo ra để tưởng niệm con trai bà, Peter, cùng với hàng trăm ngàn binh lính khác đã bị giết trên chiến trường Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sinh năm 1867 tại Koningsberg, Đông Phổ, Kollwitz được dạy học riêng ở nhà và được cử đi học nghệ thuật ở Berlin, một sự giáo dục tiến bộ bất thường đối với một phụ nữ vào những năm 1880. Continue reading “20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I”