Báo cáo thường niên 2020 và Kêu gọi tài trợ năm 2021

Print Friendly, PDF & Email

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Báo cáo thường niên 2020 (PDF)

II. Hoạt động năm 2020

Trong năm 2020, Dự án xuất bản tổng cộng 960 bài so với 822 bài năm 2019, đạt trung bình 2,73 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 6,85 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả.

Danh sách 25 bài xuất bản trong năm 2020 được đọc nhiều nhất

    1. Phải coi chừng tình hình Biển Đông!
    2. Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13
    3. Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc
    4. Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay
    5. Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông
    6. Liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13?
    7. Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?
    8. Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ
    9. Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam
    10. Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?
    11. Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam
    12. Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc
    13. Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?
    14. Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi
    15. Một số bài trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc của ông Vũ Cao Phan
    16. Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ
    17. Việt Nam học được gì từ sai lầm chống COVID-19 của Trung Quốc?
    18. Tại sao đại dịch kiểu cúm Tây Ban Nha sẽ không lặp lại?
    19. Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur
    20. Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam
    21. Quãng thời gian tự cách ly huyền thoại của Issac Newton
    22. Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật
    23. Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?
    24. Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ
    25. Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV

Trang Facebook của Dự án cũng thu hút ngày càng nhiều người theo dõi, với số followers tới cuối năm 2020 đạt hơn 49.500 người, so với 46.700  người vào cuối năm 2019.

Về nhân sự, dự án có một thay đổi trong năm 2020. CTV Trần Mẫn Linh tạm nghỉ (từ tháng 9/2020), đồng thời dự án chào đón một cộng tác viên mới là bạn Nguyễn Thanh Hải.

Về kỹ thuật, dự án tiếp tục duy trì hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn trong hầu như suốt cả năm. Tuy nhiên, chi phí duy trì server tăng từ 40 USD/tháng lên 42,8 USD/tháng do nhà cung cấp dịch vụ tính thuế VAT (2,8 USD/tháng).

III. Phương hướng hoạt động năm 2021

Trong năm 2021, Dự án dự kiến duy trì số lượng bài đăng tương đương năm 2020. Ngoài ra Dự án cũng sẽ nỗ lực tìm nguồn bài dịch để duy trì các chuyên mục cũ, đồng thời xem xét khả năng mở thêm các chuyên mục mới khi điều kiện cho phép.

Dự kiến trong thời gian tới, Dự án sẽ cho biên dịch cuốn Từ điển thuật ngữ Ngoại giao của G. R. Berridge và Alan James và sẽ cho xuất bản dần trong năm.

Trong năm 2021, để tiết kiệm chi phí, Dự án sẽ ngừng thuê bao đối với Project Syndicate (hiện tại mức phí là 300USD/năm) do gần đây Project Syndicate có ít bài phù hợp với trang. Tuy nhiên, trang sẽ tiếp tục duy trì thuê bao đối với The Economist vì ngoài các bài phân tích, The Economist còn là nguồn để trang thực hiện chuyên mục Thế giới hôm nay.

IV. Tài chính năm 2020

1. Thu

Trong năm 2020, Dự án có ngân sách hoạt động ban đầu là số tiền 64.483.704 VNĐ từ ngân sách năm 2019 chuyển sang.

Nguồn thu của Dự án trong năm chủ yếu đến từ đóng góp của các nhà tài trợ, gồm: 550 USD; 709,08 SGD, và 108.722.000 VNĐ. Đặc biệt, Dự án nhận nhận được khoản tài trợ từ một độc giả trị giá 50 triệu đồng.

Chúng tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ quý giá của các nhà tài trợ trong suốt thời gian qua. Sự hỗ trợ này giúp chúng tôi duy trì hoạt động thường xuyên, đảm bảo chất lượng của dự án mà không phải sử dụng đến các kênh quảng cáo, vốn có thể ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm của bạn đọc.

Sau khi quy đổi các khoản ngoại tệ ra VNĐ theo tỉ giá ngày 31/12/2020, số tiền tài trợ Dự án nhận được trong năm 2020 tương đương 133.451.091 VNĐ.

Danh sách chi tiết các nhà tài trợ xin xem ở Phụ lục II.

Như vậy trong năm 2020, Dự án có ngân sách hoạt động là 64.483.704 + 133.451.091  = 197.934.795 VNĐ.

2. Chi

Trong năm 2020, Dự án có bốn khoản chi chính:

    1. Chi trả chi phí duy trì server: 513,6 USD/năm
    2. Chi phí duy trì 3 tên miền (.net, .org, .com): 59,37 USD
    3. Chi trả phí thuê bao: Project Syndicate: 300 USD/năm; The Economist 535,3 SGD/năm
    4. Tiền bồi dưỡng cộng tác viên:
    • Mức 1: 15 triệu đồng dành cho Biên tập viên nòng cốt, hoặc Cộng tác viên đóng góp nhiều bài viết giá trị, thu hút sự quan tâm và lượt đọc lớn từ độc giả, đã cộng tác thường xuyên trong suốt cả năm

                Số lượng: 4

    • Mức 2: từ 4 đến 10 triệu đồng, dành cho Cộng tác viên thường xuyên, tùy thuộc vào thời gian đóng góp trong năm

                Số lượng: 3

Tổng cộng trong năm 2020, Dự án đã chi tổng cộng số tiền bồi dưỡng 80 triệu đồng cho 7 Cộng tác viên nòng cốt (Xem Phụ lục III).

Như vậy, trong năm qua Dự án đã chi 872,97 USD, 535,3 SGD, và 80 triệu VNĐ. Sau khi quy đổi theo tỉ giá ngày 31/12/2020, số chi tổng cộng của Dự án trong năm 2020  tương đương 109.199.369 VNĐ.

Đến hết ngày 31/12/2020, số dư ngân sách của Dự án tương đương 88.735.427 VNĐ.

Bảng cân đối các khoản thu chi xin xem ở Phụ lục I.

3. Dự kiến thu chi năm 2021

Trong năm 2021, ngoài các khoản chi thường xuyên nhằm duy trì hạ tầng trang web và chi trả phí bản quyền, Dự án dự kiến sẽ tiếp tục bồi dưỡng cho các Biên tập viên và Cộng tác viên nòng cốt với mức chi dự kiến tương đương năm vừa qua. Ngoài ra, Dự án cũng sẽ xem xét chi trả phí bồi dưỡng/ nhuận bút cho một số cộng tác viên có nhiều bài dịch/ bài viết tốt nếu điều kiện ngân sách cho phép.

Về lâu dài, đây sẽ là khoản chi lớn nhất của Dự án, nhưng cũng là điều mà Dự án mong muốn thực hiện để có thể duy trì được một đội ngũ Cộng tác viên và Biên tập viên nhiệt tình và có năng lực, đảm bảo sự phát triển bền vững của Dự án.

Vì vậy Dự án hi vọng có thể tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đóng góp của quý độc giả quan tâm để  Dự án có thể thực hiện được mục tiêu này. Thông tin về cách tài trợ cho Dự án xin xem ở Phụ lục IV.

Thay mặt Dự án Nghiên cứu Quốc tế

Lê Hồng Hiệp


CÁCH TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN

1.       Qua Paypal

Tài khoản: [email protected]

2.       Chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Lê Hồng Hiệp

Số tài khoản: 13510000242497

Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Gia Định, TPHCM

Trong phần ghi chú giao dịch, Quý vị vui lòng ghi theo cú pháp: “NCQT Tên người gửi Email liên lạc” để chúng tôi có thể gửi email xác nhận, cảm ơn và gửi báo cáo tài chính thường niên.

Ví dụ: NCQT Nguyen Van A nguyenvana email.com

Xin trân trọng cám ơn sự quan tâm và ủng hộ của Quý vị!