16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu

Nguồn: Mexican War of Independence begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã phát động Chiến tranh giành độc lập ở Mexico với bài phát biểu Grito de Dolores, hay “Tiếng khóc của Dolores”. Được đặt tên như vậy vì nó đã được Hidalgo đọc trước công chúng ở thị trấn Dolores, bài phát biểu kêu gọi chấm dứt 300 năm cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Hàng nghìn người bản địa và người lai đã tập hợp dưới là cờ Đức Mẹ Guadalupe của Hidalgo, và chẳng bao lâu sau, đội quân nông dân đã hành quân đến Thành phố Mexico. Continue reading “16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu”

16/09/2013: Tay súng giết 12 người trong vụ thảm sát tại Navy Yard

Nguồn: Gunman kills 12 in D.C. Navy Yard massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, một người đàn ông 34 tuổi đã bất ngờ nổi cơn thịnh nộ tại Navy Yard, Washington, D.C., giết chết 12 người và làm bị thương một số người khác chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ trước khi anh ta bị cảnh sát bắn chết. Các nhà điều tra sau đó kết luận rằng kẻ xả súng, Aaron Alexis, một nhân viên kỹ thuật máy tính làm việc cho một công ty công nghệ thông tin tư nhân, đã hành động một mình.

Khoảng 8 giờ sáng, Alexis sử dụng thẻ an ninh của mình để vào Tòa nhà 197 tại Navy Yard, một xưởng đóng tàu cũ được xây từ đầu những năm 1800, sau trở thành nhà máy sản xuất vũ khí, và bấy giờ đang được sử dụng làm trung tâm hành chính cho Hải quân. Đến 8 giờ 16 phút, Alexis, trên tay cầm khẩu súng ngắn Remington 870 đã cưa nòng, mặc áo sơ mi ngắn tay và quần dài, đã bắn gục nạn nhân đầu tiên của mình. Continue reading “16/09/2013: Tay súng giết 12 người trong vụ thảm sát tại Navy Yard”

16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma

Nguồn: Settlers race to claim land in Oklahoma, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1893, cuộc chạy đua lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu với hơn 100.000 người đổ về Dải Cherokee của Oklahoma để giành giật những mảnh đất quý giá từng thuộc về người Mỹ bản địa. Sau khi phát súng hiệu vang lên, cuộc đua điên cuồng bắt đầu. Dùng ngựa và xe kéo, những người tiên phong nóng lòng muốn chiếm đất đã tiến về phía trước để đánh dấu quyền sở hữu đối với những mẫu đất tốt nhất.

Trớ trêu là không lâu trước đó, chính vùng đất này từng bị xem là sa mạc vô giá trị. Những nhà thám hiểm đầu tiên của Oklahoma tin rằng lãnh thổ này quá khô cằn và ít cây để người da trắng có thể định cư, song một số lại cho rằng đây có thể là một nơi hoàn hảo để tái định cư người da đỏ khi các vùng đất trù phú, màu mỡ của họ ở vùng Đông Nam đang ngày càng bị người da trắng dòm ngó. Continue reading “16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma”

16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp

Nguồn: Gandhi begins fast in protest of caste separation, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1932, trong phòng giam của mình tại Nhà tù Yerwada gần Bombay, Mohandas Karamchand Gandhi bắt đầu tuyệt thực để phản đối quyết định của chính phủ Anh phân biệt hệ thống bầu cử Ấn Độ dựa theo đẳng cấp.

Là một nhà lãnh đạo trong chiến dịch của người Ấn Độ nhằm giành quyền tự trị, Gandhi đã dành cả cuộc đời để truyền bá phong trào phản kháng thụ động của riêng mình trên khắp Ấn Độ và thế giới. Đến năm 1920, khái niệm của ông về Satyagraha (hay “chấp trì chân lý”) đã khiến Gandhi trở thành một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với hàng triệu môn đồ. Bị chính quyền Anh bỏ tù từ năm 1922-24, ông rút khỏi hoạt động chính trị một thời gian trong những năm 1920, nhưng năm 1930 ông đã trở lại với một chiến dịch bất tuân dân sự mới. Continue reading “16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”