27/09/1854: Chìm tàu Arctic, 322 người chết

Nguồn: Ships collide off Newfoundland, killing 322, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1854, sương mù đột ngột và dày đặc đã khiến hai con tàu va vào nhau, giết chết 322 người ở ngoài khơi Newfoundland.

Arctic là một con tàu hạng sang, được đóng vào năm 1850, chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Vỏ tàu bằng gỗ và có thể đạt tốc độ lên đến 13 hải lý/giờ, một tốc độ ấn tượng vào thời điểm đó. Ngày 20/09, Arctic rời Liverpool, Anh, lên đường đến Bắc Mỹ. Bảy ngày sau, khi con tàu đến gần bờ biển Newfoundland, trời bất ngờ chuyển sương mù dày đặc. Thật không may, thuyền trưởng của con tàu, James Luce, đã không tuân thủ các biện pháp an toàn thông thường để đối phó với sương mù – ông đã không giảm tốc độ, không bấm còi tàu và cũng không bổ sung thêm người canh gác. Continue reading “27/09/1854: Chìm tàu Arctic, 322 người chết”

Thế giới hôm nay: 27/09/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đồng bảng Anh tăng nhẹ so với đồng đô la sau khi Ngân hàng Trung ương Anh cam kết “không ngần ngại thay đổi lãi suất.” Hiện đồng bảng Anh đã tăng lên từ mức thấp 1,04 bảng đổi 1 đô la của đầu ngày thứ Hai. Việc đồng bảng sụt giá đợt này là do gói cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử 50 năm qua của Anh do tân bộ trưởng tài chính Kwasi Kwarteng công bố hôm thứ Sáu. Trong một diễn biến khác, bộ tài chính cho biết sẽ đặt ra các kế hoạch xử lý nợ trong tháng 11.

Biểu tình phản đối lệnh động viên của Vladimir Putin tiếp tục diễn ra ở nước cộng hòa Dagestan thuộc Nga, nơi đã cung cấp một lượng lớn binh sĩ tham chiến ở Ukraine. Còn tại đông nam Siberia, một người đàn ông đã bị bắt giữ vì bắn và làm trọng thương một nhân viên của văn phòng quân dịch Irkutsk, trong bối cảnh nhiều vụ tấn công tương tự trên khắp đất nước. Hơn 2.000 người đã bị bắt vì tham gia biểu tình phản đối lệnh động viên, theo nhóm nhân quyền OVD-Info. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2022”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1`

vị HOÀNG ĐẾ không quần áo

Hệ thống chính trị càng tập trung vào một lãnh đạo duy nhất thì càng phải lưu tâm đến những thiếu sót và tính cách khác thường của nhà lãnh đạo đó. Trong trường hợp của Tập, nhà lãnh đạo là người không thích bị chỉ trích, cố chấp và độc tài.

Tính cách này đã hiện rõ ngay từ trước khi ông nhậm chức chủ tịch nước. Năm 2008, Tập trở thành Hiệu trưởng của Trường Đảng Trung ương, nơi tôi giảng dạy. Một năm sau đó, trong một cuộc họp cấp khoa, hiệu phó nhà trường đã chuyển lời đe dọa của Tập tới các giảng viên, rằng ông sẽ “không bao giờ cho phép họ vừa ăn từ bát cơm của đảng, vừa cố gắng đập vỡ nồi cơm của đảng” – nghĩa là nhận lương từ chính phủ trong khi vẫn âm thầm chỉ trích hệ thống. Tức giận trước quan điểm ngớ ngẩn của Tập rằng ĐCSTQ mới là người đóng góp cho ngân sách nhà nước, chứ không phải những người dân đóng thuế, từ chỗ ngồi của mình, tôi đã hỏi vặn lại thật to, “Thế còn đảng ăn từ bát cơm của ai? Đảng ăn từ bát cơm của dân nhưng ngày nào cũng đập nồi cơm của họ.” Đã không ai báo cáo tôi, vì các đồng nghiệp cũng đồng ý với tôi. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)”